Diểm tựa của Niềm tin P 3

Thứ năm - 12/05/2022 23:25
Phần 3
Kỳ nghĩ ý nghĩa nhất “Có những thứ bạn nhận được lại quý giá gấp bội phần những gì bạn cho đi.” Trên khoảng sàn phẳng phía sau chiếc xe tải cũ kỹ đang băng băng trên đường chạy ra biển, chúng tôi ngồi sát bên nhau, cùng ca vang bài"La Bamba"- khúc nhạc sôi động đã trở nên “quốc tế hoá”. Niềm vui phơi phới trào dâng trong lòng tôi, một niềm vui rất lạ, khác hẳn những cảm giác mà tôi đã từng có trước đây. Xung quanh tôi là những khuôn mặt tươi tắn và hớn hở của các bác sĩ, y tá lẫn người dân địa phương - những khuôn mặt đã trở nên thân thuộc với tôi. Cả tuần, chúng tôi, đã phải bận rộn với công việc ở bệnh viện.Và hôm nay là ngày nghỉ đầu tiên một ngày nghỉ thật tuyệt vời.  Mùa hè này, theo chân bố một giáo sư nhãn khoa tôi và chị Rachel đến với đất nước Nicaragua. Bố muốn tôi và chị Rachel có cơ hội làm việc như những tình nguyện viên quốc tế để có dịp hoà mình vào cuộc sống của những người dân nghèo khó. Mọi thứ ở đây đối với chúng tôi đều hết sức xa lạ.Chị em tôi cứ há hốc mồm kinh ngạc trước những gì mình gặp phải. Và thậm chí trong mấy ngày đầu tiên, tôi còn nghĩ rằng hẳn đã có hàng tá con rệp chui vào bụng mình. Trước đó, chúng tôi cũng đã đi du lịch vài nơi, được nhìn thấy những vùng đất lạ, thấy nhiều phong cảnh đẹp, tiếp xúc với nhiều lối sống khác nhau. Tuy nhiên, chuyến đi đến Nicaragua lần này không phải là một kỳ nghỉ thực sự. Ngay khi vừa đặt chân đến đăy, tôi đã nhận ra rằng cách hoà đồng vào cuộc sống mới ở mỗi người rất khác nhau. Chẳng hạn như Kurt và Shelly, những bác sĩ trẻ từng đi đến nhiều nước, đã có những kinh nghiệm riêng để tiếp cận người dân bản địa bằng phong cách thân mật lịch thiệp, dù ngôn ngữ bất đồng. Còn Cynthia và Ceorge, hai sinh viên y khoa mới ra trường, vốn tính, đã mang cả va ly đồ hộp theo để không phải đụng đũa đến thức ăn địa phương. Thậm chí họ còn mang. Trải qua hai tuần làm việc cùng các y tá và giáo viên địa phương, chúng tôi đã tiếp xúc với gần 3 nghìn người dân. Công việc của chúng tôi là khám mắt, tư vấn về cách bảo vệ mắt và cắt kính cho họ. 

Những thiếu niên 16 tuổi ở vùng này sống khác hẳn tới. Phần lớn họ đều phải làm việc để giúp đỡ gia đình - những công việc mà tôi chưa từng làm bao giờ. Có người đã là một nông dân thực thụ, có người suốt ngày suốt tháng lênh đênh trên tàu đánh cá. Cả thị trấn chỉ có được vài sinh viên học đại học ở thành phố. Thậm chí có người còn chưa từng đến trường, lại có người đã xây dựng gia đình riêng ở tuổi còn rất trẻ. Những người dân ở đây đều rất cởi mở và chân tình. Việc tiếp xúc với họ đã giúp tôi hiểu thêm nhiều điều về cuộc sống, về con người địa phương, về đất nước Nicaragua tươi đẹp. Đó là những điều thú vị mà không có sách vở nào có thể dạy cho tôi được. Đối với tôi hai tuần lễ hoà mình vào cuộc sống của cộng đồng dân cư nơi đây đã thực sự giúp tôi trưởng thành hơn nhiều trong nhận thức. Tôi đã vô cùng xúc động khi chứng kiến những cụ ông, cụ bà sung sướng đến phát khóc khi lại có thể nhìn thấy rõ từng đường nét trong lòng bàn tay. Nhờ đôi mắt sáng hơn, họ có thể làm việc và may vá chính xác. Các em nhỏ bị cận thị giờ cũng đã có thể học tập tốt hơn nhiều, nhờ vào những cặp kính thuốc miễn phí. Tôi hy vọng nhờ đó, chúng sẽ có thể học cao hơn để giúp ích cho quê hương còn nghèo của mình. Tôi đã thấm nhuần tư tưởng phải tôn trọng người khác cho dù họ đang ở trong một đất nước còn nghèo khó, tụt hậu. Nhung hình như có một vài thành viên trong đội tình nguyện chúng tôi không nghĩ ấy. Chẳng hạn như Cynthia và George. Cái cách họ tiếp xúc với người dân bản địa - thờ ơ, lãnh đạm, thiếu tôn trọng - đã khiến cho trưởng đoàn phải nhắc nhở. Dường như, họ tham gia chuyến đi chỉ cốt để thoả man sở thích du ngoạn, để góp nhặt nhưng mẩu chuyện vui mang về nhà.  Họ cảm thấy hài lòng vì đã "ban ơn" cho người khác, nhưng không biết rằng còn có những điều quan trọng hơn. Đó là ý nghĩa mà tôi nhận ra khi dấn thân vào cuộc hành trình: học hỏi kinh nghiệm và giao lưu văn hoá với một tinh thần bình đẳng, hoà nhập cùng người dân Nicaragua. Trên bãi biển, chúng tôi ăn trưa với những người bạn mới, các y tá và thầy giáo địa phương. Ngoài xa, một nhóm ngư dân đang lên thuyền đánh cá. Chúng tôi ngồi trong bóng râm của những tán cọ, ném thức ăn thừa cho đám kênh kênh to khoẻ đang lừ đừ dưới ánh nắng ban trưa. Lũ còng biển bò qua để lại những đường ngang dọc thẳng tắp trên cát. Tôi nhắm mắt lại, ngẫm nghĩ về việc Cynthia và George - đã bỏ cuộc giữa chừng. Có lẽ, trong hành trang mang theo của họ đà thiếu đi một tinh thần quan - trọng nhất, cần thiết nhất tinh thần vì cộng đồng.

Cuộc sống có quy luật đơn giản chúng ta sẽ nhận được những gì mình đã cho đi. Tuy nhiên, kết thúc chuyến đi lần này, tôi rút ra một điều: có những thứ mình nhận được lại quý giá gấp bội phần những gì mình cho đi. Chúng tôi đã giúp người dân ở đây mở rộng tầm nhìn bằng các dụng cụ y khoa, nhưng chính họ đã giúp cho tôi thấu hiểu nhiều hơn về thế giới xung quanh, về tâm hồn con người. Lam Anh Theo Sight and Insight Thư gửi Thượng đế  Kính thưa Thượng đế, Con tên là Charies, vừa tròn 12 tuổi. Khi đọc lá thư này, có lẽ Người sẽ ngạc nhiên vì nó được đánh máy chứ không phải viết tay như những lá thư của các bạn khác bằng tuổi con. Người biết không việc viết chứ đối với con rất khó khăn vì con bị rối loạn chức năng vận động. Chỉ số thông minh của con là 140, nhưng khi trông thấy chữ viết tay của con, thì không ai tin điều đó cả. Con chưa bao giờ có thể cầm được một cây bút chì cho đúng cách, Trong khi các bạn khác vẽ được hình những con thú thật dễ thương thì con thậm chí còn không kẻ được một nét cho thật thẳng. Con đã rất cố gắng nhưng tay con cứ co quắp lại, chữ viết trồi sụt không thẳng hàng, các đường tô màu thì nhoè nhoẹt và dấu màu lấm lem khắp cả bức tranh. Khi viết chính tả thì không bạn nào trong lớp muốn đổi bài với con để chấm điểm vì họ không thể đọc được chứ con viết. Chỉ có Keith là đọc được, nhưng năm học này, cậu ấy đã theo gia đình chuyển đi nơi- khác mất rồi Người ạ! Não và hai tay của con không thể phối hợp với nhau được. Con có thể nhận biết cây bút chì trong tay, nhưng để viết một trang giấy thì con không làm được. Con phải ghì thật chặt cây bút chì và dùng cả sức mạnh ý chí lẫn sức mạnh cơ bắp mới có thể viết được vài dòng mà thôi. Đối với con, giải thích một việc gì đó bằng miệng dễ hơn là viết rất nhiều. Con nói năng lưu loát nhưng không phải lúc nào thầy giáo cũng cho phép con phát biểu. Nếu như thầy yêu cầu con viết một bài văn kể lại chuyến đi tham quan thủ đô hoặc tả một thắng cảnh nào đó thì con thấy như đang bị phạt vậy. Nhưng nếu được phép nói về nhưng đề tài ấy, con có thể tả cho mọi người biết cái cảm giác run lên vì xúc động khi nhìn thấy bản tuyên ngôn độc lập trong phòng lưu trữ quốc gia, hay sự xao xuyến trong lòng khi con đứng trước những phong cảnh tuyệt vời của đất nước thân yêu những dải đất mà biết bao người đã đổ mồ hôi và xương máu để vun đắp, giữ gìn. Điểm số môn mỹ thuật của con 
thua xa bạn bè. Có rất nhiều thứ con phác thảo trong tâm trí nhưng đôi tay con lại từ chối vẽ nên những hình ảnh ấy. Không sao, chẳng phải con đang phàn nàn gì với Người đâu. Con vẫn cảm thấy mình ổn cả thôi. Người biết không, con đã được ban cho một trí tuệ minh mẫn và tính hài hước đáng quý. Con rất giỏi trong việc hùng biện, nhận biết, tính toán, và con còn rất thích tranh luận với mọi người. Lớp con thường có những buổi thảo luận nhóm và con thật sự nổi bật giữa đám bạn. Khi nào lớn lên, con muốn trở thành một luật sư làm việc cho toà án hẳn hoi. Con biết mình có khiếu với công việc đó. Con sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra các bằng chứng, tìm ra sự thật và trình bày sự việc với mọi người một cách trung thực nhất. Thượng đế kính yêu, con muốn chuyển đến Người lời cám ơn sâu sắc nhất. Con viết lá thư này, chỉ để Người biết là con vẫn ổn. Cuộc sống đôi khi rất khó khăn, nhưng Người có biết điều gì không. Con chấp nhận thử thách. Con có niềm tin là mình sẽ vượt qua được mọi thứ. Cả căn bệnh cũng chính là cơ hội để con cảm nhận được tình yêu thương của mọi người xung quanh, cũng như cho con biết quý trọng cuộc sống mà con đang được hưởng. Xin cám ơn Người vì tất cả. Charles - Vinh Tân Theo Internet Thức tỉnh “Kinh nghiệm sống là những kinh nghiệm quý giá mà ta luôn có cơ hội để nắm bắt, chỉ cần ta chịu bỏ thời gian để cảm nhận, lắng nghe…”Tối đó bệnh nhân nhập viện quá nhiều, đến nỗi tôi cũng không tài nào nhớ được là mình đã phải giải quyết bao nhiêu ca nữa. Tôi mệt đến phát cáu. Là một bác sĩ trẻ vừa mới ra trường, tôi lao vào công việc, quyết tâm chứng tỏ cho mọi người thấy được năng lực của mình bằng phương châm nhanh - gọn - lẹ" Nhanh nhẹn trong mọi hành động đa trở thành tác phong của tôi. Mỗi buổi sáng bắt đầu là tôi hiểu một ngày nữa lại sắp qua.Tôi chỉ mong muốn có một điều là làm cho xong mọi việc một cách nhanh nhất có thể.
Chiếc điện thoại trong túi tôi lại rung lên, giọng cô y tá mệt mỏi: "Này Ben, thêm một ca nữa. Một người đàn ông khoảng 90 tuổi, bệnh ung thư". Quá mệt mỏi và chán ngán, tôi chỉ thờ ơ xem qua bệnh án rồi từ từ bước đến phòng ông. Người tôi hoàn toàn vô cảm. Ngồi bên giường bệnh, tôi bắt đầu hỏi những câu quen thuộc mà thực sự không trông Đợi câu trả lời của bệnh nhân cho lắm. Nhưng đáp lại, ông cụ trả lời thật lưu loát, chính xác các câu hỏi của tôi bằng một giọng nói trầm trầm và rõ ràng, khiến tôi thoáng ngạc nhiên Vừa lục lọi trong trí nhớ nhưng kiến thức đã học để chẩn đoán bệnh, tôi vừa hỏi ông đã từng sống và làm việc ở nước ngoài bao giờ chưa. "Có sau chiến tranh, tôi sống ở châu Âu bảy năm."- Ông cụ đáp. Hơi tò mò, tôi tiếp tục hỏi ông có phải đã tham gia chiến trận ở châu Âu không "Không, tôi là luật sư - là một trong những công tố viên của toà án Nuremberg" - Ông từ tốn. Toà án Nurembergsao?" -Tôi hỏi với một chút mỉa mai. Tôi không tin ông lão gầy gò trên giường bệnh trước mặt tôi từng là công tố viên của Nuremberg, toà án nổi tiếng từng xét xử tội ác chiến tranh của bọn phát xít. Ông gật đầu nói thêm: "Sau này tôi vẫn thường hay đến Đức để góp tay vào việc điều chỉnh hệ thống luật pháp của họ". Tôi chán chường nghỉ thầm: "Hừm! chắc ông ấy ba hoa!", rồi tranh thủ khám cho xong để còn làm thủ tục bàn giao ca trục, trả lại chiếc điện thoại cứ chực rung lên liên tục. Khi đã hoàn toàn "tự do'' tôi vội vàng thay đồ rồi bước ra khỏi bệnh viện. Nhưng bỗng tôi chựng lại khi nhớ đến người bệnh nhàn già. Giọng nói của ông rất đanh thép, còn ánh mắt thì rất tinh anh và có uy quyền. Đến bên chiếc điện thoại bàn, tôi quay số gọi cho anh trai mình, lúc đó đang là sinh viên luật. Tôi nói tên ông cụ và hỏi anh có từng nghe hay thấy tên ông ấy ở đâu đó trong sách vở anh học không. Sau vài phút lục tìm, anh trả lời tôi: "Ông ta là một trong những công tố viên hàng đầu của toà án Nuremberg đấy!" Tôi không nhớ mình đa đến được phòng ông bằng cách nào. Tôi thật sự xấu hổ vì đa nghĩ không tốt về ông, đã có thái độ thờ ơ, không đúng trách nhiệm của một người bác sĩ khi khám bệnh cho ông. Công việc mà tôi đam mê, giờ đã trở thành một gánh nặng mà tôi chán chường, đã biến tôi thành một cái máy vô tri vô giác rồi gõ cửa và bước vào ngồi đúng ngay trên chiếc ghế mà tôi mới vừa ngồi khám bệnh, chạm rồi thưa với ông rằng: "Thưa ông, cháu đã hết ca trực, nhưng nếu ông không phiền. Cháu đang rất muốn nghe về Nuremberg và công việc của ông ở đó, có được không ạ?" Ông nhìn tôi mỉm cười và bảo: "Được thôi, tôi rất sẵn lòng". Rồi ông kể, chậm rãi và khúc chiết, từng câu chuyện về châu Âu hoang tàn sau chiến tranh, về những trại tập trung "địa ngục trần gian" rủa Đức quốc xã, về cảnh xác người chất thành đống thật tang thương. Ông kể cho tôi nghe về những câu chuyện ở toà án. Đối với ông, những tên tội phạm chiến tranh chỉ là một đám nguòi tội nghiệp Ngoại trù việc nhận thức  về sự bại trận thì chúng hoàn toàn không hiểu tầm quan trọng của phán quyết công minh và trật tự trong phiên toà hay trách nhiệm phải đi sâu đến từng chi tiết của toà án. Chính quyền phát xít không bao giờ hành xử như vậy. Ông đã quyết định ở lại châu Âu bảy năm để góp sức xây dựng một hệ thống luật pháp không cho phép sự bạo ngược diễn ra nữa. Tôi như một cậu bé con im lặng ngồi nghe như nuốt từng lời ông kể. Đó là những câu chuyện lịch sử đã xảy ra trước khi tôi có mặt trên đời này. Một giờ đồng hồ sau, tôi cảm ơn, bắt tay chào tạm biệt ông và trở về nhà. Buổi sáng hôm sau của tôi cũng bắt đầu từ rất sớm và vẫn tất bật như mọi ngày Lúc tôi trở lại thăm ông lào thì đã muộn: chiếc giường trống không? Ông cụ đã chuyển viện ngay trong đêm hôm trước. Tôi bước ra ngoài trời, hít thở bầu không khí ướt đẫm sương sớm, phảng phất mùi hoa cỏ mùa xuân và nghĩ về ông. Một cảm giác nuối tiếc cho cuộc gặp. Sờ quá ngắn ngủi xen lẫn niềm vui dịu dàng trong lòng. Bất chợt tôi nhận thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa hơn "Giàu có" hơn những bệnh nhân của tôi không đơn giản như tôi tưởng, mà họ chính 1à những người giúp tôi khám phá được nhiều điều hơn. Thời gian dần trôi, và tôi nhận ra rằng những ảnh hưởng của ông cụ đến tôi không chỉ có thế. Dù công việc hàng ngày của tôi vân luôn đầy ắp, gây cho tôi nhưng giờ phút căng thẳng và mệt nhoài, nhưng trong tôi đã có một thay đổi lớn.Tôi bắt đầu để ý đến những sắc màu hình dáng và mùi vị của mọi sự vật những thứ làm nên sự kỳ diệu cho cuộc sống thường ngày. Tôi trân trọng và chu đáo hơn với bệnh nhân của mình vì ở họ luôn có rất nhiều kinh nghiệm quý báu để cho tôi học hỏi. - Ngọc Trân Theo My Patints Tôi rất biết ơn bạn! “Dù Greg đã ra đi, nhưng cuộc sống và tình bạn của cậu ấy đã thật sự làm thay đổi cuộc đời tôi. Cậu ấy đã dạy cho tôi phải luôn mạnh mẽ, lạc quan và luôn biết trân trọng những gì mình đang có.” 

Tôi bị mắc bệnh thiếu máu, nên cứ bốn tuần một lần tôi lại phải vào bệnh viện để truyền máu. Mỗi lần như vậy, tôi phải nằm trọng bệnh viện suốt hai ngày tiếp theo chỉ để các bác sĩ theo dõi mà mình thì chẳng có việc gì để làm cả. Cũng may trong những lần nằm viện đó, tôi có quen được vài người bạn cũng thường phải vào viện như tôi. Chúng tôi thường đến chuyện trò cùng nhau và bày ra đủ thứ trò chơi. Nhưng chỉ tiếc một điều, chúng đều nhỏ hơn tôi vài ba tuổi, nên tôi cũng không cảm thấy hoà hợp hay thân thiết gì cho lắm. Trong một buổi phải vào viện truyền máu như thường lệ sau ngày sinh nhật thứ mười lăm của tôi, cô y tá kể cho tôi nghe về Greg - một bệnh nhân bằng tuổi tôi vừa nhập viện vài ngày trước. Nghỉ đến việc có được một người bạn mới, tôi liền theo cô vào phòng của Greg. Và kể từ lúc đó trở đi, cuộc đời tôi bắt đầu thay đổi. Trong phòng Greg tràn ngập bong bóng màu bạc, dụng cụ thể thao và trò chơi điện tử. Cậu ấy có làn da nâu rám nắng và mái tóc đen gợn sóng. Lúc tôi vào Greg đang cầm trong tay bộ điều khiển để chơi trò Nintendo - một trò chơi mà tôi cũng thích mê. Nhìn tôi, cậu ấy mỉm cười như chúng tôi đã từng quen nhau từ trước: “Cậu chơi với tớ chứ” Cũng không chút ngại ngần, tôi nhảy phốc lên giường, cầm bộ điều khiển còn lại và mải mê chơi cùng cậu ấy. Greg bị ung thư. So với cậu ấy, tôi quả thật may mắn hơn nhiều. Bệnh của tôi không nguy hiểm lắm đến tính mạng, nhưng Greg thì đang phải chiến đấu với bệnh tật từng ngày. Trong một thời gian ngắn kể từ ngày chúng tôi quen nhau, những đợt hoá trị, xạ trị khiến Greg ngày càng tiều tuy. Mái tóc dày đen mượt của cậu ấy cứ thưa dần, còn cơ thể thì gầy rộc đi tròng rất đáng thương. Dầu vậy, chưa bao giờ Greg than thở điều gì với tôi. Mỗi khi chúng tôi gặp nhau, câu chuyện và những trò chơi vẫn rộn ràng, vui vẻ như ngày nào. Và dù càng ngày càng yếu dần, cậu ấy vẫn luôn tươi cười với tôi, một nụ cười tươi tắn nở bừng trên khuôn mặt xanh xao. Greg không bao giờ tỏ ra sợ hãi hay tuyệt vọng. Đầu năm sau, bệnh tình của Greg trở nên trầm trọng hơn. Bác sĩ bảo cậu ấy phải vào bệnh viện- hàng ngày để tiêm kháng sinh, can xi và tiểu huyết cầu. Từ chỗ ở của Greg đến bệnh viện mất khoảng hai giờ, nên việc đi lại là cả một vấn đề lớn. Biết được tình cảnh của bạn tôi, cha tôi làm hồ sơ xin nuôi cậu ấy. Nhà tôi chỉ cách bệnh viện hơn một cây số nên sẽ dễ dàng cho cậu ấy hơn. Tôi vui mừng biết bao khi cha làm như thế. Tôi sẵn sàng chia sẻ chiếc giường êm của mình với Greg, sẽ mời cậu ấy chơi chung mọi thứ đồ chơi mà tôi có, và thậm chí nếu phải nhường bữa ăn của mình cho bạn, tôi cũng sẵn lòng. Thật không may, nhà chức trách không công nhận cha tôi có đủ năng lực tài chính để nuôi Greg. Cuối cùng, bạn tôi về sống chung với một cặp vợ chồng người Nga, họ đã nhận làm người bảo trợ. Mỗi lần vào bệnh viện để thăm Greg, tôi đều cầm theo trò chơi điện tử để hai đứa cùng chơi. Dạo đó mỗi ngày cậu ấy phải ở trong bệnh viện bốn tiếng để điều trị. Một lần nọ, khi tôi hỏi Greg về bệnh tình, cậu ấy nói rằng: "Các bác sĩ đã làm đủ mọi cách, nhưng có lẽ tớ sẽ chết". - Chết ư! Đlều đó chẳng gây cho tôi ấn rượng lắm. Trước đó, tôi chưa bao giờ mất đi một người thân thiết nào cả, nên tôi không thể hình dung rõ về điều này. Tôi chỉ nghĩ rằng Greg nói đùa. Tuy lúc đó cậu ấy gầy lắm, chỉ khoảng 40 ký mà thôi, nhưng có bao giờ tôi thấy cậu ấy tỏ ra đau đớn gì đâu thế nên tôi tin chắc rằng cậu ấy sẽ không sao. Sau vài tháng vào viện thường xuyên, Greg đã có vẻ khá hơn. Cậu ấy tăng cân, tóc đa mọc trở lại. Mỗi lần gặp nhau là chúng tôi lại cùng chơi game hay xem phim. Greg rất thích phim ma trận bộ phim mà cậu ấy cho là hay nhất mọi thời đại. Đó là quãng thời gian thật đẹp. Chúng tôi rất vui vẻ và mọi thứ dường như vô cùng tốt đẹp. Nhưng rồi bệnh của Greg đột nhiên trở nặng Greg lại phải vào bệnh viện, nhưng lần này là nằm lâu hơn. Mỗi lần đến thăm, tôi đều cầu nguyện cho bạn. Ban đầu Greg không thể chơi game được nữa, rồi không thể nói, và cuối cùng là rơi vào tình trạng nửa tỉnh nửa mê tình trạng này cứ tiếp tục cho đến một buổi tối thứ. Bảy nọ, sau khi truyền máu xong,t ôi vội vàng lên lầu thăm Greg. Vừa bước vào phòng, tôi đã giật mình khi thấy bạn tôi nằm đó, người gầy rộc đi dù chúng tôi chỉ mới không gặp nhau hai ngày. Đôi mắt Greg nhắm nghiền, hơi thở nặng nhọc và đứt quãng. Chung quanh cậu ấy là sáu ống dẫn và bốn cái máy điều trị đang hoạt động không ngừng. Tôi ước mình có thể làm một điều gì đó để giảm đi nỗi đau đớn mà Greg đang phải gánh chịu. Tôi thấy sợ hãi khi trông cậu ấy yếu ớt như thế không bao giờ hồi phục lại được nữa. Tôi nắm lấy tay người bạn thân thiết của mình, nó lạnh như băng. Hoảng sợ và thấy mình bất lực, tôi chỉ còn biết quỳ xuống và cầu nguyện. Dù tôi đã khẩn khoản cầu xin cho một điều kỳ diệu sẽ xảy đến với Greg, cho cậu ấy được khoẻ lại được mở mắt ra và nhìn tôi mỉm cười, nhưng cuối cùng thì vẫn không có phép lạ nào xảy ra cả. Greg đã ra đi. Nhưng dẫu sao, điều đó cũng còn là một niềm an ủi, vì chắc hẳn cái chết đã giải thoát bạn tôi khỏi những cơn đau đớn mà không có một loại thuốc giảm đau nào có thể giúp được. Dù Greg đã ra đi, nhưng cuộc sống và tình bạn của cậu ấy dành cho tôi đã thật sự làm thay đổi cuộc đời tôi. Cậu ấy đã dạy cho tôi phải luôn mạnh mẽ, lạc quan, và biết trân trọng những gì mình đang có. Dù tôi đang sống cùng với căn bệnh thiếu máu, nhưng giờ đây tôi đã hiểu và biết cách cảm ơn cuộc sống từng ngày, chứ không phải lúc nào cũng buồn phiền vì những gì mình không có. - Bích Chi Theo The Death Of A Friend Sau cơn nguy biến “Một biến cố nào đó có thể biến một ngày bình yên trở thành đáng sợ. Thế nhưng giữa thứ mọi thứ xáo trộn, hỗn loạn, vẫn có những con người vượt qua được nỗi sợ hãi và trung thành với lòng nhân hậu của mình.” Vợ chồng tôi định tổ chức lễ Tạ ơn ngay trong nhà mình, với món xúp lau bình thường và mấy lát bánh mì khô khốc như thế này đâu. Chúng tôi đa lên kế hoạch cho một bữa tối thịnh soạn tại một nhà hàng Mỹ với món gà rán và bánh bí ngô truyền thống. Nhưng một biến cố chính trị đa xảy đến và cảnh sát buộc chúng tôi phải quay về nhà. Cuộc sống tại thị trấn Seychel1es nơi chúng tôi ở đang gặp bà tổn. Cái nóng hừng hực của buổi trưa miền nhiệt đới làm méo mó bóng của những người lính đang tuần tra đi lại trên vỉa hè trước nhà chúng tôi. Họ đang truy lùng những phần tử phản động có âm mưu lật đổ chính quyền đã đổ bộ lên đảo. Vài giờ trước đó, tên cầm đầu đã bỏ trốn trên một chiếc máy bay, nhưng đám lính tay chân của hắn vẫn còn lẩn khuất đâu đó quanh các khu đồi. Lệnh giới nghiêm được đặt ra. Trên đài phát đi nhưng thông báo đề nghị người dân đóng kín cửa, không được ra ngoài khiến cho không khí càng trở nên căng thẳng và nặng nề. Hòn đảo nhỏ của chúng tôi bỗng chốc trở thành một cái bẫy, còn chúng tôi là những con mồi buộc phải trốn chui trốn nhủi. Về đến nhà, vợ chồng tôi vội vàng gài chặt cửa rồi cùng ngồi theo dõi tin tức trên đài. Vợ tôi thực sự khiếp sợ, cô ấy đâm ra buồn nôn và người cứ lạnh toát khiến tôi phải một phen lo lắng. Chưa bao giờ chúng tôi gặp phải một biến cố lớn như thế trong đời. Tiếng súng thỉnh thoảng lại vang lên khiến ai nấy đều rùng mình sợ hãi. Ngày thứ năm sau khi chính phú phát lệnh giới nghiêm, chúng tôi sắp hết cả thức ăn lẫn gạo mà vẫn nơm nớp lo sợ không dám ra ngoài tìm mua. Chợt chúng tôi thấy một bóng người đi qua trước cổng nhà mình. Đó là ông lão nông dân vừa dọn tới xóm tôi không lâu, và chúng tôi chưa có dịp nào để chuyện trò cả. Hàng ngày, Mary và tôi vẫn thường thấy vợ chồng ông lão về ngang qua nhà chúng tôi vào lúc chiều tà, đầu đội những bó cỏ lớn. Hình như họ rất nghèo - chân không giày, áo quần rách bươm nhưng trông rất hạnh phúc. "Ông ơi!- Mary gọi nhỏ và hé cánh cửa. Ông lao bước vào nhà. "Sao ông lại ra đường vào lúc này, nguy hiểm lắm đấy ạ!"' Cô ấy lo lắng thì thào. Ông bảo ông biết là đang có lệnh giới nghiêm nhưng vì phải kiếm thức ăn cho đàn gia súc nên vẫn phải ra đường. Sau vài câu trao đổi vắn tắt, Mary lưỡng lự nhờ ông mua họ thức ăn. Gương mặt ông có vẻ không hài lòng khi Mary dúi vào tay ông tờ giấy hai mươi đồng. Ông trả lại tiền và bảo: "Ngoài thị trấn còn lộn xộn lắm, tốt nhất là cô rú ở trong nhà" Rồi ông bỏ đi, không nói thêm lời nào. Vợ tôi có vẻ giận dỗi. Tại sao ông nào không giúp chúng tôi trong khi chính ông phải ra ngoài như thế? Chúng tôi cảm thấy còn xa cách với ông lão hơn là khi chưa nói chuyện với nhau. Cứ thế chúng tôi ru rú trong nhà, hết đọc sách lại xem ti vi cho đến hết ngày. Kể ra đó sẽ là quãng thời gian nghỉ ngơi thoải mái nếu không có bọn đảo chính và chứng đau bao cử hành hạ khiến vợ tôi cứ thỉnh thoảng lại chạy vào phòng tắm nôn oẹ. Lúc trời vừa sập tối thì có tiếng gõ ở của sau. Tôi đứng phắt dậy, bụng bảo dạ: chắc đa đến lúc lực lượng an ninh đến yêu cầu sơ tán rồi đây. Lăm lăm cây gậy trong tay đề phòng bất trắc, tôi hé cửa nhà. Không phải một người lính với khẩu AK trong tay, trước mắt tôi là ông lão nông dân hàng xóm. Tôi, ông lão mỉm cười, hạ bao gạo và túi rau trên vai xuống, đẩy về phía tôi. Ông dúi vào tay tôi một hộp sữa đặc cùng một sớ lon đồ hộp, rồi quay lưng rảo bước, vòng đầy bất ngờ, tôi vụng về với theo:"Gượm đã, để chúng cháu gởi tiền cho ông đã chứ'" "Không, không cần đâu. Cả thị trấn này đều đóng cửa cả, nên ta mang đồ từ nhà mình cho các cháu đấy. Chúc một ngày tốt lành!"- Ông lão chỉ nói vậy, rồi điềm nhiên bước tiếp. Mary và tôi đứng lạng, sững sờ trước lòng tốt của ông lão. Hành động của ông là điều mà chúng tôi không ngờ đến, vì chỉ vài giờ trước, chúng tôi còn nghĩ ông là người chỉ biết đến bản thân mình. Sự kiện đó đà khiến những ngày phải quanh quẩn trong nhà cửa chúng tôi trở nên dễ chịu hơn. Có gì phải lo sợ, khi điều tốt lành vẫn ở quanh đây. Chúng tôi học được cách tin tưởng nhiều hơn, ở cuộc đời này và ỏ mọi người quanh mình. Vài ngày sau, lực lượng an ninh đã bắt được hết bọn lính đánh thuê, cuộc sống dần trở lại bình thường. Chúng tôi đã được vực dạy sau cơn nguy biến bằng niềm tin ở lòng tốt con người Nhưng cơn buồn nôn cửa vợ tôi hoá ra lại là dấu hiẹu đầu tiên báo trước sự có mặt của cô con gái nhỏ xinh xắn của chúng tôi. - NgocTrân Sức mạnh của niềm tin “Ai cũng phải công nhận một sự thật quan trong rằng trong mỗi con người, dù đã trưởng thành hay ở tuổi thiếu niên, đều ẩn chứa tiềm năng để làm nên những thành công lớn.”  “ Em chơi ở vị trí trung vệ nhé!" Tôi ngoái nhìn ra phía sau. Sau lưng tôi chỉ là khoảng sân vắng. "Là em ư?" - Tôi ngạc nhiên chỉ vào mình. "Ừ" Huấn luyện viên nhắc lại - "Em hợp với vị trí trung vệ đó, Yep ạ." Đó là huấn luyện viên đội bóng vừa thành lập của trường tôi. Tên thật của anh ấy tôi đã có lần nghe qua nhưng không nhớ, chỉ biết mọi người thường gọi anh là SuperRoy-huấn luyện viên bóng đá đồng thời là người thầy thông thái và mẫu mực nhất mà tôi từng gặp, Anh đã phát hiện ra một cầu thủ trung vệ tiềm ẩn bên trong một thằng bé nhút nhát gầy gò ngay trong ngày tập luyện đầu tiên. Và điều đó đa giúp tôi vững tin hơn rất nhiều. Khi đến dự buổi tập hôm ấy, tôi chỉ định làm một khán giả mà thôi. Thậm chí, đã có lúc tôi nghĩ mình chẳng phù hợp với bất cứ một môn thể thao nào ấy vậy mà khi rời bãi tập ra về thì tôi đã là một trung vệ của đội bóng. Tôi tự hỏi phải chăng Super Roy đã nhận thấy điều gì mà chính tôi không nhận ra ở bản thân mình? "Anh có chắc em se chơi tốt ở vị trí trung vệ không? “Để xem” Anh ngắm nhìn tôi một lát - "Yep này, em sẽ là một trung vệ khá lắm đấy." "Vâng" - Tôi đáp, hơi bối rối nhưng cũng rất tự hào. Tôi sẽ chơi bóng thật tốt, vì tôi có năng khiếu cơ mà. Có thể mọi người đa từng biết tôi sẽ thấy điều đó có vẻ khó tin, nhưng huấn luyện viên của tôi đà nói vậy. Và tôi thì tôi tin điều đó! Super Roy đa đặt ra một thông lệ trong việc huấn luyện của mình. Trong mỗi buổi tập, ngoài bài học lý thuyết và thực hành bóng đá, anh còn dạy cho chúng tôi một câu nói nào đó, và chúng tôi phải ghi nhớ để hôm sau đứng lên nhắc lại cho cả lớp nghe. Đó là giây phút quan trọng nhất trong buổi tập. Không ai muốn mình phải lúng túng trước cả đội tuyển vì quên bài học của huấn luyện. Một ngày nọ sau buổi tập, Super Roy gọi tôi. "Ngày mai đến lượt em trả bài đấy nhé!" - Anh bảo. "Vâng" - Tôi đáp và chăm chú lắng nghe. "Nào, nghe đây: Điều quan trọng ở một con người không phải là vóc dáng bên ngoài mà là nhân cách sống Yep, em nghe rõ rồi chứ?" "Vâng, thưa huấn luyện viên " Super Roy nháy mắt và vô vai tôi. Tôi lập tức ghi nhớ câu nói ấy trong đầu, cà cứ nhẩm đi nhẩm lại cả ngày hôm sau. Trong giờ giải lao ở trường, tôi đã viết lại câu đó rất nhiều lần. Và trong suốt buổi tập, tôi vẫn cứ thì thầm đọc trong miệng để yên tâm rằng câu nói ấy không bị vuột ra khỏi bộ nhớ. Khi đến giờ quy định, tôi tự tin bước lên trước mọi người. "Điều quan trọng ở một con người không phải là vóc dáng bên ngoài, mà là nhân cách sống."- Tôi đọc trôi chảy, không hề vấp váp Super Roy lại mỉm cười và nháy mắt với tôi. Suốt những năm học trung học và ở trong đội bóng, tôi đà luôn hoàn thành nhiệm vụ mà huấn luyện viên giao cho mình, kể cả trong thi đấu lẫn trong việc ghi nhớ những câu nói vào cuối buổi tập. Nhiều năm sau, tôi đã đủ lớn để hiểu ra sự tinh tế trong phương pháp huấn luyện của Super Roy. Quả thực, anh ấy không chỉ là một huấn luyện viên biết phát hiện ra tiềm năng ở các cầu thủ mà còn hiểu được vai trò của thể thao trong quá trình hình thành nhân cách. Năm ấy, chính anh đã giúp một cậu bé nhút nhát, gầy gò là tôi bắt đầu có niềm tin vào bản thân mà hiểu rằng không có chuyện gì khó đến mức mình không kham nổi. Bài học đó đã giúp tôi sống vững vàng hơn. Rồi tôi trở thành giáo viên dạy ở trường dành cho những thiếu niên gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp xã hội. Bài học từ Super Roy vân in đậm dấu ấn trong tôi, và tôi thường xuyên áp dụng phương pháp đó. Mới ngày tôi có một câu nói dành cho một bạn trẻ, một câu nói phù hợp với riêng bạn ấy. Và tôi luôn tìm kiếm những điểm tốt mà các bọc trò mình không tự nhận ra ở bản thân. Có một cậu bé trong lớp tôi có năng khiếu và chất giọng phù hợp để diễn thuyết trước đám đông. Một hôm cậu ấy đa ứng đáp rất hay trước câu hỏi tôi đặt ra cho cả lớp,"Cậu trả lời rất tuyệt, thưa ngài" - Tôi bảo cậu ta. Sau giờ học, cậu ấy gặp tôi ngoài hành lang: “Sao thầy lại gọi em là "ngài", thưa thầy?” "Bởi vì em sẽ thành đạt và được mọi người coi trọng vấn đề là thời điểm ấy đến sớm hay muộn mà thôi. Em hãy chuẩn bị tâm lý để làm quen với vị trí của mình" - Tôi nháy mắt và vỗ vai cậu ấy. Tôi biết chắc rằng Super Roy sẽ rất vui khi biết rằng phương pháp huấn luyện của anh đã được tôi ghi nhớ và vận dụng hiệu quả.
- Lam Anh Theo Super Roy

Bài học đầu tiên “Bạn tao ra cuộc sống nhờ vào những gì mà mình được, nhưng chỉ tạo nên cuộc đời bằng những gì mình cho đi.”Ngay từ bé, tôi đã làm quen với việc kinh doanh nhờ giúp cha trông nom rủa hàng của gia đình tại thị trấn Mott phía Bắc thảo nguyên Dakota. Hồi đó, bảy anh em chúng tôi đều được cha cho phép ra cửa hàng sau giờ tan học. Cửa hàng của chúng tôi rất đông khách và là nơi bạn có thể mua mọi thú mà trẻ con yêu thích. Anh em tôi được cha chỉ dạy rất nhiều về việc bán hàng: từ cách quét bụi, sắp xếp hàng trên kệ, gói hàng cho khách, đến kỹ năng bán hàng và cung cách phục vụ. Vừa làm vừa quan sát, chúng tôi đã nhạn thấy rằng công việc buôn bán của cha không chỉ là vấn đề mưu sinh hay bán chác để kiếm tiền. Có một sự việc xảy ra mãi khắc ghi trong tâm trí tôi. Năm ấy, tôi đang học lớp tám và còn không mấy ngày thì đã đến dịp lễ giáng sinh. Một buổi tối trong khí tôi đang sắp xếp gian hàng đồ chơi như thường lệ thì một thằng bé độ năm hay sáu tuổi bướcvào. No mặc chiếc áo khoác màu nâu sờn rách, cổ và ve áo tả tơi bẩn thỉu, còn mái tóc thì bù xù không thành nếp, ngoại trừ một nhúm tóc ở giữa cứ dựng thẳng trên đỉnh đầu trông rất buồn cười. Đôi giày dưới chân nó thủng lỗ chỗ, bám đầy sình đất và chỉ còn mọt sợi dây buộc qua quýt Thằng bé trông thật nghèo tôi cho rằng nó không thể có đủ tiền để mua được bất cứ thứ gì ở đây. Nó nhìn quanh quầy hàng đồ chơi, nhạt cái này cái nọ lên xem rồi cẩn thận đặt xuống chỗ cũ, háo hức đến độ không nhìn thấy vẻ khó chịu của tôi Cha tôi bước xuống cầu thang và tiến đến bên thằng bé. Đôi mắt màu xanh sáng của ông như đang cười và lúm đồng tiền trên má ông hiện rõ khi ông hỏi xem nó cần gì. Thì ra là nó đang tìm mua một món quà Giáng sinh để tặng cho em trai mình. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy cha đối xử với thằng bé rách rưới ấy trân trọng không khác gì với một người lớn. Cha bảo nó nên đi xem hết một vòng các thứ quà trong cửa hiệu.Gần nửa giờ sau, thằng bé thận trọng cầm lên một chiếc máy bay đồ chơi, bước về phía cha tôi và hỏi: - Cái này hết bao nhiêu, thưa ông? - Cháu có bao nhiêu tiền nào? - Cha hỏi: Thằng bé bèn xoè tay ra giữa lòng bàn tay cáu đất của nó là hai đồng một hào, một đồng năm xu và hai đồng một xu - hai mươi bảy xu cả thảy. Màu giá ghi trên chiếc máy bay đồ chơi mà nó chọn là ba đô la chín mươi tám xu. Bao nhiêu đó cũng đủ rồi cháu ạ. - Cha tôi nói ngay, và thế là chuyện mua bán đã được quyết định xong. Câu trả lời của cha vẫn còn vang bên tai tôi lúc tôi gói món đồ chơi ấy. Khi thằng bé bước ra khỏi cửa hiệu, tôi không còn chú ý đến vẻ rách rưới, cáu bẩn nơi chiếc áo khoác, đến mái tóc bù xù hay đôi giày rách đứt một dây nữa. Những gì tôi nhìn thấy bấy giờ là hình ảnh một đứa bé hớn hở, rạng ngời với một kho báu trên tay. - Vinh Tân 57 Xu làm nên kỳ tích “Một cây to lớn lên từ hạt mầm nhỏ bé. Những điều lớn lao đôi khi cũng được xây dựng từ một khởi đầu khiêm tốn mà thôi.”  Khi cha xứ đến thăm lớp học chủ nhật của nhà thờ thì thấy một cô bé đang đứng nức nở ngoài cửa lớp. Cô bé mếu máo: "Lớp học đông quá con không có chỗ ngồi!". Trong vùng, lũ trẻ không có lấy một trường học cho tử tế, nơi duy nhất chúng có thể tập trung với nhau là ở căn phòng nhỏ của nhà thờ, và nơi đây cũng chỉ mở cửa vào mỗi ngày chủ nhật mà thôi. Nhìn cô bé mặt mũi lem luốc, trên người mặc một bộ áo quần rách rưới không đủ ấm để chống chọi cái rét buốt của mùa đông, vị cha xứ già thương cảm dẫn cô vào lóp. Lớp học tuy đông thật nhưng cô bé không có chỗ ngồi có lẽ là do lũ trẻ không chịu chia sẻ chỗ một đứa bé con nhà nghèo ông lặng lè tìm cho cô một chỗ, lòng ao ước một ngày nào đó sẽ có được một lớp học rộng rãi hơn cho mọi trẻ em trong vùng. Tối hôm đó, cô bé không sao ngủ được. Nhìn đăm đăm lên bầu trời đêm lấp lảnh ánh sao, cô bé mơ về một ngôi trường thật lớn, sẽ đủ cho cho tất cả mọi người, để cô, và những đứa trẻ như cô sẽ không bao giờ còn phải đứng ngoài cửa lớp. Hai năm sau, khi vị cha xứ già chưa thể làm gì để thực hiện ước nguyện của mình, thì cô bé bất ngờ qua đời sau một cơn bạo bệnh. Mấy ngày sau đó cha mẹ có đem đến cho vị cha xứ một chiếc ví nhỏ đà sờn - vật mà cô vẫn tha thiết muốn được trao tận tay ông. Khi mở kỷ vật đơn sơ đó ra, ông rưng rưng nước mắt vì xúc động. Trong ví là 57 xu và mảnh giáy nhỏ với dòng chữ trẻ con viết nan nót: "Đây là tiền con để dành để xây một ngôi trường thật lớn cho tất cả trẻ em trong vùng". Trong suốt hai năm, cô bé đa dành dụm những đồng tiền ít ỏi của mình bằng một tình cảm vô cùng lớn lao. Nhưng đồng tiền cứ như vẫn còn hơi ấm bàn tay cô bé đếm đi đếm lại hằng đêm cùng niềm tự hào và hạnh phúc với ước mơ của mình Việc làm này của cô đã khiến cha xứ cảm động vô cùng, và ông quyết định rằng bằng mọi giá, ông sẽ  tiếp tục việc làm của cô ông sẽ xây được một ngôi trường thật lớn đúng như cô hằng mong ước. Trong nhưng buổi giảng đạo tới các nhà thờ ở nhiều nơi ông có dịp đi qua, vị cha xứ đều làm theo chiếc ví đã sờn có 57 xu và kể lại cho mọi người nghe câu chuyện của nó. Chẳng bao lâu, câu chuyện đã trở nên nổi tiếng, thậm chí còn được một tờ báo đăng lại trên trang nhất. Cô bé đã thực sự đánh thức lòng người bằng một tấm lòng cao cả, trong trẻo thơ ngây. Các cuộc quyên góp được phát động rộng khắp Một vị mạnh thường quân đa bán cho nhà thờ một khu đất rộng chỉ với giá 57 xu. Số tiền quyên góp mọi nơi gửi về ngày càng nhiều, từ nhưng vùng đất xa xôi, từ những người chỉ biết cô qua một trang báo trong vòng 5 năm, quỹ xây dựng trường học khởi đầu từ cô bé lem luốc đáng yêu ngày nào đã lên đến 250.000 đô la, một số tiền khá lớn vào thời ấy. Nếu có dịp đến thành phố quê hương của cô bé ở bang Philadelphia, bạn sẽ dễ dàng thấy một trường đại học lớn, trường Temple, nơi có hàng trăm sinh viên theo học mỗi năm. Bạn cũng sẽ thấy bệnh viện Good Samaritan và một trường học chủ nhật rộng rãi đủ chỗ cho mọit rẻ em trong vùng,Tất cả chúng được xây dựng từ một quỹ mà bắt nguồn chỉ có 57 xu và tấm lòng vàng của mộ tcô bé một người đã làm nên một kỳ tích diệu kỳ.Tấm ảnh chân dung của cô vẫn đang được treo một cách trang trọng trên tường các toà nhà ấy, như để tôn vinh lòng nhân ái diệu kỳ có thể làm nên những chuyện lớn lao. -

Nguồn tin: Hoa Phượng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập21
  • Hôm nay7,746
  • Tháng hiện tại295,483
  • Tổng lượt truy cập35,941,828
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây