Hay soi mói, phê phán cuộc sống của người khác, kỳ thực là do bản thân tu dưỡng không đủ
Khi không ưa thích ai đó, là do tư tưởng cảnh giới của bản thân vẫn còn nông cạn. Rất nhiều người bản thân không chịu cố gắng, sống cuộc sống tầm thường vô vị, nhưng lại ghét bỏ sự nỗ lực của người khác, châm biếm rằng họ sống quá khổ sở, chỉ biết vùi đầu vào công việc, không biết hưởng thụ cuộc sống.
Mỗi người đều có tư tưởng độc lập, đừng bao giờ lấy tiêu chuẩn của mình để áp đặt, đo lường người khác.
Không hiểu được người khác, là bởi vì tầm nhìn còn hạn hẹp. Người không thích người khác, đại đa số giống như ếch ngồi đáy giếng, mỗi ngày đều là mưu cầu danh lợi địa vị, quan sát cuộc sống của người khác, bới móc bình phẩm đủ điều về họ.
Không ưa thích ai đó, là vì không đủ bao dung
Thực ra, bất kể là người hay sự việc, bất đồng là tình huống thường xuyên xảy ra, còn tương đồng mới là trường hợp hiếm thấy. Người khác không giống bạn là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, đó không thể trở thành lý do để bạn không thích người ta.
Chán ghét ai đó, người khó chịu chính là tự mình, lòng không bao dung mới thấy chuyện gì cũng không thích đáng.
Vì thế, ngoại trừ vấn đề đạo đức ra, mọi khác biệt khác đều có thể bao dung.
Lê Hiếu biên dịch
Dương Chu có môt người em tên là Dương Bố. Thường ngày, Dương Bố rất ưa thích diện những bộ đồ màu trắng.
Một hôm, Dương Bố đi ra ngoài, theo thường lệ vẫn mặc bộ đồ màu trắng. Thật không may, khi anh vừa mới ra ngoài được một lúc thì gặp trời mưa.
Vì anh ta vốn yêu thích áo trắng, không muốn chúng bị dơ, vậy nên liền cởi áo trắng ra, mặc lên mình chiếc áo màu đen rồi chạy nhanh về nhà.
Anh ta chỉ lo ôm đầu chạy, mà không để ý một con chó từ xa đang lao tới, há miệng định cắn. Dương Bố tránh được, sau khi tập trung nhìn kỹ, mới phát hiện đây chính là con chó nhà mình. Tại sao ngay cả đến chủ của nó cũng không nhận ra được nhỉ?
Dương Bố nộ khí xung thiên, quơ ngay một cây gậy, định dạy cho con chó ngu ngốc này một bài học.
Dương Chu nhìn thấy hành động của đứa em, vừa bực mình vừa buồn cười, nói: “Em không nên đánh nó, bởi nó cũng giống như em thôi. Nếu vừa rồi, con chó nhà mình chạy ra ngoài là màu trắng, trở về lại màu đen, chẳng lẽ em không thấy kỳ quái sao?”.
Dương Bố nói: “Theo như anh nói, người đáng đánh chính là em rồi”.
Dương Chu trả lời: “Đúng thế! Theo lý, em mới chính là người đáng đánh”.
Cảm ngộ:
Lúc đi mặc áo trắng, lúc về mặc áo đen, chính mình không biết mình thay đổi, con chó thấy khác thì tất nhiên sẽ xua đuổi, nếu đánh nó chẳng hóa ra là sai lầm lớn rồi. Lỗi tại mình thay đổi chứ không phải tại con chó cắn xằng.
Vậy nên ở đời khi mình làm điều gì khác thường, mà người ta không rõ, thì tất nhiên người ta bàn trái bàn phải. Nếu mình không tự xét mình thay đổi hay dở, chỉ biết trách người nghị luận nọ kia, thì chẳng khác nào như Dương Bố đánh chó trong câu chuyện này vậy.
Tác giả bài viết: Tuệ Tâm biên dịch
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn