Tổng thống nghèo nhất thế giới

Thứ bảy - 07/07/2018 23:15

Tổng thống nghèo nhất thế giới

Ông Jose Mujika tóc bạc trắng đầu, năm nay 83 tuổi. Ông là Cựu Tổng thống Uruguay, cũng là người được tờ "Chính sách ngoại giao" của Mỹ mệnh danh là "Tổng thống nghèo nhất nhưng lại được chào đón nhất thế giới".

Từ nhỏ ông Jose Mujika đã đi làm công khắp nơi. Vì ủng hộ cuộc đấu tranh của nông dân nên năm 14 tuổi ông đã bắt đầu tham gia chiến tranh du kích. Ông bị bắt giam 4 lần. Năm 59 tuổi, ông trở thành nghị sĩ quốc hội. 

Năm 75 tuổi, ông mới trúng cử tổng thống Uruguay. Nhưng sau khi đắc cử, ông Jose Mujika không sống ở dinh Tổng thống mà tiếp tục sống trong nông trang của gia đình ở khu ngoại ô. Tổng thống này đã dành 90% lương của mình để làm từ thiện. 

Phương tiện đi lại chủ yếu của ông là chiếc xe Volkswagen Beetle 10 năm tuổi.

Năm 2012, ông Jose Mujaka phát biểu trong Hội nghị phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc và đã khiến toàn cầu chú ý đến mình.

Ông sử dụng ngôn từ đơn giản, phân tích sắc bén về việc con người bị chủ nghĩa tiêu thụ khống chế thế nào. Con người không ngừng làm việc, mua sắm dưới sự thúc giục của ham muốn. Thường xuyên ủng hộ lối sống tiêu dùng không làm cho con người vui vẻ hơn.

"Xã hội xây dựng trên chủ nghĩa tiêu dùng cạnh tranh tàn khốc thật sự có thể nói thế giới của các vị ngày càng tốt đẹp, xã hội ngày càng phồn vinh không?" Ông Jose Mujaka phát biểu. Từ năm 2013, ông Jose Mujaka liên tiếp nhận được giải Nobel Hòa bình trong 2 năm liền. 

"Họ đều gọi tôi là Tổng thống nghèo nhất thế giới nhưng tôi cảm thấy mình cực kỳ giàu có." Ông Jose Mujica mỉm cười hiền hậu nói. "Người nghèo không phải là người có ít tài sản mà là người có lòng ham muốn vô hạn."

Tháng 3/2015, ông kết thúc nhiệm kỳ Tổng thống 5 năm. Tháng 4 năm 2016, ông đã được mời đến thăm Nhật Bản. Với chủ đề "Người Nhật Bản có thật sự hạnh phúc không?", bài phát biểu của ông ở Đại học Ngoại ngữ Tokyo - Nhật Bản đã thu hút hơn 300 thanh niên đến nghe.

Dưới đây là tóm tắt những điểm nổi bật trong bài phát biểu vào thời điểm ấy:

Năm nay tôi 81 tuổi. Tôi xin cảm ơn các bạn về cơ hội đến Nhật Bản này. Lần này tôi muốn dùng cách suy nghĩ khác để cùng mọi người thử giải quyết khúc mắc, đặc biệt là các bạn trẻ sẽ gánh vác thế giới trong tương lai, rất nhiều người đang hướng đến thời khắc trọng đại của cuộc đời. 

Hiện tại, thế giới có những quan niệm khác nhau về giá trị nhưng quan trọng nhất chính là quan niệm sống vì sống vốn là kỳ tích. Các bạn trẻ, các bạn có hai cách nhìn nhận cuộc sống thế này.

Thứ nhất là đã đến thế giới này thì phải sống, mọi sinh vật đều như vậy. Cách nhìn nhận kia là xuất phát từ đây, định ra hướng riêng cho cuộc đời của mình. Bản thân phải nắm giữ được cuộc đời, vì mục đích lớn hơn mà tạo nên kỳ tích.

Đối diện với sự thực về sự tồn tại của chính mình, chúng ta không thể không cố gắng hết sức nhưng sống không chỉ là để làm việc mà bắt buộc còn có rất nhiều thứ khác. 

Bởi vì khi bạn mua đồ, thứ bạn tiêu không phải là tiền bạc mà là dùng một phần thời gian của cuộc đời bạn để đổi lấy. Bạn dùng thời gian bắt buộc phải lãng phí để đổi lấy tiền chi trả cho những thứ bạn mua.

Tôi không nghèo, chỉ là tôi chọn sự giản dị

Thế nên các bạn nên quý trọng thời gian, tiết kiệm thời gian. Đời người luôn có địa ngục và vinh quang. Vì giây phút vinh quang, chúng ta bắt buộc phải vật lộn để có cuộc sống tốt đẹp.

Vấn đề nghèo không phải là thiếu thốn trên phương diện vật chất, điều quan trọng là chúng ta có thể cùng chia sẻ cuộc sống. 

Hiện nay, nhờ rất nhiều thị trường phát triển, văn minh ngày càng tiến bộ, kỹ thuật tốt, vật liệu phát triển thúc đẩy lịch sử tiến bộ nhưng điều này không phải là vĩnh viễn. Mặt trái của tiến bộ là gánh nặng. 

Chúng ta không thể đem mọi thứ của cuộc đời giao cho thị trường quyết định. Chúng ta cũng không biết tương lai sẽ xảy ra chuyện gì. 

Chúng ta mong muốn tự nắm giữ cuộc đời mình, cũng cố gắng hết sức để làm như vậy nhưng chúng ta lại không thể kiểm soát được sức mạnh của thị trường.

Tại sao lại nói vậy? Chẳng hạn trước đây, chúng ta đã ký Nghị định thư Kyoto để hạn chế tốc độ và quy mô phá hoại môi trường. 

Nhưng cho dù như vậy, chúng ta cũng không thể ngăn chặn việc phá hoại môi trường. Điều tôi muốn nói là văn minh gây ra sự lãng phí quá độ. 

Chúng ta phung phí những thứ không dùng đến, cũng không tập trung vào những điều thật sự quan trọng mà quan trọng nhất chính là hạnh phúc.

Năng suất hiện tại đã đạt đến đỉnh cao của lịch sử nhưng phương thức phân phối lại rất kém. Nhân loại chúng ta cũng không thể nhờ vậy mà được hưởng lợi. Chỉ có một số ít người được hưởng lợi, còn đa số vẫn phải sống trong thất vọng. Điều này có ý nghĩa gì?

Mọi người nói tôi nghèo nhưng tôi không nghèo. Tôi chỉ sống giản dị thôi. Nó nghĩa là dành thời gian cho những việc mình thật sự muốn làm. Đối với tôi, điều quan trọng là xã hội vận động nhưng người khác có thể cảm thấy chuyện vẽ tranh còn quan trọng hơn.

Phương thức tư duy không ép buộc, không ngăn cản người khác, tôn trọng cách nghĩ của mỗi người, làm việc mình muốn, để cho người khác cũng vậy, đó chính là tự do. Theo cách này, vật chất không hoàn toàn cần thiết, chỉ cần có thứ vô cùng, vô cùng quan trọng là đủ rồi.

Thanh niên phải đoàn kết chiến đấu

Hai nguồn sức mạnh mâu thuẫn đã tạo nên tôi của ngày hôm nay. Mỗi người đều có chủ nghĩa ích kỷ, chẳng hạn như bảo vệ bản thân, bảo vệ người quan trọng. 

Nhưng đồng thời chúng ta cũng được kế thừa những thứ rất tuyệt vời mà thế hệ trước để lại như công nghiệp, văn minh, văn hóa, tri thức. 

 

Điều quan trọng nhất chính là giúp trợ lẫn nhau mới có thể tạo nên sức sáng tạo. Chúng ta phải kìm nén xung đột trong tâm trí để kiểm soát nguồn sức mạnh này.

Tôi có lòng nhiệt tình, cũng có chủ nghĩa ích kỷ. Vì vậy có lúc làm đúng, cũng có lúc phạm sai lầm chính là bởi mâu thuẫn này. 

Chính trị có tính tất yếu của nó. Tranh chấp cũng khó mà tránh được. Cảm thấy chính trị không quan trọng thì thờ ơ lãnh đạm. Đây cũng là một lập trường chính trị. 

Vật chất đương nhiên có tính tất yếu của nó nhưng điều quan trọng hơn là tình yêu, dùng thời gian để bày tỏ tình yêu, vật chất sẽ không chỉ là những thứ chúng ta kế thừa như công nghiệp, văn minh, văn hóa, kiến thức… của thế hệ trước để lại mà quan trọng nhất chính là giúp đỡ lẫn nhau mới có thể tạo nên sức sáng tạo. 

Chúng ta phải kìm nén xung đột trong tâm trí để chuyển sang kiểm soát nguồn sức mạnh này.

Bản thân chúng ta mang theo nhiều loại vấn đề. Chúng ta đang ở trong thế giới toàn cầu hóa cực độ. Tôi phát hiện ra có 2 vấn đề cơ bản:

Thứ nhất là sự bùng nổ vốn tài chính, phương thức sống "lấy tiền tệ làm cơ bản" đang có thay đổi lớn. Con người vì kiếm tiền mà phải bận rộn lo toan. Mô hình đầu cơ mang lại sự giàu có, nó không còn là một hình thức sản xuất đơn thuần trong quá khứ.

Vấn đề thứ hai càng quan trọng hơn. Thế giới văn minh của chúng ta thiếu khả năng thống trị. Thế giới thay đổi to lớn nhưng nên giải quyết vấn đề đó như thế nào?

Các bạn trẻ bắt buộc phải chiến đấu với các tình huống khác nhau. Trọng điểm không phải là không có ai có thể giải quyết khó khăn. Nhân loại chỉ cần đoàn kết, có tổ chức thì có thể chiến đấu. Đây chính là ý nghĩa của hợp tác và đoàn kết.

Thường có người nói, Nhật Bản không có hy vọng gì. Trước đây cũng có người nói với tôi rằng, tỷ lệ cử tri trẻ tuổi Nhật Bản đi bầu chỉ có khoảng 30%. Quả khó mà tin nổi. 

Tôi cho rằng, đó mới là cuộc đời bạn, là ý nghĩa của việc bạn đang tồn tại. Nếu không phải như vậy, sự thất vọng của bạn đã thắng. Con người sống trên thế giới này còn có hy vọng. Cuộc đời mà không có hy vọng thì phải làm thế nào?

Tác giả bài viết: Van Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập97
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại269,948
  • Tổng lượt truy cập35,916,293
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây