Thầy Thích Chiếu Pháp với bé Tiến.Câu chuyện của họ đích thực là “chuyện cổ tích” ở thế kỷ 21 - Ảnh: Thuận ThắngMột đêm tháng 1-2008. Trời se sắt lạnh. Chùa Thanh Tâm (xã Tân Tiến, Đồng Phú, Bình Phước) đang trầm mặc lời kinh tụng thì bất ngờ bị ngắt ngang bởi tiếng khóc oe oe của trẻ thơ. Sư thầy Phạm Minh Tâm (pháp danh Thích Chiếu Pháp) cùng mấy chú tiểu vội vã chạy ra và bất ngờ nhìn thấy một bé trai sơ sinh nằm trên cái nia bên hiên nhà thuốc nam của chùa. Vừa được thầy Tâm bế vào lòng, bé liền ngừng khóc. Lúc đó hơn 21g, trời tối đen như mực. Không ai hay biết chuyện xảy ra trước cổng chùa.Tiếng khóc trước cổng chùaBế bé vào phòng mình, thầy lặng nghĩ không biết mình và bé có nhân quả, duyên nợ gì từ kiếp trước. Càng nghĩ thầy càng thương và nhủ lòng sẽ cưu mang bé với hy vọng ngày nào đó cha mẹ quay lại tìm con. Suốt cả đêm thầy không ngủ được. Thầy sợ bé lạnh, bé đói vì thiếu hơi ấm và sữa mẹ nên chốc chốc lại đun nước pha sữa cho bé bú...Sáng hôm sau thầy Tâm mời các cán bộ xã Tân Tiến đến báo cáo sự việc. Rồi thầy cho người đi mua tã lót, sữa, phấn... cho bé, đồng thời gửi ngay tin lên báo đài Bình Phước xem có ai nhận con không. Nhìn rốn bé, cán bộ y tế xã cho biết bé mới 3-4 ngày tuổi. Sau một tháng không tin tức gì, thầy Tâm làm khai sinh cho bé là Phạm Minh Tiến.“Sư thầy thương yêu bé như con, chăm lo từng li từng tí” - cô Ngân, một phật tử ở huyện Phước Long, cho biết. Mỗi đêm thầy thức đến 4-5 lần cho bé uống sữa, quấn tã... Và bé Tiến dần lớn lên khỏe mạnh, kháu khỉnh. Ở chùa nhưng bé không ăn chay. Thầy Tâm nhờ người mua thịt cá về làm thêm thức ăn cho bé, vì sợ bé suy dinh dưỡng trong giai đoạn đang lớn nhanh.Nụ cười hạnh phúc của thầy Thích Chiếu Pháp với cậu bé Tiếnhôm bé theo cha mẹ về thăm chùa - Ảnh: Thuận ThắngVượt qua oan khổBất chấp nỗi oan khổ, thầy Tâm vẫn hết lòng nuôi nấng bé Tiến.Nước mắt hối lỗiNụ cười hạnh phúc của thầy Thích Chiếu Pháp với cậu bé Tiếnhôm bé theo cha mẹ về thăm chùa - Ảnh: Thuận ThắngNước mắt nhà sưĐến tháng 9-2009, một người biết chuyện cha mẹ bé Tiến vì hoàn cảnh mà gửi con mình lên chùa nên đã báo ông bà nội bé. Ông bà đến chùa ngay và sững sờ: “Lúc đó tôi bị sốc - bà nội bé cho biết - vì mới nhìn thấy lưng bé tôi biết ngay là cháu mình. Nó giống con trai tôi như đúc”. Gia đình hồi hộp, cảm động. Còn thầy Tâm cũng rất xúc động khi trả bé: “Chỉ nhìn cách họ âu yếm bé, tôi linh cảm cháu đã tìm được đúng cha mẹ, ông bà!”. Đến giờ thầy Tâm vẫn rơm rớm nước mắt kể rằng thầy vừa vui vừa buồn lúc trả bé. Thầy vui khi bé đã được người ruột thịt yêu thương. Nhưng thầy cũng buồn vì thầy và bé đã quấn quýt bên nhau như cha con gần hai năm.Ngày bé Tiến về gia đình được tổ chức đúng vào lễ Vu Lan Báo Hiếu năm nay. Bà Lan, người dân ở xã, cho biết: “Trời Phật ơi, đời tôi chưa bao giờ được chứng kiến lễ Vu Lan cảm động như thế!”. Hơn 1.000 người tới ngôi chùa nhỏ chứng kiến. Ông nội bé Tiến nói lời biết ơn chân thành với nhà sư Minh Tâm, nhất là nỗi oan thầy phải gánh. Chỉ thế thôi mà gây xúc động bao người. Lễ Vu Lan cũng là lễ giải oan cho Thầy. Nhiều người ngày trước nói xấu thầy giờ đã bật khóc!Giờ đây căn phòng đơn sơ ở chùa chỉ còn lại mấy chiếc gối nhỏ và những vỏ hộp sữa nuôi trẻ xếp bên tường. Nhà sư trẻ bùi ngùi: “Nhớ những đêm trong phòng chỉ có thầy trò với nhau, bé cứ bò qua lại trên người tôi nói bi bô. Khi bé biết đi, thấy tôi đi đâu về cũng chạy ra ôm và kêu to sư phụ, sư phụ”. Giờ đây căn phòng chỉ còn lại mình thầy.Tâm sự đời mình thầy Tâm rất kiệm lời. Thầy chỉ kể quê nghèo của mình ở Vĩnh Long và từng là sinh viên Đại Học Ngân Hàng, nhưng đến năm tư thì thôi học để xuất gia. Thầy trụ trì chùa Thanh Tâm được mười năm......và nỗi nhớ của Thầy Chiếu Pháp khi còn đó những chiếc gối,những vỏ hộp sữa ngày nào của bé Tiến - Ảnh: Thuận ThắngCha mẹ bé Tiến chụp hình lưu niệm với thầy Thích Chiếu Pháp trong ngày vui nhận conCẢM TÁCTrầm VânHỡi ơi miệng tiếng thế gianSao mà gieo ác võ vàng cho nhauĐâu như ác độc Thị MàuNhà sư chân chính cũng đau xót lòngNuôi con hoang chẳng kể côngKẻ chê người chửi sư không ra gìĐồn đêm trắng sư tò tiVới người yêu đã hẹn thề kiếp sauThiện tâm sư giữ thật sâuCâu “Nam Mô…” vượt qua cầu trần gianKệ ai chửi sư hổ mangBé ngoan sư vẫn đàng hòang dưỡng nuôiKhi ai đó nhận con rồiMới hay sư ngậm một thời nỗi oanBao lời xin lỗi muộn màngNhưng còn khẩu nghiệp phải quàng gánh thôiNhững lời gieo ác cho ngườiNhư roi quật lại vào đời mình đau…(vantram2@...)
Tác giả bài viết: Trầm Vân
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn