Họa trung hữu phúc, phúc trung hữu họa.

Thứ ba - 03/01/2017 04:52

Họa trung hữu phúc, phúc trung hữu họa.

Ngày xưa có một ông vua có rất nhiều cận thần thân tín. Tuy nhiên ông ta tỏ ra đặc biệt yêu mến một người trong số họ bởi người này rất thông minh, giỏi giang và luôn luôn đưa ra những lời khuyên hữu ích.
Một ngày nọ, nhà vua bị một con chó cắn vào ngón tay và vết thương ngày càng trở nên trầm trọng. Nhà vua liền hỏi người cận thần rằng đó có phải một điềm xấu hay không. Người cận thần trả lời: “Đó là điều tốt hay xấu thì khó mà có thể nói trước được, thưa đức vua”.
Cuối cùng, ngón tay của nhà vua bị hoại tử nặng và cần phải cắt bỏ. Nhà vua liền hỏi lại người cận thần: “Hẳn đây là một điềm xấu?”.
 
Một lần nữa, người cận thần vẫn trả lời như cũ: “Tốt hay xấu rất khó để nói, thưa đức vua”. Nhà vua tức giận tống giam người cận thần của mình.
Vào một ngày nhà vua đi săn trong rừng. Ông khấp khởi mừng thầm khi mải mê đuổi theo một con nai rồi ngày càng dấn sâu hơn vào rừng rậm. Cuối cùng nhà vua nhận thấy mình bị lạc. Điều tồi tệ hơn là ông bị thổ dân bắt lại làm vật tế thần. Nhưng họ bất ngờ nhận ra rằng nhà vua thiếu mất một ngón tayNgay lập tức họ thả nhà vua ra vì ông ta không phải là một người đàn ông hoàn hảo và không phù hợp để dâng cúng - Tế Thần.
 
Sau đó nhà vua đã tìm được đường về cung điện. Nhà vua hiểu ra lời nói của người cận thần năm xưa:
“Tốt hay xấu thì khó mà có thể nói trước được”. Nếu không bị mất một ngón tay, nhà vua có thể đã bị giết.
Ngay lập tức, nhà vua truyền lệnh thả người cận thần của mình và xin lỗi anh ta. Nhưng người cận thần không có vẻ gì oán trách nhà vua khi bị tù đày. Trái lại, người cận thần nói: “Đó không hẳn là điều tồi tệ khi đức vua giam thần lại”.
“Tại sao?”, nhà vua hỏi.
“Bởi nếu đức vua không giam thần lại, thần sẽ được đi theo trong chuyến đi săn. Nếu người dân bản địa nhận ra rằng nhà vua không thích hợp cho việc cúng tế, họ sẽ sử dụng thần để dâng lên vị thần của họ”.
 
Đôi khi chúng ta luôn cảm thấy thất vọng, đau buồn khi mọi thứ không suôn sẻ như mong đợi. Cũng có khi cảm giác như cả thế giới đang sụp đổ. Khi điều đó xảy ra, không có gì là sai khi chúng ta khóc hoặc cảm thấy thất vọng. Nhưng một khi bạn bình tĩnh và kiểm soát bản thân trở lại, hãy thử nhìn chúng dưới một góc độ khác, có thể bạn sẽ nhận ra rằng chúng không tồi tệ như bạn nghĩ và đôi khi là cơ hội để bạn có được điều tốt hơn.
 
Có những điều tưởng chừng như thuận lợi ban đầu lại có kết thúc tồi tệ và ngược lại.
Không có gì thực sự xác định được là xấu hay tốt. Hay chăng chỉ là vấn đề mà chúng ta nhìn nó theo chiều hướng tích cực hay bi quan mà thôi.
 
Nói cách khác, trong cái rủi có cái may, và điều quan trọng nhất là không bao giờ được từ bỏ hy vọng. Vì nơi nào có sự sống, nơi đó có hy vọng (Whe-re there's life, there's hope). Thế giới này vẫn luôn có một nơi tốt đẹp và cuộc sống vẫn muôn màu.
 
 

Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín

image
 
NHÂN
 
Thời nào cũng vậychữ nhân luôn đặt lên hàng đầu quan trọng hơn cả đã  bao quát đạo làm người.  thờixưa hay thời nay chữ nhân đó vẫn thể hiện trong cách sống của mỗi con ngườiCách đối nhân xử thếtấm lòng của conngười giữa đời thườngcũng như vai trò trách nhiệm của mỗi  nhân trong  hội.
Chữ nhân trong mỗi người không chỉ  một tấm lòngtấm lòng yêu thương con ngườiquê hương đất nước  còn biếtgắn cái riêng của mình vào cái chung của  hội hiện tạivới sự ràng buộc giữa người với ngườibằng những mối liênquan gắn kết.
 
image
 
NGHĨA
 
Muốn thực hành chữ nghĩathì phải noi theo câu: “Kỷ sở bất dục vật thi ư nhơn”. Những việc  ta chẳng muốn ai làmcho ta chịu đau khổ thảm sầu thì ta không nên đem các điều ấy  làm cho người khácmới  trọn nghĩa.
Chữ nghĩa bao hàm rất lớn thay. Như  nghĩa cha con, nghĩa thầy trònghĩa chồng vợnghĩa anh em cốt nhục đồng-bàonghĩa bằng hữu chi giaoấy  ngũ-luân chi đạoMọi sự đều phải  nghĩathì mới đủ tư-cách làm người cao trọng.
Chữ nhân  chữ nghĩa thường đi đôi với nhaucho nên trong Kinh Sám Hối  4 câu dạy rằng:
 
Làm người nhân-nghĩa xử xong,
Rủi cho gặp lúc long-đong chẳng sờn.
Làm người nhân-nghĩa giữ tròn,
Muôn năm bóng khuất tiếng còn bay xa.
 
Nghĩa ở đây thể hiện vai tròtrách nhiệm của con người với ngườigiữa người với đờivới  hội hiện tại. Sống ở đờicần  một trách nhiệm với đờicũng chính  vậy  cần  nghĩasống  trách nhiệm với quê hương đất nướcvớigia đìnhvới anh em bằng hữu cũng  nghĩa. Biết trả ơn khi mình đã nhận được những điều may mắn trong cuộc sống –đó cũng  nghĩaTại sao  nhiều người luôn biết quan tâm giúp đỡ mọi người trong  hộilàm từ thiện tri ân với đờicũng  họ sống  nghĩa với đờivới cuộc sống hiện tạihọ biết cho khi đã nhận.
Nghĩa cũng  sống cho mọi người chứ không chỉ sống cho riêng  nhân mình.
 
LỄ
 
image
 
Xem qua cách hành xửứng xử cùng với những nghi thứclễ nghi đúng thủ tụchợp lòng người trong cuộc sống đươngthời  qua đó  hội đánh giá đến sự hiểu biết của một  nhânphải đạo với trời đấthợp đạo với đời.
Con người  thể sống cao thượngphẩm giá được tôn quí  do nơi biết giữ lễcòn bị tội lỗi làm mất tư-cách con người,thiên-hạ chê bai khinh bỉ nhục-nhã do nơi thất lễ.
Nếu đánh giá một con ngườimột gia đình  chỉ xét qua cách hành lễ nghi thôi không xét về nghĩa thì quả  thiếu sót.Bởi  nhiều người trong  hội hàng ngày hành sự  thừa lễ nghi nhưng nghĩa thì lại thiếu.
 
TRÍ
 
image
 
Nếu muốn làm được việc nghĩa thì phải  tríphải  một sự hiểu biết nhất định ở  hội.  nhân nghĩa  không trí thì chẳng khác nào một người lính ra trận chỉ  áo giáp  không  gươmđaochỉ bảo vệ được mình  khôngbảo  được người khác. Sống ở đời nếu chỉ sống cho riêng ta thì đơn giản quá muốn giúp đỡ được người khác tấtmình phải  tài hiểu biết.
 
Trí  một sự hiểu biếtngười không tríkhông hiểu biết thì quả  một thiệt thòi lớn thể nói người không trí không làmđược  cả. Nếu như ngày xưa đánh giá chữ trí của một con người qua sự hiểu biết về đạo quân tửtriết  Khổng giáo,Lão giáo hay Phật giáo thì ngày nay ngoài sự hiểu biết về lĩnh vực văn hóa  hộitriết học thì cần  một sự hiểu biết vềkhoa học tự nhiênbước sang thế kỷ XXI, với cuộc sống hiện đạithông tin chóng mặt thì điều đó  cần thiếtHiểu biếtnhiều  thể làm được nhiều việc  ích với đời nếu người đó  nhân nghĩa trong tâm.
 
 
TÍN
 
Chữ tín  bằng hữu của uy tínthủy chung trước sau như mộtkhông thay lòng đổi dạ hứa hẹn một việc nhỏ cũngchẳng sai lờimới gọi  người biết giữ uy tín.
Chữ tín trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng thời xưa hay thời nay thì sống ở đời mọi người cũng cần  mộtuy tín nhất định trong quan hệ với mọi người xung quanh. Thời xưa cái uy tín với bạn  luôn được đánh giá caouy tínđó sẽ gây dựng được lòng tin, mọi người tin tưởng sẽ dễ dàng được mọi người giúp đỡ trong cuộc sốngNói thì phảilàmsống trung thực với mọi ngườivới bản thân.
 
image
 
Ngày nay cũng vậy cho  anh  tài nhưng không  được uy tín thì cũng chẳng ai theomuốn được người khác giúpđỡ thì bản thân mình phải giữ được lòng tin trước mọi ngườichưa nói đến trong quan hệ làm ăn ở  hộichữ tín cái uytín trong công việc luôn đặt lên hàng đầuquyết định đến sự thành công.
Nói chungNhân Nghĩa Lễ Trí Tín luôn  sự gắn kết với nhaulàm con người  thiếu đi một cũng không đượcNhưbài thơ sau:
 
Người không  Nhân thì sẽ thành kẻ độc ác.
Người không  Nghĩa thì sẽ thành kẻ bội bạc.
Người không  Lễ thì sẽ thành kẻ  phép.
Người không  Trí thì sẽ thành kẻ ngu ngốc.
                                                     Người không  Tín thì sẽ thành kẻ giả dối.
 

Tác giả bài viết: Lê Nguyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập92
  • Hôm nay11,332
  • Tháng hiện tại153,936
  • Tổng lượt truy cập35,420,217
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây