Rời Hollywood tới Nam Vang, tìm thấy trái tim mình

Thứ hai - 22/05/2017 23:47

Rời Hollywood tới Nam Vang, tìm thấy trái tim mình

Câu chuyện khá cảm động về một người từng một thời rất quyền lực trong làng phim ảnh Hoa Kỳ, đã từ bỏ đời sống sang giàu, đầy tiện nghi để đến Cam Bốt làm từ thiện giúp trẻ em nghèo. Những người như ông thật hiếm có, đáng cho chúng ta cảm phục. Những người này với tấm lòng bác ái, vị tha đã không quản ngại xa xôi, đến những vùng hẻo lánh cứu giúp những kẻ cùng khổ khác màu da, khác chủng tộc.
 
Scott Neeson đã tìm thấy trái tim của anh - và kho tàng chân thực của đời sống - trong một bãi rác ở Nam Vang. Phóng viên Lindsay Kyte kể về người sáng lập ra Cambodian Children's Fund (viết tắt CCF - Quỹ Trẻ Em Cam Bốt)
Từ bỏ vị trí của một người rất quyền lực trong làng phim ảnh Hoa Kỳ để tới Cam Bốt làm từ thiện giúp trẻ em nghèo:Ban đầu, chỉ vì đam mê muốn tìm hiểu về các đền đài Phật giáo, nhưng những câu chuyện đời thực đã xảy ra, thoạt nghe như cổ tích… Phóng viên Lindsay Kyte kể lại chuyện này trên tạp chí Phật Giáo Lion’s Roar qua bài viết ngày 16 Tháng Ba 2017 tựa đề “How a Hollywood Mogul Found True Happiness”- Cách Nào Một Người Quyền Lực ở Hollywood Ðã Tìm Thấy Hạnh Phúc Chân Thực. Bản Việt dịch toàn văn dưới đây (Nguyên Giác)
Một thời xa xưa, Scott Neeson đã sống một cuộc đời Hollywood. Anh nói, “Tôi lúc đó là chủ tịch công ty Twentieth Century Fox International và vừa ký nhận khởi đầu một việc mới ở công ty Sony Pictures International. Thế rồi tôi để ra 5 tuần nghỉ ngơi để tạm khuây khỏa vì đã quá chìm đắm trong thế giới phim ảnh.”
Neeson có một đam mê về các đền đài Phật Giáo, đã từng đi một vòng Ðông Nam Á và Ấn Ðộ. Tuy nhiên những gì anh trải qua lần này lại không phải là sự bình an như anh đã hình dung trước đó: Trong khi ở Cam Bốt, anh quyết định một điều bất thường. Neeson kể, “Khi đến Nam Vang, tôi yêu cầu được xem cảnh nghèo nhất ở nước này. Người ta dẫn tôi tới Stung Meanchey, một bãi rác sâu một trăm yards (91.4 mét) trên diện tích 25 acres (101,171.4 mét vuông, tức 10.1 hectares).” Ðứng nơi đó, Neeson bỗng thấy anh thay đổi mọi thứ. “Hơn 1, 500 trẻ em đang moi, lượm từ bãi rác. Lúc đó độ nóng là 130 độ Fahrenheit (= 54.4 độ Celsius). Ở nhiệt độ ấy rác phân hủy và sinh ra khí methane, trong khi nền đất bãi rác là nham thạch, rác đang âm ỉ cháy. Khi tôi bất cẩn bước đi, bàn chân như bị phỏng, và rác bốc lên mùi hôi kinh khủng.”
Nhiều trẻ em lượm rác nơi đây đã bị ba mẹ chúng bỏ rơi vì không nuôi nổi, vì nợ, vì bệnh, vì nghiện rượu hay vì tái hôn. Neeson cảm thấy một thúc giục mạnh mẽ: Phải giúp đỡ… Nhưng trong thâm tâm anh vẫn vốn thành kiến với các hội từ thiện. Anh giải thích, “Ba điều thường nhất bạn thấy là một, bạn không biết tiền của bạn sẽ đi tới đâu. Bạn luôn luôn nghĩ rằng có ai đó [trong hội từ thiện] lãnh lương nhiều và thực tế chỉ vài xu đến được người cần nhận. Thứ nhì, ở cương vị cá nhân, bạn không thể làm gì ảnh hưởng nhiều đến hệ thống từ thiện. Ngay cả toàn bộ đồng lương của bạn cũng không làm nhúc nhích gì cho xã hội qua hệ thống các hội từ thiện. Thứ ba, nghĩ rằng đây không phải chuyện của bạn: Ngồi tại Hoa Kỳ, bạn cảm thấy như mình đang sống ở một mặt phía bên kia thế giới. Bạn trả thuế, thế rồi tùy chính phủ Mỹ chi ra viện trợ quốc tế thế nào thì tùy họ!”
Và đến lúc ấy Neeson không còn cảm thấy bình yên được nữa: “Tôi thấy không có cách nào khiến những đứa trẻ em này có thể rời bỏ bãi rác. Các em sống nơi đó, và sẽ chết ở đó. Các bà mẹ rồi cũng sẽ tiếp tục sinh con ở nơi đó. Và những đứa trẻ như thế này cứ thế mà tiếp tục sống kiểu địa ngục trần gian như vậy mãi mãi. Ðúng là kinh hoàng. Ðúng là tận thế…”
Một em bé 9 tuổi đi ngang qua Neeson trong tình trạng thê thảm, hình ảnh này làm vỡ tim anh. Anh nói, “Thoạt tiên, tôi không thể nhận ra nó là bé trai hay bé gái, vì em này trùm nhiều lớp vải – những gì thấy được chỉ là đôi mắt của em. Một phần vì phải trùm vải để che hơi nóng, phần nữa cũng vì đó là tất cả áo quần mà em bé có được. Không có chỗ nào để em bé cất giữ bất cứ thứ gì.”
Xuyên qua người thông ngôn, Neeson khám phá thêm là bé gái ấy đang sống cùng với em gái và má của bé. “Qua vài thảo luận và quyết định nhanh chóng, chúng tôi tìm ra một nơi để bé sống và đưa bé vào trường học. Tôi sắp xếp một hệ thống để có thể gửi tiền từ Los Angeles tới mẹ em bé hàng tuần. Tôi đưa đứa con gái nhỏ nhất của bà ta đang bệnh sốt thương hàn vào bệnh viện.”
Neeson thấy rằng những việc như thế khiến anh chỉ mất có 90 phút và tốn $35/tháng. Anh nói, “Trong cương vị cá nhân đơn độc, tôi đã biến đổi sâu sắc số phận của em bé này. Tất cả những thành kiến của tôi về các hội từ thiện tức khắc biến mất. Hoàn toàn không có hướng đi nào khác cho các trẻ này… Riêng cá nhân, tôi là một người đang sống và đang thở, tôi có một ràng buộc duy nhất là thấy được một điều gì đấy cần giải quyết thì bắt tay vào thực hiện liền. Và tôi không thể ngờ rằng một sự kiện đơn giản dễ dàng đến thế mà có thể biến đổi được cả cuộc đời của một em bé!”
Scott Neeson đã về lại Hoa Kỳ để khởi sự việc làm mới. Anh thổ lộ, “Tôi tự hứa rằng tôi sẽ không để rơi vào khủng hoảng cổ điển của một người Los Angeles trung niên: Tôi đã làm việc suốt 26 năm trong làng phim ảnh. Làm việc tận lực để vươn lên, từ vị trí người chiếu máy quay phim trong một rạp hát cho người ngồi trong xe hơi xem. Và dĩ nhiên tôi sẽ không quăng bỏ đi hết mọi thứ đã tạo dựng được.” Nhưng hiện nay nỗi thúc giục muốn giúp thêm trẻ em lại thúc đẩy mạnh thêm. Neeson nói, “Tôi không thể ngưng suy nghĩ về ước muốn giúp đỡ. Năm kế tiếp, mỗi tháng tôi đều tới Cam Bốt để đưa thêm nhiều trẻ em khác nữa vào vòng giúp đỡ của mình, thuê thêm nhân viên từ thiện. Tôi nghĩ là tôi sẽ sống ở 2 thế giới – để ra ba tuần lễ/tháng trong các dự án phim ở Hollywood, nơi tôi bay phi cơ vé hạng nhất, dự các lễ trao giải Oscar, tụ tập thân hữu với tất cả những người nổi tiếng, lãnh lương một triệu đô/năm hay nhiều hơn – và rồi tiếp gửi tiền sang giúp Cam Bốt. Ðiều không dự tính được là cảm xúc đau đớn xẩy đến cho tôi khi di chuyển giữa thế giới sang trọng Hollywood và rồi chỉ trong vòng 24 giờ sau là tôi lại đứng giữa một trong những nơi nghèo nhất, kém vệ sinh nhất thế giới, nơi mà trẻ em và các bà mẹ ngã chết trước mắt bạn chỉ vì thiếu chăm sóc y tế một cách đơn giản nhất!. Hai thế giới ấy hòa nhập với nhau như thế là điều tôi không thể tiếp tục sống nổi nữa.”
Thế rồi, giây phút quyết định của Neeson cũng phải tới. Anh kể tiếp, “Có một nam tài tử nổi tiếng mà tôi đang thương lượng trên đường chúng tôi tới nơi công bố một bộ phim mới. Trong khi anh ta đang tới Tokyo (Nhật Bản) thì tôi đã bay tới Cam Bốt. Một trong các bà cụ lúc đó hốt hoảng dẫn tôi tới gặp 4 trẻ em dưới 10 tuổi. Các em đang hấp hối, không ai có khả năng đưa các em vào bệnh viện. Các em bé này sống bụi đời. Chính tôi cũng luống cuống không biết phải làm gì. Thiệt kinh hoàng. Giây phút đó, điện thoại di động của tôi reng lên. Anh tài tử kia gọi cho biết anh và người quản lý của anh đã xuống sân bay ở Tokyo. Anh ta nổi giận vì chúng tôi đã đưa lên phi cơ riêng của anh ta một vài vật dụng không đúng ý anh. Rồi anh bình tĩnh lại, nói, ‘Ðời tôi không phải để gặp khó khăn thế này.’” “Ðó là điều anh nói với tôi trong khi tôi đang đứng ở Cam Bốt với các trẻ em hấp hối. Ðó là khoảnh khắc bỗng khiến tôi sáng tỏ nhất: Nỗi sợ và những lo lắng về sự kiện rời bỏ hẳn việc làm để sang sống ở Cam Bốt lâu nay quấn quít lấy tôi đột nhiên biến mất ngay. Nó biến hẳn. Không có dấu hiệu nào rõ ràng hơn cho tôi thấy rằng tôi đang đi đúng đường. Nó đã biến đổi toàn bộ cái nhìn của tôi. Trở lại Los Angeles và thứ hai hôm sau, tôi dứt khoát rời bỏ công việc trong làng phim ảnh.” Không phải ai cũng nghĩ rằng đó là lựa chọn đúng. Neeson thổ lộ tiếp, “Phần còn lại của thế giới đã nói rằng tôi khùng rồi, rằng tôi đã và đang có một công việc ai cũng mơ ước mà chưa chắc có được. Còn tôi thì không muốn nữa.”
Neeson bay sang Cam Bốt, khởi sự lập Cambodian Children’s Fund (CCF) vào năm 2004. Hội này làm việc với các cộng đồng nghèo, tập trung quanh bãi rác cũ ở Steung Meanchey để cung cấp các chương trình về giáo dục, lãnh đạo, tiếp cận cộng đồng, chăm sóc y tế, chăm sóc trẻ em, và dạy nghề. Neeson nói, “Tôi đã bán chiếc du thuyền, căn nhà và các xe của tôi. Lúc đầu, anh nghĩ là sẽ đưa 80 trẻ em tới trường. “Bây giờ chúng tôi có 2,200 trẻ em đang đi học.”
Khởi sự tu học Phật pháp cũng không phải là một lựa chọn có tính toán trước của anh: Nó dần dần đến trong khi Neeson sống giữa nền văn hóa Phật Giáo của Cam Bốt. Anh nói, “Càng ở đây lâu, tôi một cách vô thức dần dần trở thành Phật tử nhiều hơn.” Ðiều Neeson biết rõ ngay từ ban đầu là nhằm để tạo ra một biến đổi thật sự có ý nghĩa cho những người chung quanh, anh phải khởi sự bằng cách tự xem xét lại chính mình.
“Tôi yêu thương các em bé này hết mực, yêu thương lớp cha mẹ của những em đã từng bị ba mẹ bỏ rơi lúc họ thơ ấu trong thời Khmer Ðỏ.” Neeson giải thích, nhắc tới một chế độ thống trị từ 1975 tới 1979, trong đó ước tính có khoảng 1.5 triêu tới 3 triệu người Cam Bốt bị giết. Anh nói, “Vâng, những người đó đã học kỹ năng làm ba mẹ, nhưng cũng có nhiều chuyện lạm dụng và nghiện rượu. Do vậy, chính tôi phải trở thành điều mà tôi muốn họ vươn tới. Như thế nghĩa là bảo đảm rằng tôi phải lương thiện ngay ở những gì tôi làm và những gì tôi nói.”
Một phần lớn trong việc tu học Phật pháp của Neeson là vượt thắng tâm phán đoán của chính mình. Anh nói, “Có một khuynh hướng bên thế giới Tây phương là phán đoán người ta qua hành động của họ. Một hôm sự việc xảy ra cho tôi thấy rằng tôi chưa bao giờ ở vào hoàn cảnh của họ. Và tôi thấy rằng cách duy nhất để tiếp tục một cách công bằng là phải ngưng tất cả phán đoán, và phải giải quyết các chuyện xảy ra theo từng ngày.”
Không dễ dàng gì. Neeson nói tiếp, “Tôi thấy một số chuyện lạm dụng kinh hoàng đối với trẻ em. Ðón nhận một trẻ mới, tôi biết được rằng cậu bé này đã trải qua một số thời gian kinh hoàng, y hệt như là tôi đang nhìn thấy một bình nước hay một chiếc ly xinh đẹp bị rạn vỡ như thế. Tôi không làm bể nó, và cũng chẳng nên quan tâm rằng tại sao nó [chiếc bình, chiếc ly] này bể. Vấn đề là làm sao cho nó tốt trở lại, hoặc là làm cho nó mới ra, hay là đưa nó về trạng thái nguyên thủy.
“Chúng tôi cung cấp nền giáo dục để các em sẽ có những khả năng vươn cao hơn. Do vậy nếu các em học và qua được, các em sẽ học qua hết bậc đại học. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các em suốt đường học vấn.” Nhưng Neeson biết rằng để giúp có hiệu quả, thì thường là phải giúp cả gia đình các em. Anh giải thích, “Ngay các em mới 4 hay 5 tuổi cũng đang phải làm việc vì ba mẹ chúng mang nợ hay đang bệnh, các em không có lựa chọn nào khác. Do vậy, chúng tôi làm một chương trình đặc biệt để các gia đình ấy thấy đời sống của họ cải thiện. Như vậy các em mới có tuổi thơ và không lo lắng gì ngoài chuyện học và làm việc cộng đồng. “Chúng tôi giúp các gia đình các em với nhiều phúc lợi khác nhau: Nếu một em đi học, ba mẹ sẽ được chăm sóc y tế miễn phí ở một y viện. Chúng tôi sẽ cung cấp nước sạch tới tận cửa những người bệnh.”
CCF cũng giúp tái tài trợ những người mang nợ: “Một khoản nợ $200 sẽ làm họ phải trả khoảng $1/ngày tới suốt đời họ. Không cách nào thoát nợ. Do vậy, ba mẹ có thể đưa con họ tới trường, và nếu họ không có bạo lực hay lạm dụng chất nghiện, thì chúng tôi sẽ tái tài trợ món nợ cho họ. Và khi nợ trả dứt xong, chúng tôi giúp gia đình đó mở ra một cơ sở kinh doanh nhỏ, hay mua lại mảnh ruộng gia đình của họ.”
CCF làm việc để giúp hồi phục những phần trong văn hóa truyền thống Cam Bốt nguyên đã mất đi khi bị tàn phá bởi chế độ Khmer Ðỏ. Trí tuệ văn hóa đó còn luu giữ nơi những bậc trưởng lão trong xã hội. Neeson nói, “Tôi đã để ra nhiều thời gian với các bà cụ, những người trưởng thành trước thời Kher Ðỏ, những người vẫn còn nhớ về những ngày cũ. Họ là các Phật tử thuần thành. Tôi lắng nghe nói về cuộc đời họ: Họ đã sống trong những điều kiện gian nan – đi ăn xin, tìm cách moi thực phẩm từ rác. Hầu hết họ đã mất con trong những ngày Khmer Ðỏ. “Tôi ngạc nhiên về sức chịu đựng, về khả năng của họ để vượt qua những gì đã xảy ra cho họ. Không cay đắng gì, không thù hận gì như bạn vốn nghĩ. Họ đã rất mực từ bi và bây giờ họ vẫn thế.”
Với tiền riêng, Neeson đã trao tặng các bà cụ tiền và gạo mỗi tuần. Rồi anh quyết định là phải bảo đảm trí tuệ của họ phải truyền xuống các thế hệ trẻ hơn. Anh lập ra chương trình lãnh đạo giới trẻ cộng đồng, cho các em tuổi từ 13 tới 17 một ý thức trách nhiệm, một khả năng nói trước đám đông và một nhiệt tâm nói lên đòi quyền lợi của họ.
Neeson nói, “Chương trình cũng nhằm dạy cách biết thương xót người khác, một khả năng đáng buồn là đang dần thiếu vắng ở nơi đây. Nghèo quá đã làm biến mất lòng thương xót.”
Các trẻ em được dạy thương xót các bà cụ, phải tới chăm sóc các cụ, phải đưa các cụ cơm, thuốc men và các thứ các cụ bà cần tới. Ðiều này cũng khuyến khích tương tác giữa các thế hệ nhằm giúp giới trẻ học các giá trị truyền thống về Phật Giáo, về gia đình và về văn hóa Cam Bốt.
Chăm sóc phụ sản cũng là một ưu tiên của CCF. Neeson nói, “Mới tuần trước, chúng tôi có trường hợp sanh nở thứ một ngàn, và không trường hợp nào tử vong vì thai sản. Trước kia, ở bãi rác này tỉ lệ tử vong vì thai sản là 6% hay 7%. Bây giờ chúng tôi chưa mất đi một bà mẹ nào.” Chương trình chăm sóc phụ sản bao gồm thử máu, đưa các bà cụ tới dạy các bà mẹ về chăm sóc tiền sản và hậu sản, cho giới trẻ cộng đồng trách nhiệm phải báo cáo về bạo lực gia đình. CCF chi trả tiền bệnh viện cho các thai phụ, và các bà mẹ nhận được một “Gói Quà Ðón Mừng Em Bé Ra Ðời”- gồm găng tay, nón, chiếu có thể giặt giũ, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống viêm, một mùng chống muỗi và nhiều thứ khác. Neeson nói, “Rất thực dụng, túi quà đó cho các bà mẹ một ý thức tự hào. Thường một em bé bị xem là một gánh nặng, có thể làm cho gia đình đó phải mang nợ. Bây giờ, có các khóa huấn luyện hậu sản, họ đều khoe các em bé ra rất là hãnh diện. Tôi làm mọi thứ, và rồi chụp hình. Có 165, 000 tấm hình trong máy vi tính của tôi.”
Nhờ hội CCF, 12,000 cư dân trong khu vực Steung Meanchey, hầu hết trẻ em bây giờ ban ngày được vào trường, tỷ lệ vắng mặt thấp nhờ phúc lợi ba mẹ nhận được khi đưa con vào trường. CCF đã xây 400 căn nhà cho các gia đình có cam kết dài hạn là phải buộc con đi học. Neeson nói, “Chúng tôi đã thiết lập những cộng đồng cư dân tốt lành, và nó chiếu sáng ra ngoài. Khi một cộng đồng gồm 15 gia đình giữ chung các giá trị như vậy, những người bên ngoài cộng đồng thấy rằng đó là điều có thể thực hiện tốt được. Chúng tôi không áp đặt giá trị riêng. Chúng tôi không buộc phải kiêng rượu. Chúng tôi chỉ không muốn họ say hàng đêm. Nếu trẻ em tới trường không nghỉ ngày nào, thì chúng tôi chi tiền mua gạo cho gia đình họ trong tháng. Ðó được xem là phúc lợi, nhưng nó là nhân quyền căn bản. Người dân xứng đáng có nước sạch, có đủ thức ăn trên bàn, và có khả năng được chăm sóc y tế.”
Neeson nói, “Chưa bao giờ cung cấp quá ít hay quá nhiều cùng một lúc. Kể như là cá nhân tôi không có gì về tài sản vật chất. Kỳ lạ là tôi không cần gì hết. Ðó là một cảm giác tuyệt vời. Trạng thái ấy khiến bạn tự do tuyệt đối. Bạn không bận tâm gì tới giấc mơ của những người khác, và cũng không thèm muốn gì thêm của cải vật chất.”
Neeson có ước mơ sẽ mở rộng mô hình CCF sang các địa điểm khác, nhưng trái tim và năng lực của anh đã gắn chặt trong cộng đồng này. Anh nói, “Tôi không thể rời các đứa trẻ này, các gia đình này và các bà cụ này.” CCF đã hoạt động như thế được 12 năm.
Còn cái bé gái 9 tuổi đi ngang qua anh trong ngày đầu anh tới bãi rác này? Neeson nói, “Cô ta bắt đầu vào năm thứ ba đại học trong ngành tài chánh và quản trị kinh doanh. Cô ta tự hào và hạnh phúc. Ðã có tới 80% trẻ em nguyên thủy ở đây bây giờ đang học bậc đại học.”
Neeson nói, anh thấy tình yêu chân thực nơi các bãi rác Cam Bốt. Anh nói, “Tôi chưa bao giờ có bất kỳ loại tình yêu sâu thẳm nào. Tôi đã có nhiều dan díu tình cảm ngắn hạn. Tôi đã từng có quyến rũ ở vị trí cấp cao trong làng phim ảnh Hollywood. Ðó là một nếp sống tuyệt vời. Người ta hỏi tôi có tiếc bất cứ gì không. Một cách tuyệt đối. Hấp dẫn kỳ lạ là không bao giờ thèm khát tiền, cần sự chăm sóc y tế tốt nhất, có một xe hơi hiệu Porsche, một thuyền buồm đậu ở bến Marina del Rey (quận Los Angeles, Calif.) và có một ty cảnh sát để nương tựa khi có gì bất trắc, hay một bệnh viện gần đó… Thỉnh thoảng chợt có những nỗi đau khi tôi nhớ như thế, tôi chỉ muốn thư giãn và sống một đời sống tốt. “Nhưng rồi, nhìn chung, tôi không có thay đổi bất cứ gì… Tôi vẫn tự hỏi, ‘Chuyện gì nếu tôi không tới nơi này? Chuyện gì nếu tôi không khám phá nơi này… Và sẽ không có cơ hội biến đổi quá nhiều nếu tôi không sống ở nơi đây?”
Trong buổi sáng tôi [Lindsay Kyte] nói chuyện với anh, và Neeson đã nói hết mọi thứ. Anh thổ lộ “Tôi mới viết một tấm thiệp gửi một trong các trẻ hôm nay, tôi nói là tôi đã có thể rời bỏ Hollywood, rời bỏ tất cả, chỉ để tới riêng với em bé này thôi. Và tôi có ý nói như thế… Có quá nhiều trẻ mà cuộc đời các em đã biến đổi quá nhiều: Các em đang học luật, tâm lý học, kỹ sư ngành giao thông… Và đó là những người trẻ tuyệt vời nhất. Ðó thiệt sự là ơn phước cho tôi.”
Tôi không thể nói với bạn về sự may mắn mà tôi đã có. Một số người sẽ sống trọn đời họ mà không gặp khoảnh khắc thức tỉnh như đã xảy ra cho tôi, khi tôi thoạt tiên thấy các trẻ em ngày đó ở bãi rác Stung Meanchey. Tôi may mắn.”
(Nguồn: Hình ảnh và bản văn gốc ở Lion’s Roar: https://goo.gl/as5cuY; qua chanthienmy@yahoogroups. com)
Câu chuyện khá cảm động về một người từng một thời  rất quyền lực trong làng phim ảnh Hoa Kỳ, đã từ bỏ đời sống sang giàu, đầy tiện nghi để đến Cam Bốt làm từ thiện giúp trẻ em nghèo. Những người như ông thật hiếm có, đáng cho chúng ta cảm phục.  Những người này với tấm lòng bác ái, vị tha đã không quản ngại xa xôi, đến những vùng hẻo lánh cứu giúp những kẻ cùng khổ khác màu da, khác chủng tộc. 

Rời Hollywood tới Nam Vang, tìm thấy trái tim mình.

Lindsay Kyte - Nguyên Giác dịch
 

Scott Neeson đã tìm thấy trái tim của anh - và kho tàng chân thực của đời sống - trong một bãi rác ở Nam Vang. Phóng viên Lindsay Kyte kể về người sáng lập ra Cambodian Children's Fund (viết tắt CCF - Quỹ Trẻ Em Cam Bốt)
Từ bỏ vị trí của một người rất quyền lực trong làng phim ảnh Hoa Kỳ để tới Cam Bốt làm từ thiện giúp trẻ em nghèo:Ban đầu, chỉ vì đam mê muốn tìm hiểu về các đền đài Phật giáo, nhưng những câu chuyện đời thực đã xảy ra, thoạt nghe như cổ tích… Phóng viên Lindsay Kyte kể lại chuyện này trên tạp chí Phật Giáo Lion’s Roar qua bài viết ngày 16 Tháng Ba 2017 tựa đề “How a Hollywood Mogul Found True Happiness”- Cách Nào Một Người Quyền Lực ở Hollywood Ðã Tìm Thấy Hạnh Phúc Chân Thực. Bản Việt dịch toàn văn dưới đây (Nguyên Giác)
Một thời xa xưa, Scott Neeson đã sống một cuộc đời Hollywood. Anh nói, “Tôi lúc đó là chủ tịch công ty Twentieth Century Fox International và vừa ký nhận khởi đầu một việc mới ở công ty Sony Pictures International. Thế rồi tôi để ra 5 tuần nghỉ ngơi để tạm khuây khỏa vì đã quá chìm đắm trong thế giới phim ảnh.”
Neeson có một đam mê về các đền đài Phật Giáo, đã từng đi một vòng Ðông Nam Á và Ấn Ðộ. Tuy nhiên những gì anh trải qua lần này lại không phải là sự bình an như anh đã hình dung trước đó: Trong khi ở Cam Bốt, anh quyết định một điều bất thường. Neeson kể, “Khi đến Nam Vang, tôi yêu cầu được xem cảnh nghèo nhất ở nước này. Người ta dẫn tôi tới Stung Meanchey, một bãi rác sâu một trăm yards (91.4 mét) trên diện tích 25 acres (101,171.4 mét vuông, tức 10.1 hectares).” Ðứng nơi đó, Neeson bỗng thấy anh thay đổi mọi thứ. “Hơn 1, 500 trẻ em đang moi, lượm từ bãi rác. Lúc đó độ nóng là 130 độ Fahrenheit (= 54.4 độ Celsius). Ở nhiệt độ ấy rác phân hủy và sinh ra khí methane, trong khi nền đất bãi rác là nham thạch, rác đang âm ỉ cháy. Khi tôi bất cẩn bước đi, bàn chân như bị phỏng, và rác bốc lên mùi hôi kinh khủng.”
Nhiều trẻ em lượm rác nơi đây đã bị ba mẹ chúng bỏ rơi vì không nuôi nổi, vì nợ, vì bệnh, vì nghiện rượu hay vì tái hôn. Neeson cảm thấy một thúc giục mạnh mẽ: Phải giúp đỡ… Nhưng trong thâm tâm anh vẫn vốn thành kiến với các hội từ thiện. Anh giải thích, “Ba điều thường nhất bạn thấy là một, bạn không biết tiền của bạn sẽ đi tới đâu. Bạn luôn luôn nghĩ rằng có ai đó [trong hội từ thiện] lãnh lương nhiều và thực tế chỉ vài xu đến được người cần nhận. Thứ nhì, ở cương vị cá nhân, bạn không thể làm gì ảnh hưởng nhiều đến hệ thống từ thiện. Ngay cả toàn bộ đồng lương của bạn cũng không làm nhúc nhích gì cho xã hội qua hệ thống các hội từ thiện. Thứ ba, nghĩ rằng đây không phải chuyện của bạn: Ngồi tại Hoa Kỳ, bạn cảm thấy như mình đang sống ở một mặt phía bên kia thế giới. Bạn trả thuế, thế rồi tùy chính phủ Mỹ chi ra viện trợ quốc tế thế nào thì tùy họ!”
Và đến lúc ấy Neeson không còn cảm thấy bình yên được nữa: “Tôi thấy không có cách nào khiến những đứa trẻ em này có thể rời bỏ bãi rác. Các em sống nơi đó, và sẽ chết ở đó. Các bà mẹ rồi cũng sẽ tiếp tục sinh con ở nơi đó. Và những đứa trẻ như thế này cứ thế mà tiếp tục sống kiểu địa ngục trần gian như vậy mãi mãi. Ðúng là kinh hoàng. Ðúng là tận thế…”
Một em bé 9 tuổi đi ngang qua Neeson trong tình trạng thê thảm, hình ảnh này làm vỡ tim anh. Anh nói, “Thoạt tiên, tôi không thể nhận ra nó là bé trai hay bé gái, vì em này trùm nhiều lớp vải – những gì thấy được chỉ là đôi mắt của em. Một phần vì phải trùm vải để che hơi nóng, phần nữa cũng vì đó là tất cả áo quần mà em bé có được. Không có chỗ nào để em bé cất giữ bất cứ thứ gì.”
Xuyên qua người thông ngôn, Neeson khám phá thêm là bé gái ấy đang sống cùng với em gái và má của bé. “Qua vài thảo luận và quyết định nhanh chóng, chúng tôi tìm ra một nơi để bé sống và đưa bé vào trường học. Tôi sắp xếp một hệ thống để có thể gửi tiền từ Los Angeles tới mẹ em bé hàng tuần. Tôi đưa đứa con gái nhỏ nhất của bà ta đang bệnh sốt thương hàn vào bệnh viện.”
Neeson thấy rằng những việc như thế khiến anh chỉ mất có 90 phút và tốn $35/tháng. Anh nói, “Trong cương vị cá nhân đơn độc, tôi đã biến đổi sâu sắc số phận của em bé này. Tất cả những thành kiến của tôi về các hội từ thiện tức khắc biến mất. Hoàn toàn không có hướng đi nào khác cho các trẻ này… Riêng cá nhân, tôi là một người đang sống và đang thở, tôi có một ràng buộc duy nhất là thấy được một điều gì đấy cần giải quyết thì bắt tay vào thực hiện liền. Và tôi không thể ngờ rằng một sự kiện đơn giản dễ dàng đến thế mà có thể biến đổi được cả cuộc đời của một em bé!”
Scott Neeson đã về lại Hoa Kỳ để khởi sự việc làm mới. Anh thổ lộ, “Tôi tự hứa rằng tôi sẽ không để rơi vào khủng hoảng cổ điển của một người Los Angeles trung niên: Tôi đã làm việc suốt 26 năm trong làng phim ảnh. Làm việc tận lực để vươn lên, từ vị trí người chiếu máy quay phim trong một rạp hát cho người ngồi trong xe hơi xem. Và dĩ nhiên tôi sẽ không quăng bỏ đi hết mọi thứ đã tạo dựng được.” Nhưng hiện nay nỗi thúc giục muốn giúp thêm trẻ em lại thúc đẩy mạnh thêm. Neeson nói, “Tôi không thể ngưng suy nghĩ về ước muốn giúp đỡ. Năm kế tiếp, mỗi tháng tôi đều tới Cam Bốt để đưa thêm nhiều trẻ em khác nữa vào vòng giúp đỡ của mình, thuê thêm nhân viên từ thiện. Tôi nghĩ là tôi sẽ sống ở 2 thế giới – để ra ba tuần lễ/tháng trong các dự án phim ở Hollywood, nơi tôi bay phi cơ vé hạng nhất, dự các lễ trao giải Oscar, tụ tập thân hữu với tất cả những người nổi tiếng, lãnh lương một triệu đô/năm hay nhiều hơn – và rồi tiếp gửi tiền sang giúp Cam Bốt. Ðiều không dự tính được là cảm xúc đau đớn xẩy đến cho tôi khi di chuyển giữa thế giới sang trọng Hollywood và rồi chỉ trong vòng 24 giờ sau là tôi lại đứng giữa một trong những nơi nghèo nhất, kém vệ sinh nhất thế giới, nơi mà trẻ em và các bà mẹ ngã chết trước mắt bạn chỉ vì thiếu chăm sóc y tế một cách đơn giản nhất!. Hai thế giới ấy hòa nhập với nhau như thế là điều tôi không thể tiếp tục sống nổi nữa.”
Thế rồi, giây phút quyết định của Neeson cũng phải tới. Anh kể tiếp, “Có một nam tài tử nổi tiếng mà tôi đang thương lượng trên đường chúng tôi tới nơi công bố một bộ phim mới. Trong khi anh ta đang tới Tokyo (Nhật Bản) thì tôi đã bay tới Cam Bốt. Một trong các bà cụ lúc đó hốt hoảng dẫn tôi tới gặp 4 trẻ em dưới 10 tuổi. Các em đang hấp hối, không ai có khả năng đưa các em vào bệnh viện. Các em bé này sống bụi đời. Chính tôi cũng luống cuống không biết phải làm gì. Thiệt kinh hoàng. Giây phút đó, điện thoại di động của tôi reng lên. Anh tài tử kia gọi cho biết anh và người quản lý của anh đã xuống sân bay ở Tokyo. Anh ta nổi giận vì chúng tôi đã đưa lên phi cơ riêng của anh ta một vài vật dụng không đúng ý anh. Rồi anh bình tĩnh lại, nói, ‘Ðời tôi không phải để gặp khó khăn thế này.’” “Ðó là điều anh nói với tôi trong khi tôi đang đứng ở Cam Bốt với các trẻ em hấp hối. Ðó là khoảnh khắc bỗng khiến tôi sáng tỏ nhất: Nỗi sợ và những lo lắng về sự kiện rời bỏ hẳn việc làm để sang sống ở Cam Bốt lâu nay quấn quít lấy tôi đột nhiên biến mất ngay. Nó biến hẳn. Không có dấu hiệu nào rõ ràng hơn cho tôi thấy rằng tôi đang đi đúng đường. Nó đã biến đổi toàn bộ cái nhìn của tôi. Trở lại Los Angeles và thứ hai hôm sau, tôi dứt khoát rời bỏ công việc trong làng phim ảnh.” Không phải ai cũng nghĩ rằng đó là lựa chọn đúng. Neeson thổ lộ tiếp, “Phần còn lại của thế giới đã nói rằng tôi khùng rồi, rằng tôi đã và đang có một công việc ai cũng mơ ước mà chưa chắc có được. Còn tôi thì không muốn nữa.”
Neeson bay sang Cam Bốt, khởi sự lập Cambodian Children’s Fund (CCF) vào năm 2004. Hội này làm việc với các cộng đồng nghèo, tập trung quanh bãi rác cũ ở Steung Meanchey để cung cấp các chương trình về giáo dục, lãnh đạo, tiếp cận cộng đồng, chăm sóc y tế, chăm sóc trẻ em, và dạy nghề. Neeson nói, “Tôi đã bán chiếc du thuyền, căn nhà và các xe của tôi. Lúc đầu, anh nghĩ là sẽ đưa 80 trẻ em tới trường. “Bây giờ chúng tôi có 2,200 trẻ em đang đi học.”
Khởi sự tu học Phật pháp cũng không phải là một lựa chọn có tính toán trước của anh: Nó dần dần đến trong khi Neeson sống giữa nền văn hóa Phật Giáo của Cam Bốt. Anh nói, “Càng ở đây lâu, tôi một cách vô thức dần dần trở thành Phật tử nhiều hơn.” Ðiều Neeson biết rõ ngay từ ban đầu là nhằm để tạo ra một biến đổi thật sự có ý nghĩa cho những người chung quanh, anh phải khởi sự bằng cách tự xem xét lại chính mình.
“Tôi yêu thương các em bé này hết mực, yêu thương lớp cha mẹ của những em đã từng bị ba mẹ bỏ rơi lúc họ thơ ấu trong thời Khmer Ðỏ.” Neeson giải thích, nhắc tới một chế độ thống trị từ 1975 tới 1979, trong đó ước tính có khoảng 1.5 triêu tới 3 triệu người Cam Bốt bị giết. Anh nói, “Vâng, những người đó đã học kỹ năng làm ba mẹ, nhưng cũng có nhiều chuyện lạm dụng và nghiện rượu. Do vậy, chính tôi phải trở thành điều mà tôi muốn họ vươn tới. Như thế nghĩa là bảo đảm rằng tôi phải lương thiện ngay ở những gì tôi làm và những gì tôi nói.”
Một phần lớn trong việc tu học Phật pháp của Neeson là vượt thắng tâm phán đoán của chính mình. Anh nói, “Có một khuynh hướng bên thế giới Tây phương là phán đoán người ta qua hành động của họ. Một hôm sự việc xảy ra cho tôi thấy rằng tôi chưa bao giờ ở vào hoàn cảnh của họ. Và tôi thấy rằng cách duy nhất để tiếp tục một cách công bằng là phải ngưng tất cả phán đoán, và phải giải quyết các chuyện xảy ra theo từng ngày.”
Không dễ dàng gì. Neeson nói tiếp, “Tôi thấy một số chuyện lạm dụng kinh hoàng đối với trẻ em. Ðón nhận một trẻ mới, tôi biết được rằng cậu bé này đã trải qua một số thời gian kinh hoàng, y hệt như là tôi đang nhìn thấy một bình nước hay một chiếc ly xinh đẹp bị rạn vỡ như thế. Tôi không làm bể nó, và cũng chẳng nên quan tâm rằng tại sao nó [chiếc bình, chiếc ly] này bể. Vấn đề là làm sao cho nó tốt trở lại, hoặc là làm cho nó mới ra, hay là đưa nó về trạng thái nguyên thủy.
“Chúng tôi cung cấp nền giáo dục để các em sẽ có những khả năng vươn cao hơn. Do vậy nếu các em học và qua được, các em sẽ học qua hết bậc đại học. Chúng tôi sẽ hỗ trợ các em suốt đường học vấn.” Nhưng Neeson biết rằng để giúp có hiệu quả, thì thường là phải giúp cả gia đình các em. Anh giải thích, “Ngay các em mới 4 hay 5 tuổi cũng đang phải làm việc vì ba mẹ chúng mang nợ hay đang bệnh, các em không có lựa chọn nào khác. Do vậy, chúng tôi làm một chương trình đặc biệt để các gia đình ấy thấy đời sống của họ cải thiện. Như vậy các em mới có tuổi thơ và không lo lắng gì ngoài chuyện học và làm việc cộng đồng. “Chúng tôi giúp các gia đình các em với nhiều phúc lợi khác nhau: Nếu một em đi học, ba mẹ sẽ được chăm sóc y tế miễn phí ở một y viện. Chúng tôi sẽ cung cấp nước sạch tới tận cửa những người bệnh.”
CCF cũng giúp tái tài trợ những người mang nợ: “Một khoản nợ $200 sẽ làm họ phải trả khoảng $1/ngày tới suốt đời họ. Không cách nào thoát nợ. Do vậy, ba mẹ có thể đưa con họ tới trường, và nếu họ không có bạo lực hay lạm dụng chất nghiện, thì chúng tôi sẽ tái tài trợ món nợ cho họ. Và khi nợ trả dứt xong, chúng tôi giúp gia đình đó mở ra một cơ sở kinh doanh nhỏ, hay mua lại mảnh ruộng gia đình của họ.”
CCF làm việc để giúp hồi phục những phần trong văn hóa truyền thống Cam Bốt nguyên đã mất đi khi bị tàn phá bởi chế độ Khmer Ðỏ. Trí tuệ văn hóa đó còn luu giữ nơi những bậc trưởng lão trong xã hội. Neeson nói, “Tôi đã để ra nhiều thời gian với các bà cụ, những người trưởng thành trước thời Kher Ðỏ, những người vẫn còn nhớ về những ngày cũ. Họ là các Phật tử thuần thành. Tôi lắng nghe nói về cuộc đời họ: Họ đã sống trong những điều kiện gian nan – đi ăn xin, tìm cách moi thực phẩm từ rác. Hầu hết họ đã mất con trong những ngày Khmer Ðỏ. “Tôi ngạc nhiên về sức chịu đựng, về khả năng của họ để vượt qua những gì đã xảy ra cho họ. Không cay đắng gì, không thù hận gì như bạn vốn nghĩ. Họ đã rất mực từ bi và bây giờ họ vẫn thế.”
Với tiền riêng, Neeson đã trao tặng các bà cụ tiền và gạo mỗi tuần. Rồi anh quyết định là phải bảo đảm trí tuệ của họ phải truyền xuống các thế hệ trẻ hơn. Anh lập ra chương trình lãnh đạo giới trẻ cộng đồng, cho các em tuổi từ 13 tới 17 một ý thức trách nhiệm, một khả năng nói trước đám đông và một nhiệt tâm nói lên đòi quyền lợi của họ.
Neeson nói, “Chương trình cũng nhằm dạy cách biết thương xót người khác, một khả năng đáng buồn là đang dần thiếu vắng ở nơi đây. Nghèo quá đã làm biến mất lòng thương xót.”
Các trẻ em được dạy thương xót các bà cụ, phải tới chăm sóc các cụ, phải đưa các cụ cơm, thuốc men và các thứ các cụ bà cần tới. Ðiều này cũng khuyến khích tương tác giữa các thế hệ nhằm giúp giới trẻ học các giá trị truyền thống về Phật Giáo, về gia đình và về văn hóa Cam Bốt.
Chăm sóc phụ sản cũng là một ưu tiên của CCF. Neeson nói, “Mới tuần trước, chúng tôi có trường hợp sanh nở thứ một ngàn, và không trường hợp nào tử vong vì thai sản. Trước kia, ở bãi rác này tỉ lệ tử vong vì thai sản là 6% hay 7%. Bây giờ chúng tôi chưa mất đi một bà mẹ nào.” Chương trình chăm sóc phụ sản bao gồm thử máu, đưa các bà cụ tới dạy các bà mẹ về chăm sóc tiền sản và hậu sản, cho giới trẻ cộng đồng trách nhiệm phải báo cáo về bạo lực gia đình. CCF chi trả tiền bệnh viện cho các thai phụ, và các bà mẹ nhận được một “Gói Quà Ðón Mừng Em Bé Ra Ðời”- gồm găng tay, nón, chiếu có thể giặt giũ, thuốc chống nhiễm trùng, thuốc chống viêm, một mùng chống muỗi và nhiều thứ khác. Neeson nói, “Rất thực dụng, túi quà đó cho các bà mẹ một ý thức tự hào. Thường một em bé bị xem là một gánh nặng, có thể làm cho gia đình đó phải mang nợ. Bây giờ, có các khóa huấn luyện hậu sản, họ đều khoe các em bé ra rất là hãnh diện. Tôi làm mọi thứ, và rồi chụp hình. Có 165, 000 tấm hình trong máy vi tính của tôi.”
Nhờ hội CCF, 12,000 cư dân trong khu vực Steung Meanchey, hầu hết trẻ em bây giờ ban ngày được vào trường, tỷ lệ vắng mặt thấp nhờ phúc lợi ba mẹ nhận được khi đưa con vào trường. CCF đã xây 400 căn nhà cho các gia đình có cam kết dài hạn là phải buộc con đi học. Neeson nói, “Chúng tôi đã thiết lập những cộng đồng cư dân tốt lành, và nó chiếu sáng ra ngoài. Khi một cộng đồng gồm 15 gia đình giữ chung các giá trị như vậy, những người bên ngoài cộng đồng thấy rằng đó là điều có thể thực hiện tốt được. Chúng tôi không áp đặt giá trị riêng. Chúng tôi không buộc phải kiêng rượu. Chúng tôi chỉ không muốn họ say hàng đêm. Nếu trẻ em tới trường không nghỉ ngày nào, thì chúng tôi chi tiền mua gạo cho gia đình họ trong tháng. Ðó được xem là phúc lợi, nhưng nó là nhân quyền căn bản. Người dân xứng đáng có nước sạch, có đủ thức ăn trên bàn, và có khả năng được chăm sóc y tế.”
Neeson nói, “Chưa bao giờ cung cấp quá ít hay quá nhiều cùng một lúc. Kể như là cá nhân tôi không có gì về tài sản vật chất. Kỳ lạ là tôi không cần gì hết. Ðó là một cảm giác tuyệt vời. Trạng thái ấy khiến bạn tự do tuyệt đối. Bạn không bận tâm gì tới giấc mơ của những người khác, và cũng không thèm muốn gì thêm của cải vật chất.”
Neeson có ước mơ sẽ mở rộng mô hình CCF sang các địa điểm khác, nhưng trái tim và năng lực của anh đã gắn chặt trong cộng đồng này. Anh nói, “Tôi không thể rời các đứa trẻ này, các gia đình này và các bà cụ này.” CCF đã hoạt động như thế được 12 năm.
Còn cái bé gái 9 tuổi đi ngang qua anh trong ngày đầu anh tới bãi rác này? Neeson nói, “Cô ta bắt đầu vào năm thứ ba đại học trong ngành tài chánh và quản trị kinh doanh. Cô ta tự hào và hạnh phúc. Ðã có tới 80% trẻ em nguyên thủy ở đây bây giờ đang học bậc đại học.”
Neeson nói, anh thấy tình yêu chân thực nơi các bãi rác Cam Bốt. Anh nói, “Tôi chưa bao giờ có bất kỳ loại tình yêu sâu thẳm nào. Tôi đã có nhiều dan díu tình cảm ngắn hạn. Tôi đã từng có quyến rũ ở vị trí cấp cao trong làng phim ảnh Hollywood. Ðó là một nếp sống tuyệt vời. Người ta hỏi tôi có tiếc bất cứ gì không. Một cách tuyệt đối. Hấp dẫn kỳ lạ là không bao giờ thèm khát tiền, cần sự chăm sóc y tế tốt nhất, có một xe hơi hiệu Porsche, một thuyền buồm đậu ở bến Marina del Rey (quận Los Angeles, Calif.) và có một ty cảnh sát để nương tựa khi có gì bất trắc, hay một bệnh viện gần đó… Thỉnh thoảng chợt có những nỗi đau khi tôi nhớ như thế, tôi chỉ muốn thư giãn và sống một đời sống tốt. “Nhưng rồi, nhìn chung, tôi không có thay đổi bất cứ gì… Tôi vẫn tự hỏi, ‘Chuyện gì nếu tôi không tới nơi này? Chuyện gì nếu tôi không khám phá nơi này… Và sẽ không có cơ hội biến đổi quá nhiều nếu tôi không sống ở nơi đây?”
Trong buổi sáng tôi [Lindsay Kyte] nói chuyện với anh, và Neeson đã nói hết mọi thứ. Anh thổ lộ “Tôi mới viết một tấm thiệp gửi một trong các trẻ hôm nay, tôi nói là tôi đã có thể rời bỏ Hollywood, rời bỏ tất cả, chỉ để tới riêng với em bé này thôi. Và tôi có ý nói như thế… Có quá nhiều trẻ mà cuộc đời các em đã biến đổi quá nhiều: Các em đang học luật, tâm lý học, kỹ sư ngành giao thông… Và đó là những người trẻ tuyệt vời nhất. Ðó thiệt sự là ơn phước cho tôi.”
Tôi không thể nói với bạn về sự may mắn mà tôi đã có. Một số người sẽ sống trọn đời họ mà không gặp khoảnh khắc thức tỉnh như đã xảy ra cho tôi, khi tôi thoạt tiên thấy các trẻ em ngày đó ở bãi rác Stung Meanchey. Tôi may mắn.”
(Nguồn: Hình ảnh và bản văn gốc ở Lion’s Roar: https://goo.gl/as5cuY; qua chanthienmy@yahoogroups. com)

Tác giả bài viết: Lindsay Kyte - Nguyên Giác dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập115
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại268,151
  • Tổng lượt truy cập35,914,496
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây