BA báu vật

Thứ tư - 09/11/2016 09:38

BA báu vật

Ngày xưa có ông vua nước lớn muốn thôn tính một nước láng giềng bé nhỏ, nên ông tìm cách dò xét nước này. Nhà vua sai sứ giả gởi đến vị vua của nước láng giềng ba pho tượng hoàn toàn giống nhau về cả chất liệu lẫn mẫu mã, và gởi kèm theo ba pho tượng một bức thư
Ngày xưa có ông vua nước lớn muốn thôn tính một nước láng giềng bé nhỏ, nên ông tìm cách dò xét nước này. Nhà vua sai sứ giả gởi đến vị vua của nước láng giềng ba pho tượng hoàn toàn giống nhau về cả chất liệu lẫn mẫu mã, và gởi kèm theo ba pho tượng một bức thư. Bức thư ấy có nội dung đại ý như sau: “Một trong ba pho tượng này là ‘báu vật‘. Sau một tuần trăng từ khi chúng tôi gởi tặng quý quốc, xin quý quốc vui lòng cho biết đó là pho tượng nào”.
 
Vua nước nhỏ sau khi nhận được món quà đó thì vô cùng lo lắng. Nhà vua hiểu được ý đồ gây hấn của vua nước lớn. Không giải đáp được câu hỏi trên sẽ có cớ cho nước lớn gây chiến và cũng là điều nhục quốc thể. Vua cho triệu tập quần thần văn võ để xem ai tìm ra được lời giải đáp, nhưng không ai giải đáp được. Nhà vua cho rao báo khắp trong dân để tìm người có tài năng giải đáp được câu đố hóc búa này. Gần một tuần trăng lặng lẽ trôi qua, không có ai có thể đem niềm vui đến cho nhà vua !
 
Thế rồi một sáng nọ, một trung thần già nua đi thờ thẩn với nổi buồn mênh mong khi nghĩ đến sự bất lực của triều đình, ông tình cờ gặp một em bé tuổi độ lên mười đang tung tăng trên đường quê. Chú bé gặp ông cúi đầu chào lễ phép, rồi hỏi: “Ông là ông quan phải không?”. “Phải. Ông đáp”. – “Đã có ai giải đáp câu đố về ba pho tượng chưa ông?” . – “Chưa, cháu ạ”. – “Ông dẫn cháu vào gặp vua đi, cháu giải đáp cho !” - “Trời, con muốn rơi đầu à! Con vào triều ăn nói lung tung là tội khi quân, con biết không? Ông dẫn cháu vào cũng phải liên lụy nữa đấy!”. – “Không đâu, cháu giải được mà! Nhà vua sẽ còn ban thưởng cho cả ông nữa đó!”. Vị quan trung thần đã đến nước cùng, đành đánh liều nghe theo chú bé!
Về đến triều, đứng trước bệ rồng, giữa bá quan văn võ, chú bé lấy trong túi áo ra một cọng rơm, rồi cầm lấy pho tượng thứ nhất giơ lên cao, chú lấy cọng rơm đút vào lỗ tai phía bên này của pho tượng, cọng rơm xuyên qua lỗ tay phía bên kia. Chú bé nói. “Pho tượng này tượng trưng cho người không muốn nghe, nên hễ nghe lỗ tay bên này, thì chạy tót qua lỗ tay bên kia. Chẳng để tâm gì suy nghĩ gì đến điều đã nghe. Nên pho tượng này là pho tượng rất tầm thường, không có giá trị gì! ”
 
Đứa bé cầm lấy pho tượng thứ hai, nó cũng làm một động tác như vậy. Nhưng lần này, cọng rơm từ lỗ tai bên này lại trổ ra ở cửa miệng. Chú bé nói:  - “Pho tượng này tượng trưng cho hạng người hễ nghe được gì thì xì ra ngoài miệng hết. Chẳng để tâm suy nghĩ gì, và chẳng biết giữ điều gì kín đáo! Nên pho tượng này cũng rất tầm thường, không có gì đáng quý”
 
Sau cùng, chú bé cầm lấy pho tượng thứ ba, nó cũng bắt đầu bằng một động tác y như hai pho tượng trước. Nhưng lần này, cọng rơm không có lồi ra. Đứa bé cố đẩy mạnh cọng rơm vào, nhưng nó vẫn không thấy nó ra ngỏ nào. Chú bé thong thả nói “Pho tượng này tượng trưng cho hạng người luôn biết lắng nghe và biết cất giữ trong lòng để suy nghĩ những gì mình nghe được. Pho tượng này chính là ‘Báu Vật‘, muôn tâu bệ hạ! ”.
Vua nước lớn nghe được lời giải đáp của vua nước nhỏ, thì vô cùng kính nể. Ông nói với các quan trong triều: “Nước họ có người thông minh tài giỏi như vậy, hẳn nước họ là nước mạnh mẽ, hưng thịnh, ta nên giao hoà với họ chứ không nên giao chiến”. (nguồn:canhdongtruyengiao.net) .
 

Tác giả bài viết: vanthanhng1180@yahoo.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập27
  • Hôm nay15,643
  • Tháng hiện tại336,132
  • Tổng lượt truy cập35,982,477
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây