Nếu đã không phải là người, thì không nên độ hóa cho họ mới đúng chứ ạ."
Sư phụ không trả lời ngay, chỉ cầm bút và viết lên giấy một chữ "我" (âm Hán Việt là "Ngã", nghĩa là "Tôi"), nhưng lại viết ngược chữ đó.
"Đây là cái gì?" Sư phụ hỏi.
"Đây là một chữ…", tiểu hòa thượng nói: "…nhưng thầy viết ngược rồi?"
"Chữ gì đây?"
"Chữ ‘ngã’!"
"Chữ ‘ngã’ viết ngược có được tính là một chữ không?" Sư phụ hỏi tiếp.
"Không tính ạ!"
"Nếu đã không tính, tại sao con lại nói nó là chữ ‘ngã’?"
"’Tính!’" Tiểu hòa thượng lập tức nói. "Nếu đã tính là một chữ, tại sao con lại nói nó bị ngược rồi?"
Tiểu hòa thượng giật mình, không biết nên trả lời như thế nào.
Lúc này, sư thầy mới nói: "Chữ thẳng là chữ, chữ ngược cũng là chữ, con nói nó là chữ ‘ngã’, lại nhận ra được đó là chữ viết ngược, chủ yếu là vì trong lòng con đã nhận định đó chính là chữ ‘ngã’;
Ngược lại, nếu từ đầu con không biết chữ, thì ta có viết chữ ngược con cũng không thể phân biệt được, chỉ sợ sau khi có người nói cho con biết đó là chữ ‘ngã’, gặp chữ ‘ngã’ được viết thẳng, con cũng sẽ nói chữ đó bị viết ngược mà thôi.
Cùng một đạo lí như vậy, người tốt là người, người xấu cũng là người, điều quan trọng nhất là con phải hiểu được bản tính của họ, như thế khi con gặp phải người xấu, con có thể nhìn thấu được ‘bản chất’ của họ trong nháy mắt, đồng thời gọi ra ‘bản chất chân thật’ của họ; một khi bản chất chân thật đã lộ rõ thì việc độ hóa không còn khó nữa rồi."
Lời bình
Trong cuộc sống hằng ngày, vị trí của các dụng cụ trong gia đình không được đặt đúng chỗ thì hãy sắp xếp lại, đặt bảng hiệu bị ngược thì hãy nhanh chóng lật ngược lại, chữ viết sai thì viết lại, người phạm sai lầm thì cần nhanh chóng sửa sai.
Con người tuy có cả thiện và ác, nhưng bản tính của con người vẫn còn, không nên vì họ đã từng mắc sai lầm mà phủ định khả năng của họ, ngược lại nên tạo cho họ nhiều sự quan tâm và giúp đỡ hơn.
Còn một khi bản tính đã không còn, việc độ hóa cũng sẽ trở nên vô nghĩa.
Ranh giới giữa cái thiện và các ác trên thực tế cũng rất mong manh, chỉ 1 suy nghĩ cũng có thể thay đổi được cả sự sống và cái chết. Chính bởi thế, mỗi người hãy tích cực hơn trong từng suy nghĩ.
Phạm phải sai lầm không phải là điều tồi tệ nhất, tồi tệ nhất là ngay cả khi biết sai mà vẫn cố tình làm, biết sai mà không sửa. Còn một khi đã nhận ra sai lầm và biết cải chính, đó là việc đáng khích lệ, đáng hoan nghệnh.
Sinh mệnh nằm trong tay của chúng ta. Một suy nghĩ cũng có thể khiến kẻ bần hàn trở nên giàu sang, phú quý, chỉ cần bản thân cố gắng, nỗ lực tiến về phía trước thì tất cả những điều tốt đẹp sẽ đến với chúng ta.
Một người tích được bao nhiêu đức thì sẽ có bấy nhiêu hạnh phúc, tất cả mọi chuyện mà chúng ta gặp phải đều giống như là một tấm gương phản chiếu cả quá trình sống của bạn.
Hãy thường xuyên nhìn vào gương để điều chỉnh bản thân, đồng thời không quên bao dung với những lỗi lầm của người khác, như thế, cuộc sống sẽ mỗi lúc một tốt đẹp hơn.
Thực ra, bao dung với người khác cũng chính là bao dung với chính bản thân mình. Hãy thực hiện và cảm nhận điều này nhé!
Tác giả bài viết: Văn Thanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn