Hoa Tình Thươnghttps://hoatinhthuong.net/assets/images/logo.png
Thứ bảy - 22/10/2022 04:01
Những quyết định “nhảy” việc đôi khi sẽ đồng nghĩa với việc bạn phải đối mặt với vô số những khó khăn và không phải bất cứ ai cũng xác định đúng đắn. Trưởng phòng nhân sự Công ty tuyển dụng tìm việc làm chất lượng hàng đầu Việt Nam CareerLink.vn cho rằng, không ít người trước khi nhảy việc mắc phải sai lầm và sau đó chỉ biết thở dài hối hận, đó chính là hệ lụy của sự nhất thời, không cân nhắc thấu đáo trước khi đưa ra quyết định. 1. “Đứng núi này trông núi nọ” Nếu nhảy việc chỉ vì những lợi ích ngắn hạn, bạn dễ biến mình thành kẻ “đứng núi này trông núi nọ” và khó để ổn định cuộc sống hoặc muốn thăng tiến trong con đường sự nghiệp. Bất kì nghề nào cũng có sự khó khăn và vất vả riêng, vì thế muốn gặt hái được thành quả trong bạn cần tập trung và cố gắng làm thật tốt. “Đứng núi này trông núi nọ” ít khi mang lại cho bạn một kết quả tốt đẹp mà chỉ khiến bạn thêm hoang mang vì không biết “cỏ bên đồi nào sẽ xanh hơn”. Thay vào đó bạn nên cân nhắc về cơ hội phát triển nghề nghiệp, môi trường làm việc, năng lực bản thân… chính những nhân tố này sẽ quyết định sự thành công của bạn trong tương lai. 2. Tài chính chưa đảm bảo Bạn vẫn còn đang băn khoăn và so sánh các chế độ với những nơi khác mà quên không suy xét khả năng tài chính của mình 210 khi có ý định nhảy việc. Trong thời gian xin việc mới bạn sẽ trang trải cuộc sống như thế nào khi tài chính chưa đảm bảo. Không có sự chuẩn bị về mặt tài chính sẽ khiến bạn lúng túng, gặp khó khăn trong lúc đợi việc mới. Việc chuyển đổi không phải lúc nào cũng được diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, vì vậy bạn cần phải biết cách cân đối khả năng kinh tế của mình sao cho phù hợp nhất trong thời gian chuyển việc để còn “liệu cơm gắp mắm”. Trường hợp bạn chưa có chút vốn liếng nào thì cách tốt nhất hãy đợi đến khi có thể tích lũy, tiết kiệm được hoặc có ai đó để vay mượn thì hãy nghĩ đến bước nhảy việc nhé. 3. Chưa có kế hoạch cụ thể cho công việc sắp tới Bạn không có tiền tiết kiệm, chưa đảm bảo về mặt kinh tế và không có mục tiêu cụ thể hay một ý tưởng nào cho kế hoạch chuyển việc thì quả thực sẽ rất khó khăn. Trước khi đưa ra quyết định cuối cùng, bạn cần phải xác định rõ thật sự mình muốn gì ở công việc tiếp theo. Mức lương? Môi trường? Chế độ? Kinh nghiệm làm việc? Mở rộng mối quan hệ? Thăng tiến? Khi đã xác định được thực chất bản thân mình muốn gì thì việc tìm kiếm một nơi phù hợp sẽ phần nào dễ dàng hơn. Có một kế hoạch cụ thể để hoạch định cho con đường sự nghiệp sắp đến sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn cho tương lai của mình. Bên cạnh đó bạn cũng cần học hỏi và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn sẽ tạo nhiều cơ hội hơn để dấn thân vào một hành trình mới. Sự thiếu chuẩn bị trong việc đưa ra kế hoạch tiếp theo hậu quả là không định hướng những việc phía trước, dễ bị rối trí 211 Có một kế hoạch cụ thể để hoạch định cho con đường sự nghiệp sắp đến sẽ giúp bạn định hướng tốt hơn cho tương lai của mình. Bên cạnh đó bạn cũng cần học hỏi và trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, nâng cao chuyên môn sẽ tạo nhiều cơ hội hơn để dấn thân vào một hành trình mới. 4. Không tham khảo ý kiến người khác Ngoài ra, đây là thời gian để bạn tâm sự với bạn bè, gia đình vì họ chính là những người hiểu về bạn và có thể cho bạn những lời tư vấn khách quan, chính xác nhất. 5. Nhảy việc vì không hòa hợp được với đồng nghiệp Chỉ vì lý do bạn không tìm được tiếng nói chung hay bất đồng ý kiến, không thể hòa đồng với những người đồng nghiệp vì tính cách cá nhân mà nhanh chóng xác định mình sẽ nhảy việc thì tương lai bạn sẽ phải “bôn ba” ở rất nhiều nơi. Hầu hết các công ty đều có những vấn đề trong các mối quan hệ đồng nghiệp với nhau và bạn khó có thể làm hài lòng hết được tất cả mọi người. Thay vì “chạy trốn” bạn nên đối mặt với vấn đề, tìm ra cách giải quyết triệt để những bất mãn còn tồn đọng với đồng nghiệp của mình. Bạn có thể đề nghị một buổi trò chuyện thân mật và tháo gỡ những khúc mắc hay hiểu nhầm, như vậy sẽ khiến bạn và đồng nghiệp hiểu nhau hơn, làm việc ăn ý hơn.