Christianne và Jeremy Green đến từ Herriman, Utah đã nhận nuôi Sophi cùng với một bé gái tên Lexie đến từ Trung Quốc. Cả hai cô bé đều bị tàn tật nặng, trong khi Sophi không có tay và khả năng đi lại hạn chế thì Lexie đã bị mù.
Ban đầu, vợ chồng Green chỉ nghĩ rằng họ sẽ nhận nuôi Lexie, nhưng sau khi nhìn thấy bức hình của Sophi, họ biết rằng họ cần có cả hai cô bé này trong gia đình của mình.
Mặc dù, chính quyền Trung Quốc thường không cho phép các ông bố bà mẹ nhận nhiều hơn một người con nuôi, nhưng trường hợp vợ chồng nhà Green được đặc cách vì cả hai bé gái đều bị tàn tật.
Bây giờ, Lexie đã 11 tuổi và Sophi 7 tuổi. Đã từ lâu, vợ chồng Greens rất ngạc nhiên trước khả năng sử dụng bàn chân của Sophi trong sinh hoạt hàng ngày như ăn và uống. Christianne nhớ lại:
“Tôi nhớ khi chúng tôi nhận nuôi con bé và lần đầu tiên tôi đưa cho con bé một chiếc kem ốc quế...Tôi sẵn sàng để bón cho con bé ăn”, nhưng Sophi đã giơ đôi bàn chân nhỏ của mình ra đón lấy cây kem và tự mình ăn mà không cần đến sự giúp đỡ. “Chúng tôi đã rất ngạc nhiên và biết rằng con bé có thể tự làm bất kỳ điều gì”.
Giờ đây, Sophi đã lớn và việc sử dụng bàn chân và ngón chân trở nên khéo và thành thục hơn. Em có thể dùng dao, nĩa và đũa. Không những thế Sophi cũng có thể cầm bút, đánh răng và đi xe đạp.
Jeremy nói: “Con bé thật tuyệt vời làm sao khi đã học cách để thích nghi, mọi người thường hỏi tôi, ‘Làm thế nào tôi đã giúp con bé rèn luyện đôi chân của mình?’ Câu trả lời là chúng tôi không dạy con bé điều gì cả.
Con bé đã học cách thích nghi bằng nhiều cách. Con bé viết rất tốt bằng ngón chân của mình. Con bé có thể tự chải răng, gội đầu và chải tóc”.
Niềm đam mê lớn nhất của cô bé là múa. Sophi học múa ba-lê, nhưng sau đó dừng lại vì cảm thấy buồn khi không thể tham gia các lớp học vũ múa cánh tay. Hiện tại, em đang học bài học một – một – một – một từ một giáo viên dạy nhảy. Em cũng thích tự làm những việc riêng khi anh trai của em, Conor 15 tuổi chơi đàn.
Vì bị mắc chứng bệnh rối loạn ở chân nên việc đi lại của Sophi trở nên khó khăn hơn – chân phải của em bị yếu do thiếu xương. Em không có khả năng đi lại, bố mẹ em từng tự hỏi liệu cuộc đời của em có bị “giam chặt” trên chiếc xe lăn. Sophi bắt đầu học cách tự di chuyển bằng một chiếc xe lăn có bộ máy điều khiển bằng cằm, nhưng sau đó em đã quyết tâm đi bộ, Sophi vượt qua được trở ngại, mặc dù việc giữ thăng bằng của em vẫn bị ảnh hưởng.
Ngã cũng là một vấn đề đáng lo ngại với Sophie, em không có bất kỳ vũ khí nào để chống đỡ, và đơn giản chỉ là em cần học cách đối mặt với những vết bầm tím.
Có lẽ, khó khăn lớn nhất đối với Sophi không phải là thân thể mà là em dễ xúc động. Đôi khi, phải đối mặt với những cái nhìn lúng túng và những câu hỏi như “Tại sao bạn lại không có cánh tay?”, Sophi cảm thấy rất buồn. Từng có lần bạn học hỏi em câu này, em đã khóc rất nhiều và sợ phải trở lại lớp học.
“Chúng tôi đã dạy con bé hãy trả lời vui vẻ và sáng tạo nếu gặp tình huống không vui”, Christianne kể lại.
“Một vài câu hỏi con bé hay gặp là ‘Tại sao bạn lại không có cánh tay’ và đôi khi con bé sẽ trả lời là ‘Tôi đã chôn chúng’ hay ‘Một con cá mập đã ăn” và chúng lại cười ồ lên”.
Tuy nhiên, điều đó vẫn khiến Sophi cảm thấy phiền lòng, dù em đang cố học cách vượt qua. Mẹ em kể lại: “Khi mọi người nói những điều gây tổn thương hoặc nhìn chằm chằm hồi lâu, con bé trở nên khó thở và bắt đầu rơm rớm nước mắt nói rằng: ‘Con muốn có thể làm việc như những bạn nhỏ khác’”.
Thời gian trôi đi, em càng ngày trở nên tự tin hơn và không để nỗi buồn làm phiền mình nhiều thêm nữa.
“Con bé là niềm vui. Con bé rất gan dạ và can đảm. Con bé cũng ngọt ngào, chu đáo và tử tế. Thành thật, con bé đúng là một thiên thần nhỏ hoàn hảo”.
Sophi nói rằng em muốn truyền cảm hứng của mình cho nhiều người khác – những người không có tay và bị khuyết tật, tinh thần vượt qua những thách thức trong cuộc sống. Em nói: “Đừng để bất kỳ ai ngăn cản bạn điều bạn thật sự yêu thích”.
Tác giả bài viết: Thanh Thanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn