Biết nắm giữ chừng mực mới là then chốt của nhân sinh

Thứ hai - 17/10/2022 10:49
tải xuống (3)
tải xuống (3)

Khổng Tử nói: “Thất thập nhi tùng

tâm sở dục, bất du củ”, ý rằng khi con người bảy mươi tuổi, có thể làm bất cứ điều gì họ muốn, không phải tuân theo các quy tắc. “Củ” nghĩa là quy củ, hay nói cách khác chính là chừng mực.

Tống Ngọc trong cuốn “Đăng đồ tử háo sắc phú” có viết rằng: “Con

gái Đông gia, thêm một phân thì quá cao, bớt một phân thì quá thấp. Đây cũng là nói về một kiểu chừng mực. Làm người có thể không thông minh, nhưng nhất định phải có “chừng mực”.

Làm người phải giữ chừng mực

Làm người không quá nhún nhường cũng không quá cao ngạo, có giới hạn nhất định, “trong vuông ngoài tròn”.

Chúng ta thường nói mềm nắn rắn buông, làm người phải như nước, vừa mạnh mẽ vừa ôn hoà. Tăng Quốc Phiên thành công cũng là bởi vì bề ngoài thì giữ thái độ điềm nhiên ôn hoà, nội tâm thì chính trực để giữ vững bản thân, ngoài cư xử lễ nghĩa như một vị vua, tâm hồn lại như một vị thánh, lòng một mực kiên định, ngoài lại nhu hoà mềm mỏng.

Trước kia từng có thời gian bất kể việc gì ông cũng tranh giành với người khác, bản thân tự cho rằng là đúng nên cũng yêu cầu người khác dù là bên ngoài hay nội tâm cũng phải gai góc chính trực như mình. Dần dần Tăng Quốc Phiên tự nhận ra được

Biết nắm giữ chừng mực mới là then chốt của nhân sinh. (

220

những góc cạnh khiếm khuyết, mặc dù vẫn nghiêm khắc yêu cầu bản thân như trước, nhưng thái độ của ông với người khác đã có sự thay đổi, bắt đầu khoan dung đối đãi mọi người.

Bào Siêu – thuộc hạ của Tăng Quốc Phiên là một trong những viên tướng dũng mãnh, một lần Bào Siêu mâu thuẫn với Tăng Quốc Phiên, khoanh tay không làm nữa. Tăng Quốc Phiên nhắc nhở Bào Siêu: “Ngươi vì tâm trạng mà bỏ bê công việc như vậy, người hiểu nội tình sẽ biết là ngươi cãi nhau với ta. Người không hiểu nội tình sẽ nghi ngờ ngươi bất mãn với triều đình, ngươi làm như vậy, há chẳng phải tạo điều kiện để cho kẻ khác công kích sao”.

Trong nhân cách phải có sự chừng mực, không được quá nhún nhường, nhún nhường quá có thể biến thành hèn nhát, nhưng cũng không được quá kiêu ngạo, quá kiêu ngạo khiến ai cũng ghét bỏ. Tính cách phải có sự hài hoà giữa bên trong và bên ngoài, không tự đắc không tự ti.

Quá hướng nội thì sẽ trở nên bảo thủ, quá hướng ngoại sẽ trở nên khoe khoang. Cương nhu hài hoà, ngoài dĩ hoà vi quý trong ngay thẳng, có lý có tình, trong sự mềm mỏng có sự cứng rắn, không quá cực đoan, không quá cố chấp mới là con đường đúng đắn để làm người.

Mối quan hệ giữa người với người cũng phải giữ chừng mực

Không thân không quen thì giữ thái độ bình thản, mối quan hệ dù có thân cận đến đâu cũng phải giữ khoảng cách, phải hiểu được ‘khiêm nhường’. Mỗi một hoàn cảnh, mỗi một môi trường, đối tượng khác nhau, thì lời ăn tiếng nói cũng khác.

Tăng Quốc Phiên nhiều lần trong đời nhắc đến ‘cẩn trọng khi phát ngôn’. Ông cho rằng đối với vấn đề ‘cẩn trọng khi phát

221 ngôn’ cần phải “luôn khắc cốt ghi tâm, đó chính là đệ nhất công phu”. Trong gia huấn nhà Tăng Quốc Phiên cũng có câu nói: “Gốc rễ của lập thân chính là không được phát ngôn ngông cuồng”.

Để nắm giữ được sự chừng mực trong việc đối nhân xử thế, Tăng Quốc Phiên cũng đã phải trải qua một quá trình thay đổi dần dần. Trước năm ba mươi tuổi, Tăng Quốc Phiên không hề chú ý đến chừng mực trong giao tiếp, khi nói chuyện luôn có những câu nói làm tổn thương người khác.

Nhiều bạn bè thân thiết của Tăng Quốc Phiên đều đã thẳng thắn chỉ ra điểm thiếu sót khi tiếp xúc với người khác của ông, nói rằng ông ‘quá đề cao cá nhân mà hạ thấp người khác’, ‘quá lạnh nhạt vô tình’, ‘chuyện gì cũng chỉ nghĩ đến bản thân, mà không nghĩ cho người khác’. Việc không giữ chừng mực trong các mối quan hệ này cũng khiến Tăng Quốc Phiên đắc tội không ít người, nếm hết mọi khổ cực.

Giao tiếp, ăn nói với người khác phải giữ chừng mực. Trêu đùa cũng phải có giới hạn, hăng quá hóa dở, trêu đùa quá đà ngược lại sẽ làm tổn thương người khác, thẳng thắn không có nghĩa là nói lời mà không suy nghĩ.

Chu Hi từng nói: “Khiêm tốn là một đức tính tốt, nhưng người quá khiêm tốn, cũng nên đề phòng sự xảo trá của họ. Im lặng cũng là một đức tính tốt, nhưng người quá im lặng, cũng nên đề phòng sự gian tà của họ”.

Làm việc cũng phải giữ chừng mực

Phàm là việc gì vượt quá quy củ, đều phải lập tức chỉnh đốn lại cho đúng mực. Trong cách xử lý được hay mất cũng phải có “mức độ”, con người không thể việc gì cũng làm một cách hoàn hảo. Làm việc tiến hay lùi đều phải trong giới hạn, lại vừa phải

222

hiểu biết được thời thế mà tiến lên, những cũng phải biết rút lui dù đang có thế lực.

Tử Cống từng hỏi Khổng Tử: “Tử Trương và Tử Hạ, ai là người ưu tú hơn?”

Khổng Tử đáp Tử Trương làm việc có chút quá đà, Tử Hạ làm việc lại có phần hơi chậm chạp. Vậy nên Tử Cống hiểu rằng Tử Trương ưu tú hơn. Câu trả lời của Khổng Tử lại là: “Quá đà hoặc chậm chạp đều bất cập”.

Tăng Quốc Phiên nhờ Tương quân mà trở nên lừng lẫy thiên hạ. Từ lúc thành lập Tương quân cho đến khi Tương quân không ngừng phát triển lớn mạnh, Tăng Quốc Phiên luôn đóng vai trò là nhân vật lãnh đạo chủ chốt của đội quân này.

Tương quân công phá thành trì, có công lớn trong việc đập tan quân Thái Bình, theo đà ngày càng hưng thịnh của Tương quân, Tăng Quốc Phiên bắt đầu để ý đến vấn đề “chừng mực”, trong vấn đề vô cùng quan trọng này, chỉ cần một chút bất cẩn, Tương quân hùng mạnh có thể trở thành sợi dây thừng đòi mạng của Tăng Quốc Phiên.

Tăng Quốc Phiên thông qua việc tự cắt bỏ binh quyền, để triều đình nhà Thanh yên tâm, tránh cho việc Tương quân lớn mạnh lại trở thành đội quân vũ trang của cá nhân. Người dụng binh cũng giống như thế nước chảy, luôn vô định, vô hình, chúng ta khi xử lý bất kì việc gì cũng phải thuận theo xu thế, tuỳ cơ ứng biến.

Trong “Dịch kinh” viết “Quy luật của sự vật khi phát triển đến cùng cực thì sẽ biến hóa, khi đã biến hóa thì sẽ thông suốt, khi đã thông suốt thì sẽ lâu bền”, khi sự vật phát triển đến một điểm nào đó sẽ có sự biến hoá, dựa vào đặc tính này của sự vật, làm

223 người hay giải quyết công việc phải để ý đến chừng mực, hiểu sự biến hoá thông suốt.

Thành bại hưng suy, đậm nhạt nhanh chậm trong nhân sinh, thể hiện trong việc nắm bắt được sự chừng mực. Làm người có chừng mực, là cảnh giới cao nhất của nhân sinh; làm việc có giới hạn, chính là học vấn cao nhất của nhân sinh.

Nắm giữ sự chừng mực khi làm người, nắm giữ sự giới hạn khi xử lý công việc, tích dần qua ngày tháng, mới có thể đạt được đỉnh cao về sự chừng mực trong cõi nhân sinh.

Theo S.O H

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập401
  • Hôm nay11,979
  • Tháng hiện tại306,855
  • Tổng lượt truy cập36,361,410
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây