Những câu chuyện ngắn về cuộc sống và bài học sâu sắc để làm người

Thứ năm - 27/07/2017 23:40

Những câu chuyện ngắn về cuộc sống và bài học sâu sắc để làm người

Ở đời, có rất nhiều sự tình đều là không được như ý muốn, cũng có rất nhiều sự việc chẳng thể nào suy xét là đúng hay sai. Đứng trước sự lựa chọn, hãy chọn điều mà bạn sau này không phải hối hận.
cuoc song, câu chuyện ngắn, Bài học,

Chuyện trên đời, phần nhiều là không theo ý muốn. (Ảnh: Dfagora)

Sự lựa chọn

Một người nông dân cứu được vợ trong dòng nước lũ nhưng con của họ không may mắn đã bị chết đuối.

Khi mọi việc đã qua, mọi người tranh nhau bàn luận. Có người nói người chồng làm vậy là rất đúng, bởi con có thể sinh thêm đứa khác nhưng vợ thì không thể chết đi rồi sống lại.

Tuy nhiên người khác lại nói anh ta làm thế là sai, bởi vợ thì có thể lấy vợ khác chứ con thì chết rồi, làm sao có thể sống lại.

 

Nghe những lời bình luận đó, tôi cũng cảm thấy nghi hoặc và khó khăn: Nếu chỉ được cứu một người, vậy thì rốt cuộc nên cứu vợ hay con?

Mang theo thắc mắc đó, tôi tìm gặp người nông dân nọ và hỏi bác ta, khi đó bác đã nghĩ thế nào.

“Tôi chẳng nghĩ được gì hết. Khi đó nước lũ ào ào đổ về, vợ tôi ở cạnh tôi, tôi túm được cô ấy liền bơi đến dốc núi, khi tôi quay trở lại, con tôi đã bị nước cuốn đi rồi”, người nông dân đáp.

Trên đường trở về, tôi cứ bị lời nói của người đàn ông ấy ám ảnh. “Nếu khi đó bác ta do dự một chút thôi, có thể sẽ chẳng cứu được ai. Cái gọi là lựa chọn của đời người phần lớn đều là như vậy”.

Lời bình: Trong cuộc sống này, rất nhiều sự việc về cơ bản không sai cũng không đúng, cũng không dễ dàng để chúng ta đi suy xét cho kỹ là đúng hay sai. Nếu quá do dự hoặc quá để ý đến suy nghĩ của người khác, có thể bạn sẽ chẳng làm được việc gì.

Đạo lý đơn giản

Trước đây, có hai người đói khát nhận được ân huệ của một mạnh thường quân: Một chiếc cần câu và một mớ cá tươi rói. Một người nhận cá, một người nhận cần câu, nhận xong đường ai nấy đi.

cuoc song, câu chuyện ngắn, Bài học,

Đôi khi, một đạo lý đơn giản nhưng có thể mang đến cho con người lời gợi ý sâu sắc. (Ảnh: Amusingplanet)


 

Người nhận được cá nhanh chóng tìm củi khô, đốt lên rồi đưa cá vào nướng. Cá vừa chín, anh ta ăn ngấu nghiến, nhanh đến mức chẳng kịp tận hưởng hương vị thơm ngon của món ăn, đồ ăn đã hết sạch. Không lâu sau đó, anh ta chết đói bên đống xương cá.

Trong đi đó, người nhận cần câu tiếp tục chịu đựng đói khát, lê từng bước khó nhọc đến bờ biển. Thế nhưng khi lờ mờ nhìn thấy mặt biển xanh ở xa, đó cũng là lúc chút sinh lực cuối cùng trong người cũng cạn kiệt. Anh ta chỉ còn biết mở to mắt, buông tay từ biệt thế gian trong nỗi tiếc nuối vô hạn.

Lại có hai người cơ hàn khác, cũng nhận được ân huệ tương tự từ một nhà hảo tâm. Tuy nhiên, không giống như hai người trước, sau khi nhận đồ cứu tế, họ không tách nhau ra mà thoải thuận cùng nhau tìm ra bờ biển, mỗi lần đói chỉ nướng một con cá để cầm hơi.

Cuối cùng, cả hai cũng tìm được bờ biển và kể từ đó, họ cùng nhau câu cá mưu sinh. Vài năm sau, họ cùng xây được nhà, mỗi người sở hữu một căn nhà riêng, cưới vợ sinh con, làm được thuyền lớn ra biển đánh bắt, cuộc sống hạnh phúc an khang.

Mỗi một con người nếu chỉ nhìn vào lợi ích trước mắt, phần thưởng giành được chỉ là niềm vui ngắn ngủi. Nhưng dù một người có mục tiêu to lớn đi chẳng nữa, cái anh ta phải đối mặt vẫn là hiện thực cuộc sống.

Lời bình: Chỉ có cách kết hợp nhịp nhàng giữa lý tưởng và hiện thực cuộc sống, con người mới có thể thành công. Đôi khi, một đạo lý đơn giản nhưng có thể mang đến cho con người lời gợi ý sâu sắc. 

Thói quen và ngẫu nhiên

Một cây cột nhỏ bé, một sợi dây mỏng manh có thể nhốt được một con voi nặng cả ngàn cân. Điều này chẳng phải thật hoang đường?

Nhưng cảnh tượng hoang đường này lại có thể bắt gặp ở khắp nơi trên đất nước Thái Lan, Ấn Độ.

cuoc song, câu chuyện ngắn, Bài học,

Thói quen dường như có thể trói buộc tất cả. (Ảnh: LinkedIn)

Ngay từ khi voi còn nhỏ, những người huấn luyện voi đã dùng một sợi xích sắt cột chúng vào một cây cột, voi nhỏ có quẫy đạp thế nào cũng không thoát ra được.

Dần dần, voi nhỏ quen với việc không quẫy đạp, cho đến khi lớn lên, chúng có thể dễ dàng giật đứt xích, đạp đổ cột nhưng chúng không làm vậy. Bởi thói quen đã ăn vào máu.

Người huấn luyện hổ cũng thành công như người huấn luyện voi vậy. Từ khi hổ còn nhỏ, anh ta đã cho nó ăn chay, cho đến khi lớn, hổ không biết đến hương vị của thịt, một cách tự nhiên hổ không ăn thịt người.

Thế nhưng người huấn luyện hổ đã phạm phải một sai lầm chết người khi để mình bị ngã và để hổ liếm phải máu của mình rơi ra trên mặt đất. Cảm thấy chưa thỏa mãn, hồ liền chồm lên cắn chết người huấn luyện.

Voi nhỏ bị sợi xích buộc chặt còn voi lớn bị thói quen buộc chặt. Hổ từng bị thói quen buộc chặt nhưng người huấn luyện hổ lại chết vì thói quen (anh ta đã quen với việc hổ do mình huấn luyện không ăn thịt người).

Lời bình: Thói quen dường như có thể trói buộc tất cả, chỉ là không trói buộc được cái gọi là ngẫu nhiên, bất ngờ (so sánh với việc con hổ bất ngờ được nếm máu tươi), vì thế, đừng ỷ lại hoàn toàn vào thói quen. Sự thận trọng trong mọi việc không bao giờ là thừa.

Sưu tầm
 

Thuyền phó sống sót trong vụ đắm tàu Titanic lịch sử kể lại những câu chuyện xúc động


 

 

Hơn 100 năm trước, vụ đắm tàu Titanic lịch sử diễn ra vào ngày 14/4/1912 đã khiến 1514 người thiệt mạng, chỉ có 710 người được cứu sống…

Sống sót khỏi thảm kịch Titanic,

Một trong những người đã may mắn sống sót sau vụ đắm tàu chính là vị thuyền phó C-harles Lightoller. Đến cuối cuộc đời mình, ông vẫn không thể nào quên những ký ức về chuyến tàu tử thần mang tên Titanic.

Thuyền phó C-harles năm đó 38 tuổi, chìm xuống vùng biển lạnh giá cùng con tàu Titanic, ông may mắn sống xót nhờ phao cứu sinh, và là người may mắn cuối cùng được vớt lên thuyền cứu sinh kịp thời, ông cũng là người có chức vị cao nhất còn sống sót. Tai nạn thảm khốc xảy ra với con tàu Titanic đã gây sốc cho cộng đồng quốc tế. Sau này, sự kiện tàu Titanic đã được dựng thành phim, khi được công chiếu, nó đã khiến người xem xúc động đến rơi lệ, và đã trở một thành thước phim kinh điển trong lịch sử.

Ông C-harles Lightoller kể lại những câu chuyện xúc động

Khi đối diện với thảm họa đắm tàu, thuyền trưởng đã ra lệnh cho phụ nữ và trẻ em xuống thuyền cứu sinh. Tuy nhiên, nhiều người trong số đó không muốn từ bỏ gia đình mình, và có lẽ, cái chết lúc đó không còn quan trọng bằng việc phải rời xa người thân của mình. Lúc đó tôi đã hét lên: “Phụ nữ và trẻ em hãy xuống thuyền cứu sinh ngay!”, nhưng không phải ai cũng dễ dàng chấp nhận rời xa người mình thương yêu.

Sống sót khỏi thảm kịch Titanic,

(Ảnh minh họa)

Sau khi thuyền cứu sinh đầu tiên hạ xuống nước. Từ trên boong tàu tôi nói với một người phụ nữ tên Straw: “Quý bà hãy đi cùng tôi đến chiếc thuyền cứu sinh!”. Thật ngạc nhiên! Bà lắc đầu nói: “Không! Tôi nghĩ sẽ tốt hơn nếu ở lại con tàu này”. Chồng của bà Straw hỏi: “Tại sao em không muốn lên thuyền?”. Bà mỉm cười trả lời: “Không, em vẫn muốn cùng anh đi nốt quãng thời gian còn lại”. 

Một cặp vợ chồng  mới cưới đi đến Mỹ để hưởng tuần trang mật, cô gái nhất quyết ôm lấy chồng không chịu lên thuyền cứu sinh, chồng cô đã phải bất đắc dĩ đánh cô ngất xỉu. Khi tỉnh lại cô đã thấy mình nằm ở trên thuyền cứu hộ lênh đênh ở trên biển. Sau đó cô đã suốt đời không tái giá, dành trọn tình yêu cho người chồng quá cố của mình.

Astor IV là người đàn ông giàu nhất thế giới lúc đó. Sau khi người vợ đang mang thai của ông được đưa lên thuyền số 4, ở trên boong tàu cùng con chó của mình, ông châm điếu xì gà để vẽ lên dòng chữ đầy nước mắt: “Anh yêu em!”.

Sống sót khỏi thảm kịch Titanic,

Astor IV, người đàn ông giàu nhất thế giới lúc bấy giờ.

Ông trùm ngân hàng nổi tiếng Guggenheim, trong bộ trang phục dạ hội đẹp nhất, ông cho biết: “Tôi muốn chết một cách đường hoàng, giống như một quý ông”.
Sống sót khỏi thảm kịch Titanic,

Trước khi qua đời, Guggenheim đã chọn bộ trang phục đẹp nhất để mặc.

Và ông đã viết cho vợ mình dòng chữ: “Anh sẽ không chiếm giữ bất kỳ vị trí nào dành cho một người phụ nữ trên thuyền cứu sinh, anh sẽ ở lại boong tàu, anh sẽ không chết như một con thú mà giống một người đàn ông thực thụ”.

Người giàu thứ 2 thế giới là ông Sitelaosi, nhà sáng lập công ty bách hóa Macy nổi tiếng của Mỹ. Mặc cho ông khuyên như thế nào đi nữa, vợ của ông vẫn cự tuyệt bước lên chiếc thuyền cứu sinh. Bà nói với chồng: “Trong những năm qua, anh đi đâu em đi đó, em sẽ đi cùng anh đến bất cứ nơi nào anh đến”.

Sống sót khỏi thảm kịch Titanic,

Ông Sitelaosi và vợ.

Ở Bronx, thành phố New York có dựng một tượng đài kỷ niệm các cặp vợ chồng chết cùng nhau khi con tàu Titanic bị đắm. Trên tượng đài có khắc dòng chữ: “Nước biển dù nhiều hơn nữa cũng không thể nhấn chìm được tình yêu.” Hơn 6000 người đã tham dự buổi tưởng niệm sự kiện đắm tàu được tổ chức tại Carnegie Hall ở Manhattan.

Một doanh nhân người Pháp là Nahuatl đã đưa 2 con nhỏ của mình là Edmond and Michel Navratil xuống thuyền cứu sinh, rồi nhờ những phụ nữ khác chăm sóc cho chúng, ông nói với các con của mình: “Con yêu, khi mẹ đến đón các con, hãy chuyển lời này đến mẹ, rằng cha yêu mẹ rất nhiều và sẽ luôn như thế. Và chúng ta sẽ đoàn tụ cùng nhau tại một thế giới mới, một thế giới chỉ có sự yên bình và tự tại”. Ông ở trên boong nhìn 2 còn mình rời đi cùng chiếc thuyền cứu sinh.

Sống sót khỏi thảm kịch Titanic,

Edmond and Michel Navratil được đoàn tụ cùng với mẹ mình.

Sau khi thoát nạn, ảnh hai đứa trẻ được đăng lên các trang báo. Cuối cùng thì mẹ của hai đứa trẻ đã nhận ra con mình và đến đón chúng về, lúc ấy chúng còn quá nhỏ để biết rằng mình đã vĩnh viễn mất đi người cha thân yêu.

Những người đàn ông đã chìm cùng con tàu Titanic, nhưng giá trị nhân cách mà họ để lại luôn sống mãi với thời gian

Trong một buổi lễ tưởng niệm nạn nhân đã chết trên con tàu Titanic năm 1912, ông White Star đã đại diện cho công ty vận tải biển Oceanic Steam Navigation nói với giới truyền thông rằng: “Không có quy tắc nào đòi hỏi những người đàn ông phải hy sinh lớn như thế. Hành động của họ là phái mạnh bảo vệ cho phái yếu, đây là sự lựa chọn cao cả của cá nhân họ”.

Trong cuốn “Câu chuyện về Titanic, con tàu không thể đắm”, tác giả Daniel Allen Butler xúc động nói: “Bởi vì từ lúc sinh ra họ đã được giáo dục, trách nhiệm là quan trọng hơn tất cả mọi thứ khác”.

 

 

Tác giả bài viết: Lê Hiếu Biên Dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập123
  • Hôm nay13,251
  • Tháng hiện tại282,016
  • Tổng lượt truy cập35,548,297
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây