“Nên chặt cây nào?”

Thứ ba - 29/12/2020 04:50
​​​​​​​Trước hết, xin kể lại một câu chuyện nhỏ lan truyền trên Internet, dù ngắn nhưng có tính triết lý sâu sắc
download
download

Một vị hòa thượng hỏi các đệ tử: “Ta bảo các con lên núi để chặt một cái cây. Lên trên đó, các con thấy có hai cái cây, một cái thân to và cái kia thân nhỏ. Các con sẽ chặt cây nào?”.

Các đệ tử đều trả lời: “Tất nhiên là chặt cây thân to ạ”.

Vị hòa thượng mỉm cười và nói: “Cây thân to chỉ là một cây bạch dương bình thường, còn cây thân nhỏ là cây thông đỏ. Các con sẽ chọn cây nào bây giờ?”.

Các đệ tử nghĩ rằng cây thông đỏ chắc chắn quý hơn rồi, liền đáp: “Chúng con sẽ chặt cây thông đỏ, vì cây bạch dương không giá trị bằng ạ!”.

“Nếu cây bạch dương thẳng, còn cây thông đỏ bị cong, các con chặt cây nào đây?”.

Các đệ tử nhanh nhảu: “Trong trường hợp này nên chặt cây bạch dương ạ. Cây thông đỏ bị cong nên không thể làm gì được”.

Hòa thượng lại ôn tồn: “Mặc dù cây bạch dương thẳng, nhưng vì đã lâu năm, thân cây mục ruỗng. Lúc này, các con vẫn chặt nó ư?”.

Các đệ tử hơi bối rối và nói: “Chặt cây thông đỏ, cây bạch dương mục rồi, không còn giá trị nữa ạ!”.

Vị hòa thượng nheo mắt: “Cây thông đỏ không bị mục ruỗng, nhưng nó bị cong quá, rất khó chặt. Các con sẽ chặt cây nào đây?”.

Các đệ tử bắt đầu cảm thấy “đuối” với những điều kiện sư thầy đưa ra, đáp: “Vậy chặt cây bạch dương ạ, vì đều không thể dùng như nhau, tất nhiên sẽ chọn cây dễ chặt ạ!”.

Vị hòa thượng vẫn chưa dừng lại: “Nhưng có một tổ chim trên cây bạch dương, một vài con chim non đang ở trong tổ. Các con sẽ đổi ý chứ?”.

Một trong số các đệ tử lên tiếng: “Sư phụ, rốt cuộc thầy muốn nói gì với chúng con điều gì ạ? Chúng con thật sự chưa hiểu được ngụ ý của thầy”.

Lúc này, vị hòa thượng mới mỉm cười, điềm đạm bảo: “Tại sao các con không tự hỏi, các con chặt cây để làm gì? Mặc dù điều kiện của ta không ngừng thay đổi, nhưng nếu câu trả lời phụ thuộc vào mục đích ban đầu của các con, thì các con sẽ không bị dao động theo, đúng không? Nếu các con muốn lấy củi, hãy chặt cây bạch dương. Nếu các con muốn làm đồ thủ công, hãy chặt cây thông đỏ. Chẳng nhẽ vô duyên vô cớ, các con lại cầm rìu lên núi chặt cây ư?”.

Tại sao mục tiêu lại quan trọng?

Câu chuyện trên cho chúng ta bài học rằng, chỉ khi một người có mục tiêu rõ ràng, mới không bị hoang mang, dao động bởi các điều kiện và tác động bên ngoài, không bối rối, không sợ hãi mà bước đi một cách dũng cảm và vững vàng cho đến bước cuối cùng.

1. Có một mục tiêu, chúng ta sẽ biết hướng để nỗ lực

Mục tiêu như đích đến. Nếu bạn không có đích đến, vậy bạn không thể xác định được hướng đi. Cứ đi lang thang, liệu bạn sẽ đến đâu đây?

Hãy viết ra mục tiêu của bạn và làm việc chăm chỉ để hoàn thành chúng. Ngay cả khi bạn không thể cán đích trong một thời gian ngắn, bạn vẫn biết rằng mình đang tiến dần đến đích, vì bạn đã đi đúng hướng. Cứ nỗ lực thường hằng, một ngày nào đó, bạn sẽ làm được.

2. Mục tiêu là động lực vượt qua gian khó

Mục tiêu càng lớn, càng ý nghĩa, sẽ đòi hỏi càng nhiều nỗ lực, bởi những khó khăn, gian nan tương ứng cũng không nhỏ. Tuy vậy, một khi bạn quyết tâm, vì mục tiêu của bạn đã được xác định một cách minh xác và bạn biết rằng mình cần phải đạt được nó, bạn sẽ có động lực thúc đẩy và không còn cảm thấy sợ hãi nữa. Những chướng ngại kia xuất hiện chỉ để bạn rèn giũa một ý chí kiên cường và bước lên một tầm cao mới mà thôi.

Cuộc sống sẽ thật nhàm chán khi không có mục tiêu nào để nỗ lực. Dù chậm tiến, dù gian nan, miễn là bạn kiên trì, nhẫn nại cất bước, cũng sẽ nhanh hơn những người không có mục tiêu.

3. Có mục tiêu và hành động, mỗi ngày của bạn đều trọn vẹn, cuộc sống cũng vì vậy mà có ý nghĩa

Mỗi người đều có 24 giờ một ngày, nhưng cách chúng ta sử dụng thì khác nhau. Một số người sống trọn vẹn mỗi ngày, tận dụng từng giây, từng phút để hành động và chạm tới ước mơ, trong khi cũng có những người vì không có mục tiêu nên mệt mỏi lê bước qua từng ngày, tinh thần và sức khỏe dần kiệt quệ. Lại cũng có người sống buông thả, để đến cuối cùng nhìn lại chẳng còn gì trong tay, cuộc sống cũng không có ý nghĩa…

Mục tiêu chỉ được viết trên giấy, bạn phải hành động mới có thể biến nó trở thành sự thật.

Hãy nhanh chóng tìm ra mục tiêu của mình và lên kế hoạch mỗi ngày, bạn sẽ tận hưởng cảm giác tròn đầy vào cuối ngày khi đã hoàn thành nhiệm vụ của ngày hôm đó và biết rằng mình đang tiệm cận đích đến. Trong quá trình hành động, bạn sẽ liên tục có cơ hội va chạm với cuộc sống và phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đây chính là hành trình khám phá bản thân.

***

Cuộc sống là hữu hạn, hãy nhanh chóng tìm kiếm lý tưởng, mục tiêu, khám phá tiềm năng và tài năng của bạn để sống một cuộc đời có ý nghĩa nhé! Có thể có cả trăm cái cớ ngăn cản bạn, nhưng nếu bạn thực sự có mục tiêu chân chính và khát khao muốn đạt được nó, tất cả chỉ là chuyện nhỏ.

Mục tiêu của bạn có rõ ràng không? Hãy suy nghĩ về nó nhé! DKN xin gửi tặng bạn chiếc la bàn mang tên “Chân – Thiện – Nhẫn”, bạn sẽ không bao giờ lạc lối trên hành trình nữa! Chúc bạn luôn an yên và hiện thực hóa mục tiêu cao đẹp của đời mình.

Huyền Thanh

 

“Nên chặt cây nào?”

 

Trước hết, xin kể lại một câu chuyện nhỏ lan truyền trên Internet, dù ngắn nhưng có tính triết lý sâu sắc.

“Nên chặt cây nào?”

Một vị hòa thượng hỏi các đệ tử: “Ta bảo các con lên núi để chặt một cái cây. Lên trên đó, các con thấy có hai cái cây, một cái thân to và cái kia thân nhỏ. Các con sẽ chặt cây nào?”.

Các đệ tử đều trả lời: “Tất nhiên là chặt cây thân to ạ”.

Vị hòa thượng mỉm cười và nói: “Cây thân to chỉ là một cây bạch dương bình thường, còn cây thân nhỏ là cây thông đỏ. Các con sẽ chọn cây nào bây giờ?”.

Các đệ tử nghĩ rằng cây thông đỏ chắc chắn quý hơn rồi, liền đáp: “Chúng con sẽ chặt cây thông đỏ, vì cây bạch dương không giá trị bằng ạ!”.

“Nếu cây bạch dương thẳng, còn cây thông đỏ bị cong, các con chặt cây nào đây?”.

Các đệ tử nhanh nhảu: “Trong trường hợp này nên chặt cây bạch dương ạ. Cây thông đỏ bị cong nên không thể làm gì được”.

Hòa thượng lại ôn tồn: “Mặc dù cây bạch dương thẳng, nhưng vì đã lâu năm, thân cây mục ruỗng. Lúc này, các con vẫn chặt nó ư?”.

Các đệ tử hơi bối rối và nói: “Chặt cây thông đỏ, cây bạch dương mục rồi, không còn giá trị nữa ạ!”.

Vị hòa thượng nheo mắt: “Cây thông đỏ không bị mục ruỗng, nhưng nó bị cong quá, rất khó chặt. Các con sẽ chặt cây nào đây?”.

Các đệ tử bắt đầu cảm thấy “đuối” với những điều kiện sư thầy đưa ra, đáp: “Vậy chặt cây bạch dương ạ, vì đều không thể dùng như nhau, tất nhiên sẽ chọn cây dễ chặt ạ!”.

Vị hòa thượng vẫn chưa dừng lại: “Nhưng có một tổ chim trên cây bạch dương, một vài con chim non đang ở trong tổ. Các con sẽ đổi ý chứ?”.

Một trong số các đệ tử lên tiếng: “Sư phụ, rốt cuộc thầy muốn nói gì với chúng con điều gì ạ? Chúng con thật sự chưa hiểu được ngụ ý của thầy”.

Lúc này, vị hòa thượng mới mỉm cười, điềm đạm bảo: “Tại sao các con không tự hỏi, các con chặt cây để làm gì? Mặc dù điều kiện của ta không ngừng thay đổi, nhưng nếu câu trả lời phụ thuộc vào mục đích ban đầu của các con, thì các con sẽ không bị dao động theo, đúng không? Nếu các con muốn lấy củi, hãy chặt cây bạch dương. Nếu các con muốn làm đồ thủ công, hãy chặt cây thông đỏ. Chẳng nhẽ vô duyên vô cớ, các con lại cầm rìu lên núi chặt cây ư?”.

Tại sao mục tiêu lại quan trọng?

Câu chuyện trên cho chúng ta bài học rằng, chỉ khi một người có mục tiêu rõ ràng, mới không bị hoang mang, dao động bởi các điều kiện và tác động bên ngoài, không bối rối, không sợ hãi mà bước đi một cách dũng cảm và vững vàng cho đến bước cuối cùng.

1. Có một mục tiêu, chúng ta sẽ biết hướng để nỗ lực

Mục tiêu như đích đến. Nếu bạn không có đích đến, vậy bạn không thể xác định được hướng đi. Cứ đi lang thang, liệu bạn sẽ đến đâu đây?

Hãy viết ra mục tiêu của bạn và làm việc chăm chỉ để hoàn thành chúng. Ngay cả khi bạn không thể cán đích trong một thời gian ngắn, bạn vẫn biết rằng mình đang tiến dần đến đích, vì bạn đã đi đúng hướng. Cứ nỗ lực thường hằng, một ngày nào đó, bạn sẽ làm được.

2. Mục tiêu là động lực vượt qua gian khó

Mục tiêu càng lớn, càng ý nghĩa, sẽ đòi hỏi càng nhiều nỗ lực, bởi những khó khăn, gian nan tương ứng cũng không nhỏ. Tuy vậy, một khi bạn quyết tâm, vì mục tiêu của bạn đã được xác định một cách minh xác và bạn biết rằng mình cần phải đạt được nó, bạn sẽ có động lực thúc đẩy và không còn cảm thấy sợ hãi nữa. Những chướng ngại kia xuất hiện chỉ để bạn rèn giũa một ý chí kiên cường và bước lên một tầm cao mới mà thôi.

Cuộc sống sẽ thật nhàm chán khi không có mục tiêu nào để nỗ lực. Dù chậm tiến, dù gian nan, miễn là bạn kiên trì, nhẫn nại cất bước, cũng sẽ nhanh hơn những người không có mục tiêu.

3. Có mục tiêu và hành động, mỗi ngày của bạn đều trọn vẹn, cuộc sống cũng vì vậy mà có ý nghĩa

Mỗi người đều có 24 giờ một ngày, nhưng cách chúng ta sử dụng thì khác nhau. Một số người sống trọn vẹn mỗi ngày, tận dụng từng giây, từng phút để hành động và chạm tới ước mơ, trong khi cũng có những người vì không có mục tiêu nên mệt mỏi lê bước qua từng ngày, tinh thần và sức khỏe dần kiệt quệ. Lại cũng có người sống buông thả, để đến cuối cùng nhìn lại chẳng còn gì trong tay, cuộc sống cũng không có ý nghĩa…

Mục tiêu chỉ được viết trên giấy, bạn phải hành động mới có thể biến nó trở thành sự thật.

Hãy nhanh chóng tìm ra mục tiêu của mình và lên kế hoạch mỗi ngày, bạn sẽ tận hưởng cảm giác tròn đầy vào cuối ngày khi đã hoàn thành nhiệm vụ của ngày hôm đó và biết rằng mình đang tiệm cận đích đến. Trong quá trình hành động, bạn sẽ liên tục có cơ hội va chạm với cuộc sống và phát hiện ra điểm mạnh, điểm yếu của mình. Đây chính là hành trình khám phá bản thân.

***

Cuộc sống là hữu hạn, hãy nhanh chóng tìm kiếm lý tưởng, mục tiêu, khám phá tiềm năng và tài năng của bạn để sống một cuộc đời có ý nghĩa nhé! Có thể có cả trăm cái cớ ngăn cản bạn, nhưng nếu bạn thực sự có mục tiêu chân chính và khát khao muốn đạt được nó, tất cả chỉ là chuyện nhỏ.

Mục tiêu của bạn có rõ ràng không? Hãy suy nghĩ về nó nhé! DKN xin gửi tặng bạn chiếc la bàn mang tên “Chân – Thiện – Nhẫn”, bạn sẽ không bao giờ lạc lối trên hành trình nữa! Chúc bạn luôn an yên và hiện thực hóa mục tiêu cao đẹp của đời mình.

Huyền Thanh


 

Nguồn tin: Huyền Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập47
  • Hôm nay10,978
  • Tháng hiện tại347,736
  • Tổng lượt truy cập35,994,081
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây