Điểm tựa của Niềm tin P 2

Thứ năm - 12/05/2022 23:16
Phần 2
Một chút quan tâm “Bất cứ ai cũng có thể đem đến sự khác biệt cho cuộc sống của người khác bằng sự quan tâm và tình yêu thương của mình.” Chưa bao giờ tôi thấy Charlie, cậu bạn thân của tôi lại có tâm trạng lạ lùng như thế. Cậu ấy bước vào nhà, đưa chân đóng sầm cánh cửa và tiến vào bếp. Dường như Charlie không hề để ý gì đến tôi. Tôi lật đật chốt cửa lại rồi bước theo sau, lòng tự hỏi không biết chuyện gì đã xảy ra. Khi tôi bắt kịp, thì cậu ấy đã ngồi tựa người vào chiếc ghế bành cạnh cửa sổ, tay nắm chặt lon bia, yên lặng. Trông cậu ấy có vẻ hoang mang, bối rối. Bóng tối bao trùm đôi mắt màu xanh sáng vốn vui tươi của Charlie. Rõ ràng cậu ấy đang bị sốc vì một chuyện gì đó. Uống một ngụm, bia, Charlie nhìn tôi và bắt đầu kể. Qua những lời của cậu này, tôi có thể hình dung cả một câu chuyện. Mới chiều hôm nay, một học sinh cũ đến thăm cậu ấy. Charlie vốn là giáo viên dạy môn hoạ tại trường trung học địa phương đã gần chục năm, nên việc học sinh cũ đến thăm thì không phải là chuyện gì bất thường. Thế nhưng chuyến viếng thăm của cô gái ấy đã khiến anh bạn tôi bị sốc.    Charlie vẫn còn nhớ Angela, cô học trò nhỏ đã từng học lớp của cậu ấy cách đây khoảng sáu năm. Đó là một cô bé lặng lẽ, giản dị và khá rụt rè. Nhưng sau bằng ấy thời gian, giờ đứng trước mặt cậu ấy là một người phụ nữ trưởng thành, tự tin, vui vẻ khoe với thầy chiếc nhẫn cưới nói về đứa con mới sinh và nghề nghiệp ổn định của mình. Trong cuộc chuyện trò với Charlie, cô luôn là người chủ động gợi chuyện thay vì chỉ biết chờ để trả lời các câu hỏi như trước đây. Sau một lúc hỏi thăm thầy, cô gái kể: "Khi em còn học trung học, ba mẹ em chia tay nhau. Em sống với mẹ một thời gian thì có thêm cha dượng. Ông ấy không hề có chút thiện cảm nào đối với em lúc nào cũng tìm cách đánh đập và  nhục mạ em mỗi khi mẹ em không có nhà: Thời gian đó, có nhiều lúc em đi học với cánh tay bầm tím vì bị ông ấy đánh, mặc dù em đã mười sáu tuổi. Không thể chịu nổi cuộc sống như địa ngục và chán ghét phải nhìn mặt ông ấy, em đã lên kế hoạch bỏ trốn. 
Thật ra, em cũng không có gì nhiều để mang theo ngoài chiếc va ly nhỏ, con gấu bông và số tiền đã bỏ ống heo từ ngày bé. Em định sẽ trốn đi trên chiếc xe hơi rủa mẹ sau buổi học sáng ngày thứ Sáu, trước khi mẹ và ông ấy về nhà. Charlie ngừng kể, nhìn tôi trầm ngâm: - Cậu biết sao không? Tiết học cuối cùng của buổi sáng thứ Sáu ấy là giờ dạy hoạ của tôi. Làm sao tôi có thể biết được ý định của cô bé. Tôi cũng không biết những điều mà cô bé phải gánh chịu. Tôi đã đến bên Angela, ngồi xuống bên cạnh để xem tác phẩm của em. Tôi không thể nhớ được là vào hôm đó, mình có nhận ra điều gì khác lạ nơi cô bé hay không, chỉ nhớ rằng tôi có đặt tay lên vai cô bé và siết nhẹ. Chỉ vậy thôi, và Angela có nhìn tôi như định nói gì đó, nhưng tôi chỉ bảo cô bé hãy tập trung vào tác phẩm của mình Và thế là Angela đã bỏ nhà đi sau khi đi học về, sau tiết học của tôi ở tuổi mười sáu. Câu chuyện kết thúc trong yên lặng. Chúng tôi đang mải đuổi theo những suy nghĩ của riêng mình về mối quan hệ giữa thầy và trò. Nội quy trường học không cho phép giáo viên tiếp xúc quá thân mật với cách học sinh của mình. Vậy thì, ngoài những bài học truyền đạt cho các em học sinh, chúng tôi không còn cách nào khác có thể giúp các em tìm hiểu, giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Bao năm nay, chúng tôi chỉ biết làm trọn phận sự của người thầy giáo trong những giờ lên lớp mà không quan tâm gì. Chúng tôi ngồi đấy, im lặng, trong lòng đay đính về câu chuyện xúc động của Angela. Những sự việc tương tự như thế có thể đã xảy ra rất nhiều tại ngôi úp mặt vào lòng bàn tay mình, Charlie thở dài: Tôi thậm chí còn không biết chuyện gì xảy ra cho đến tận hôm nay. Tôi vẫn cứ sống vui vẻ và bình thường sau cái ngày cô học trò mười sáu tuổi lớp tôi bỏ nhà ra đi. Điều cay đắng nhất là, giá như có thêm một chút quan tâm nữa, thì tôi đã có thể giúp đỡ cô bé ấy rất nhiều. Nhưng, dù sao cũng còn an ủi một điêu là cô ấy đã bình an quay tìm lại. -
Thuỳ Mai Theo A Simple Touch 

Lòng tốt của người lạ

“Hãy tin tưởng ở cuộc đời này, vì lòng tốt luôn có mặt ở khắp mọi nơi, chỉ cần bạn mới lòng để đón nhận nó. Một mùa hè nơi khi đang băng qua sa mạc trên con đường từ nhà mình ở thành phố Tahoc, Califomia để đi đến New Orieans, tôi nhìn thấy một người thanh niên trẻ tuổi đứng bên đường. Anh ta đưa một tay ra vẫy xe, tay kia cầm một giỏ xách lớn. Tôi cho xe chạy qua thậm chí không thèm đưa mắt nhìn lại. - Rồi sẽ có ai đó cho anh ta đi nhờ thôi! Tôi tự bào chữa khi đã đi một đoạn khá xa. Thêm nữa, ai biết được trong giỏ xách của anh ta có những gì, biết đâu anh ta dùng thủ đoạn xin quá giang để đánh cướp không chừng! Nhưng đi qua vài bang nữa, tôi vẫn không thôi nghĩ về người xin quá giang nọ. Tôi chợt giật mình khi nhận ra tâm hồn mình đã trở nên chai cứng và thờ ơ trước những người cần giúp đỡ. Việc tôi bỏ mặc anh thanh niên trẻ không khiến cho tôi áy náy bằng cái cách tôi đã đi qua mà chẳng cần phải suy nghĩ hay đắn đo gì. Thậm chí, tôi còn không nhấc chân khỏi cần ga. Đã có một thời, ở chính đất nước này đây, bạn sẽ bị coi là kẻ không ra gì nếu làm ngơ trước một ai đó đang cần giúp đỡ. Còn giờ đây, những người ra tay nghĩa hiệp thì lại bị cho là ngốc nghếch không ai dám liều lĩnh khi mà các băng nhóm giang hồ, nghiện ngập, những tên sát nhân, trộm cắp đầy rẫy khắp mọi nơi. "Tôi chẳng muốn chuốc lấy phiền toái" đã trở thành câu cửa miệng mang tính quốc gia của mọi người để bào chữa cho sự thờ ơ mà họ dành cho những người lạ. Tôi nghĩ về đích đến của tôi, New Orleans, là cội nguồn cảm hứng của vở kịch "Chiếc xe điện mơ ước" của Tennessee William. Trong vở kịch đó có trích dẫn một câu nổi tiếng của Blanche Dubois: "Tôi luôn trông chờ vào lòng tốt của người lạ". Lòng tốt của người lạ! Nghe mới hay ho làm sao! Liệu còn có ai trông mong vào lòng tốt của người lạ ở thời buổi này. Nhưng chẳng lẽ lòng người đã trở nên người lạnh như thế thật rồi sao? Liệu một người làm một cuộc hành trình từ bang này qua bang khác mà không có một đồng xu trong túi có thể nào trông vậy vào thiện chí của những người xa lạ trên đường. Liệu có người nào sẵn lòng cho anh ta đi nhờ xe, cho anh bữa ăn, chỗ ngủ hay không? Ý nghĩ đó khơi gợi trí tò mò của tôi Tại sao tôi không thử xem sao nhỉ? Lúc đó tôi bước sang tuổi ba mươi bảy và chưa bao giờ mạo hiểm trong cuộc đời mình. Chuyến đi này sẽ là một cú đột phá quan trọng của tôi nhưng tôi muốn thực hiện nó để giữ vững lòng tin vào con người vào cuộc đời. Tôi lên đường vào sáng sớm ngày mùng 6 tháng 12 năm 1994 cõng trên lưng một túi hành lý khoảng 25 kg và nhằm thẳng hướng câu Colden Gate. Tôi viết lên ba lô dòng chứ "Tôi đang cần sự giúp đỡ".
Những người tài xế lẩm nhẩm dòng chứ đó qua kính chắn gió và mỉm cười. Hai người đàn ông cưỡi mô tô chạy qua tôi. "Anh mạo hiểm đấy!"- Một trong hai người hét to. "Thời buổi này tìm đâu ra lòng tốt, có lẽ hắn ta bị ảo tưởng?"' Tôi nghe tiếng họ rơi lại khi chiếc xe chạy vụt qua. - Thực vậy ư? Trong 6 tuần tội đã cố gắng tìm kiếm lòng tốt của những người xung quanh, và tôi đã tìm thấy. Khi quá giang 82 chuyến và đi 4.223 dặm xuyên qua 14bang suốt hành trình, tôi khám phá ra nhiều. Tôi nhận được rất nhiều lời cảnh báo. Ở Montana, người ta khuyên tôi nên dè chừng những người chăn bò ở Wyoming vì họ rất thô lỗ và hung dữ, nhưng chính những người chăn bò tôi gặp ở Wyoming lại chia sẻ với tôi bữa ăn và cho tôi qua đêm ở lều của mình. Người dân ở Nebraska thì lại bảo người Iowa chẳng tốt lành gì nhưng thực tế tôi khiến tôi nhận ra rằng những định kiến đã làm cho chúng ta e sợ nhau, nhưng trên thực tế thì nơi đâu cũng có những người tốt, những tấm lòng nhân hậu. Một ngày, ở Nebraska, một chiếc xe hơi nhỏ cũ kỹ đã dừng lại trước cánh tay vẫy xin đi nhờ của tôi. Hai thiếu nữ trong xe mỉm cười với tôi: "Chúng tôi xin đi quá giang. Nhưng anh biết không, chúng tôi sẽ thấy rất áy náy khi bó mặc anh bơ vơ ở đây!". Họ là hai chị em, Vivian và Helene, đang trên Nebraska, Khi cho tôi xuống một giao lộ trên đường cao tốc, cả hai gần như đồng thanh: "Chúc anh đi bình an nhé". Nụ cười của họ mới đáng yêu làm sao! Tôi biết mình sẽ còn nhớ mãi nụ cười đó trong suốt cuộc đời. Một lần khác, khi đang đứng co ro ở một trạm xăng lúc trời đã tối và lại mưa dầm dề, thì một chiếc xe tải nặng nề ghé lại. Người tài xế phải thắng gấp để không vượt qua tôi. Ông ta mở cửa xe, vẫy tôi lại: "Anh lên đi, ta không thể chịu được việc bỏ mặc ai đó trong mưa, mặc dù, đã có lần, ta bị một người đi nhờ xe dí dao vào cổ để cướp. Con người chứ phải cái gốc cây đâu mà không có trái tim!". Không phải tôi may mắn được gặp toàn những người tốt bụng ở những bang mà mình đi qua, nhưng một thực tế không chối cãi được rằng lòng hào hiệp có mặt ở khắp mọi nơi. Một cặp vợ chồng ở Iowa đã chỉ dẫn dặn dò tôi cả nửa tiếng đồng hồ về vùng đất mà tôi sắp đi qua sau khi đã cho tôi quá giang cả một quãng đường dài. Ở South Dakotal một gia đình đã mở rộng cửa mời tôi vào nhà dùng bữa và nghỉ qua đêm. Thậm chí lúc chia tay, người vợ còn đưa cho tôi 2 tấm bưu thiếp dán tem sẵn: một cái để báo tin chuyến đi của tôi tiếp tục như thế nào, cái còn lại để gửi khi nào tôi đã bình an trở về nhà. Biết tôi không có tiền và cũng không nhận bất kỳ sự giúp đỡ nào về tiền bạc, nhiều người đã mua cho tôi thức ăn, hoặc chia cho tôi phần ăn mà họ có. Bác bảo vệ công viên đã cho tôi bịch bánh quy do chính tay vợ mình làm. Nhóm sinh viên mà tôi gặp ở trường đại học đã chia cho tôi phần ăn của mình: một ít snack, khoai tây nghiền, uchini và dưa leo một người nội trợ ở Noahs Ark thì vội vàng vào nhà để đem ra cho tôi hai vốc bánh bích quy mặn, hai lon soda, hai hộp cá ngừ với nụ cười tươi rói - một bữa trưa quá thịnh soạn đối với tôi. Thường thì những người có ít thứ để cho lại là những người cho nhiều nhất. Ở Oregon một anh thợ săn tên Mike cảnh báo tôi về thời tiết khắc nghiệt nơi đây và hỏi tôi đã có áo ấm hay chưa. Khi biết tôi chỉ mang theo một chiếc áo khoác mỏng, anh nằng nặc đưa tôi về nhà, lục tung cả nhà kho lên để tìm đưa cho tôi một cái Jacket to đùng kiểu màu xanh quân đội. Ngày hôm sau cùng ở Oregon, một công nhân bốc vác tên Tim đã mời tôi dùng bữa tối đạm bạc cùng gia đình anh trong căn nhà gỗ tồi tàn ven bờ kênh. Khi chia tay, anh bối rối nhìn quanh nhà mình xem thứ gì có thể tặng tôi. Cuối cùng, tôi rời nhà Tim với cuốn Kinh thánh và một cái lều cá bằng nhân, những thứ mà anh bắt tôi phải cầm cho bằng được. Tôi biết ơn tất cả những người tôi đã gặp vì họ đã cho tôi đi nhờ xe, cho tôi thức ăn, chỗ ngủ và những lời khuyên chân thành. Nhưng hơn tất cả, họ đã cho tôi tình thương yêu và lòng tin vào con người và tất nhiên, người giàu có cũng không hẳn là nhưng người quá thờ ơ hay lãnh đạm. Một ngày, tôi tình cờ gặp ông Baxtex - giám đốc điều hành phòng thương mại ở Jamestown bang Tennessee. Khi tôi hỏi ông về một nơi có thể cắm trại trong vùng, ông sốt sắng đưa cho tôi một cuốn sách hướng dẫn và đề nghị gọi dịch vụ giúp tôi. Tôi e dè nói rằng tôi có thể trự lo được, vì nếu sử dụng dịch vụ thì phải mất 12 đô la. Sau khi biết rõ tình cảnh của tôi, Baxtex đề nghị tôi về nghỉ ở nông trại của ông ấy cách lames town khoảng mười dặm về phía Nam. Vợ ông, Carol, đang chiên một chảo thịt thơm phức khi chúng tôi vào bếp. Là một giáo viên dạy môn khoa học lớp 7, chị có một vẻ đẹp ấm áp đặc trưng của người phụ nữ phương Nam. Biết tôi đã đi qua nhiều bang và tiếp xúc với rất nhiều người, chị liền thuyết phục tôi dến trường để kể chuyện cho các em học sinh. Và thế là sáng hôm sau, tôi theo Carol đến lớp. Tôi kể cho các em nghe về vẻ đẹp thiên nhiên những nơi tôi đã đi qua, về nhưng thác nước, những đồng cỏ mênh mông xanh ngát. Và hơn hết, tôi kể cho chúng nghe về lòng tốt và sự hào hiệp mà tôi có thể tìm thấy ở khắp mọi nơi. Tất cả bọn trẻ đều tỏ ra hào hứng và tập trung. Vào giờ giải lao, một cô bé đeo mắt kiếng có vẻ khá nhút nhát đã nói nhỏ với tôi: "Lớn lên cháu sẽ trở thành nhà báo và đến tất cả những vùng mà chú đã đi qua". Tôi đã rất xúc động. Khi tôi rời San Francisco, tôi chỉ nghĩ về bản thân mình. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng chuyến đi của mình lại có ánh hưởng đến bọn trẻ ở Tennesee. Nhưng chính những gì tôi kể đã hun đúc cho các em niềm tin và tình yêu đất nước. Khi chỉ còn một,bang nữa phảỉ đi qua và hành trình gần như đã kết thúc, tôi nhận ra rằng: Nhờ dẹp chuyện tiền bạc qua một bên mà tôi có được những kinh nghiệm quý giá của cuộc đời mình Và cũng nhờ đó tôi đã khiến tâm  hồn mình đổi mới hơn, trở nên cởi mở và nhiều yêu thương hơn. Khi trở về nhà, việc đầu tiên tôi muốn làm, là giúp đỡ một người xa lạ nào đó.

Quốc Khánh Theo Kindness of Strangers. Bộ đồ đỏ của ông già Noel "Điều kỳ diệu của ông già Noel không phải nằm ở bộ đồ đỏ, mà chính là ông đã dạy cho chúng ta phải biết cho đi nhiều hơn là nhận về." 
Patty ngồi lọt thỏm trong ghế, khuôn mặt ra chiều đăm chiêu suy nghĩ. Mấy hôm nay, cha cô bé đã thấy vẻ buồn buồn khác lạ của con, nên đã đưa cô bé đi xuống phố dạo chơi. Ông biết chắc rằng cô con gái 8 tuổi bé bỏng của mình đang có tâm sự gì đó trong lòng. Đúng như dự đoán của người cha, sau một hồi yên lặng, cô bé bắt đầu lên tiếng: - Cha ơi... - Có chuyện gì vậy con gái yêu? Vài bạn ở lớp con nói một chuyện này mà con biết là chẳng đúng đâu. - Đôi môi xinh của cô bé run rẩy khi cố tìm nén những giọt nước mắt đang chực trào ra. - Các bạn nói chuyện gì thế Patty? - Người cha dịu dàng hỏi: - Các bạn ấy nói rằng trên đời này không hề có ông già Noel. - Cô bé nuốt nước mắt, nhưng không kịp nữa rồi, một giọt đã rơi xuống, vỡ tan khi chạm vào tay bé. -…Và rằng con ngốc lắm mới tin có ông già Noel .. Chỉ có những em bé tí xíu mới tin Patty ngừng lại một chút, lấy tay quệt nước mắt trên má rồi ngước lên nhìn cha, giọng có vẻ cứng. Nhưng con tin những gì cha nói. Rằng ông già Noel là có thật. Ông ấy có thật, đúng không cha? Dừng xe lại dưới bóng mát cửa hàng rồi bên băng cười, cha xuống ngồi cùng con mình ở Noel là có thật không đúng đâu, Patty ạ. Ông già Con biết mà! - Cô bé thở phào nhẹ nhõm.  Nhưng có điều này cha muốn kể cho con nghe thêm về ông già Noel. Cha nghĩ con đã đủ sẵn sàng chưa? Nhìn vào đôi mắt cha đang trìu mến nhìn mình, Patty chợt cảm thấy hồi hộp. Cô bé hiểu cha sắp kể một điều gì đó thật quan trọng, có thể là một điều mà em chẳng muốn nghe,rằng ông già Noel không có đâu. Nhưng khuôn mặt cha nhìn em sao dịu dàng đến thế. Patty sẵn sàng đón nhận thứ mà cha sắp nói, vì không bao giờ cha nói dối em cả. Em chăm chú lắng nghe từng lời của cha: _ Ngày xưa ngày xưa có một ông lão tài phép sống với đàn tuần lọc và những chú lùn giúp việc trong một xưởng sản xuất đồ chơi ở tận Bắc Cực. Ông là một người rất vui tính và tốt bụng, chuyên đi khắp nơi để phát quà cho những đứa trẻ ngoan vào đúng ngày lễ Giáng sinh hàng năm. Mọi người trên khắp thế giới biết đến ông qua nhiều tên gọi khác nhau, nhưng tình cảm chứa đựng trong tim ông là duy nhất. Ông già Noel chính là hiện thân của một tình yêu vô điều kiện và niềm khao khát sẻ chia tình yêu - bằng cách ban tặng những món quà xuất phát từ tấm lòng. Khi con lớn lên, đến một lúc nào đó con sẽ nhận ra rằng ông già Noel thật sự không cứ phải là người có hai má đỏ hồng, mặc bộ đồ đỏ rực rõ và đáp chiếc xe do tuần lộc kéo trên mái nhà đề chui qua ống khói xuống phát quà cho trẻ em vào đêm trước Giáng sinh. Tinh thần của nhân vật huyền thoại này mãi mãi sống trong lòng của con, của mẹ con, của cha, và của tất cả mọi người. Có vô số người kế thừa tấm lòng yêu thương của ông trên khắp thế gian - những người này sẽ tiếp tục làm cho tinh thần của ông, của ngày Giáng sinh lan rộng và con ạ, ý nghĩa thật sự rủa ông già Noel nằm ở chỗ ông giúp con biết cho đi nhiều hơn là chỉ biết nhận từ người khác trong cuộc sống. Một khi con hiểu được và sống theo tinh thần này, thì Giáng sinh lại càng trở nên thú vị và nhiệm mầu hơn. Con có hiểu những điều cha đang nói với con không?  Patty không nói gì. Cô bé đăm đăm nhìn vào cây sồi già qua khung kính xe để ngỏ. Em không dám nhìn vào mặt cha - người đã luôn nói với em rằng ông già Noel là có thật. Em muốn được tin như những gì mình đã tin trong suốt bao năm qua- rằng ông già Noel là một người có phép thuật, mặc bộ đồ đỏ. Em chẳng muốn lớn để phải nhìn mọi thứ khác đi. Patty- Người cha dịu dàng gọi. Bé quay đầu và gương mặt cha toả sáng vẻ hiền từ, và đôi mắt cha lấp lánh ánh nhìn của ông già Noel- ông già Noel thật sự. Chính ông già Noel này đã bỏ thời gian để chọn cho Patty những món quà mà cô bé mong mỏi trong suốt bao nhiêu mùa Giáng sinh qua cũng chính ông là người ru em ngủ, là người. cười cùng em khi em vui, đã xuýt xoa đau đớn còn hơn cả em mỗi khi em ngã. Chính ông già Noel ấy mặc dù không hề biết tí gì về máy móc- đã hì hục sửa cho em nào là xe đạp, nào là tàu thuỷ chạy bằng điều khiển tự động, nào là búp bê biết khóc... Patty hiểu rồi. Cô bé đã hiểu về tình yêu, về sự hy sinh và chia sẻ, Người cha ôm cô bé vào lòng, trong vòng tay che chỏ và ủ ấm cho bé bao năm qua và sẽ còn như thế mãi mãi. Cô bé thấy một niềm vui sướng ùa vào lòng. - Giò thì con đã thuộc về nhóm người đặc biệt những người biết và giữ vững tinh thần của ông già Noel trong tim. - Người cha mỉm cười dịu dàng. Ông già Noel là có thật, con ạ, qua cha, qua con và những người biết chia sẻ khác. Con hãy chia sẻ niềm vui Giáng sinh từ bây giờ, trong mỗi ngày bình thường chứ không cần phải đợi đến một ngày đặc biệt nào. Con có nghĩ mình làm được điều đó không? Cô bé nhìn cha gật đầu, đôi mắt long lanh. Khi phải giải thích mọi chuyện cho con gái người cha đã cầu nguyện cho mình có được khả năng diễn đạt tốt nhất và ánh mắt trìu mến nhất, như xưa kia cha của ông đã từng làm vào cái ngày mà ông được biết ý nghĩa của lễ Giáng sinh không nằm nơi bộ áo quần đỏ của ông già Noel. Và ông cũng đã hy vọng con mình sẽ chấp nhận câu chuyện như ngày xưa ông đã từng chấp nhận, không phải để cảm thấy mất đi sự mầu nhiệm thú vị, mà là để cảm nhận điều mầu nhiệm ấy một cách sâu sắc hơn. Và khi nhìn vào đôi mắt long lanh hạnh phúc của con, ông biết là ông đã làm được. -
Thảo Nhi Theo Internet

Phía cuối cầu vồng

“Niềm tin sẽ dẫn bạn đến nơi mà trái tim bạn mong muốn”  Con gái tôi rất say mê những chiếc cầu vồng. Nó xếp bút tô màu của nó hành hàng theo thứ tự bảy sắc cầu vồng. Mọi vật dụng của con bé đều có liên quan đến cầu vồng: những bức tranh, những bộ quần áo, đồ dùng học tập mà nó chọn mua. Khi có ai hỏi màu yêu thích nhất của nó là gì, con bé sẽ trả lời: "Cầu  vồng". Nó thường vẻ những chiếc cầu vồng không màu trên cát tại bãi biển và những chiếc cầu vồng bằng phấn trên tường nhà. "Tại sao con lại thích cầu vồng đến thế?" 'Tôi hỏi. "Luôn có một cái gì đó ở phía cuối mỗi chiếc cầu vồng đó mẹ!" ' Con bé trả lời. “Con muốn nói đến một kho báu ư? - Tôi làm bộ ngạc nhiên hỏi. "Không ạ. Là một thế giới thần tiên. Ở đó có tất cả những gì mà chúng ta mong đợi - có dòng sông sôcôla, có núi kẹo, có những bức tranh đẹp, có những lời nói dịu dàng, có tất cả mẹ ạ!" Tôi mỉm cười. Thế giới tuổi thơ sao mà phong phú và đáng yêu đến thế! Một vài tuần sau, con gái tôi bị sốt cao – không phải là một cơn sốt bình thường mà là sốt siêu vi. Con bé cứ nằm mê man trên giường bệnh hết ngày này qua ngày khác với những cơn nóng lạnh vật vã. Trang thiết bị ở bệnh viện rất hiện đại, và các y, bác sĩ lúc nào cũng tận tâm chăm sóc, nhưng điều đó vẫn không giúp cho bệnh tình con gái tôi được khả quan hơn. Cuối cùng, khi tình hình ngày một tệ đi, các bác sĩ quyết định chuyển con bé đến một bệnh viện đa khoa lớn hơn. Nhưng ngay khi vợ chồng tôi ký những giấy tờ cần thiết và các nhân viên chuẩn bị đưa nó lên băng ca để đẩy ra máy bay thì một điều kỳ diệu xảy ra. Con bé tỉnh dậy, mơ màng nhưng cũng nhận ra được những gì xung quanh. Vài ngày sau, sức khoẻ con tôi đã dần dần bình phục. Được tiếp tục theo dõi trong vòng năm ngày nữa, con bé đã có thể trở về nhà. Ôm đứa con bé bỏng vào lòng, tôi âu yếm hỏi: “Con đã thấy gì trong giấc ngủ dài suốt mấy ngày qua, con yêu?” "Con thấy cầu vồng mẹ ạ!" - Mắt con tôi sáng lên - "Con đã đi trên cầu vồng ấy nhưng con cảm thấy rất nhớ ba mẹ." Mùa hè năm đó, sau một cơn bão tan nhanh, cùng một lúc có cả hai chiếc cầu vồng xuất hiện bắc ngang qua hồ nước sau nhà chúng tôi. Chồng tôi nhìn thấy chúng trước và gọi hai mẹ con ra xem cảnh đẹp tuyệt vời này. Chúng tôi không thể không trầm trồ với những gì mình tận mắt thấy. Con gái tôi ngẩn người ra nhìn kỳ quan thiên nhiên đang trải ra trước mắt mình rồi thì thầm: "Mẹ ơi, con đã bước chân đi trên nó, thật đấy! Mẹ có tin điều đó không mẹ?” - "Mẹ tin chứ, con gái!" "Khi con bệnh, con thấy mình đang ở trong bóng đêm. Con sợ lắm, vì con không thể thấy được gì xung quanh Con cứ cầu mong cho một chiếc cầu vồng hiện ra với con, Và rồi nó hiện ra thật mẹ ạ! Con bước lên nhưng bậc thang muôn màu, tin rằng đi hết cầu vồng con sẽ gặp được ba mẹ. Và thật kỳ diệu mẹ ạ, cuối cùng con đã được trở về nhà”. Tôi nhìn vào mắt con bé, âu yếm nói: "Con nói đúng, con yêu. Chúng ta sẽ không bao giờ đánh mất niềm tin vào những điều kỳ diệu!". -

Nguồn tin: Thuỳ Mai Theo Raibow’s End

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập14
  • Hôm nay22,795
  • Tháng hiện tại267,664
  • Tổng lượt truy cập35,533,945
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây