Chúng ta đều biết cơ thể con người cần rất nhiều nước và hàng ngày mỗi người cần uống từ 2 – 2,5 lít nước, nhất là những ngày nắng nóng . Nhiều nghiên cứu gần đây cho biết, uống nước đúng cách vừa đảm bảo được sức khỏe, vừa hỗ trợ chữa được một số bệnh. Vậy cách uống nước chữa bệnh như thế nào?
Khi bạn bị cảm mạo, bác sĩ thường nhắc bệnh nhân: Hãy uống nhiều nước vào. Đây là chỉ định rất tốt cho người bị cảm. Bởi vì khi bạn bị cảm, thường kèm theo sốt, lúc này phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ là tự giảm nhiệt độ, bằng cách: đổ mồ hôi, hô hấp nhanh, lượng nước trên da bay hơi nhiều hơn…
Khi đó đòi hỏi bổ sung một lượng lớn nước vào cơ thể, nên phản xạ “khát nước” sẽ xuất hiện. Bạn nên uống nhiều nước. Lợi ích ở đây là uống nhiều nước không những thúc đẩy việc tiết mồ hôi và bài tiết nước tiểu, mà còn có lợi cho việc điều hòa thân nhiệt, nhanh chóng bài trừ virut gây bệnh ra khỏi cơ thể. Như vậy, uống nhiều nước khi cảm cúm kết hợp với uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ là cách giúp bạn nhanh khỏi bệnh và giảm mệt mỏi.
Chữa đau dạ dày, nên ăn cháo loãng
Người bị bệnh đau dạ dày thì nên ăn cháo loãng. Nhiệt độ khi nấu cháo cần duy trì trên 60oC, vì ở nhiệt độ này làm cho cháo sánh lại. Cháo ninh nhừ đã sánh lại, ăn vào bụng rất dễ tiêu hóa nên rất tốt cho những người có bệnh dạ dày. Ăn cháo loãng là một cách uống nước rất khoa học vì trong cháo có chứa nhiều nước, có tác dụng nhuận tràng, tạo điều kiện thuận lợi đẩy những chất có hại trong dạ dày và đường ruột ra khỏi cơ thể. Cách uống nước này kết hợp với việc dùng thuốc theo đơn của bác sĩ sẽ giúp bạn nhanh khỏi bệnh.
Chữa táo bón, uống nhiều nước
Ở góc độ bệnh học, nguyên nhân gây nên táo bón nói đơn giản là gồm 2 loại: một là cơ thể bị thiếu nước, hai là đường tiêu hóa không có khả năng bài tiết. Như vậy, theo nguyên nhân thứ nhất thì bệnh nhân phải uống nhiều nước. Theo nguyên nhân thứ 2 thì cách giải quyết hiệu quả là uống nước từng ngụm to, động tác nuốt nhanh, làm như vậy nước có thể nhanh chóng kích thích nhu động ruột thúc đẩy bài tiết. Ở kỹ thuật này, bạn cần lưu ý là không nên uống từng ngụm nhỏ, vì uống như vậy tốc độ nước chảy chậm, nước dễ được hấp thu vào máu và gây ra tiểu tiện, chứ không phải đại tiện.
Chữa buồn nôn, uống nước muối thúc nôn
Buồn nôn xuất hiện khi ăn những thức ăn không thích hợp hoặc bị ngộ độc thức ăn. Khi gặp trường hợp này, bạn không nên sợ phải nôn, bởi vì chỉ có nôn ra mới có thể giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều và tránh được bệnh nặng. Khi đó nếu bạn cảm thấy rất khó nôn ra thì uống cốc nước muối nhạt để thúc nôn. Bạn cần pha 1 cốc nước muối nhạt (tốt nhất là nước muối sinh lý 9%o) uống vài ngụm lớn sẽ buồn nôn và nôn ra hết. Sau khi đã nôn sạch, bạn có thể dùng nước muối đó để súc miệng, có tác dụng tiêu viêm. Nước muối nhạt vừa có tác dụng điều trị tình trạng mất nước sau khi nôn, vừa là chất dịch bổ sung nước rất tốt, có thể giúp bạn vượt qua trạng thái suy nhược.
Chữa ho, uống nước nóng
Khi bị ho, có đờm, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, khó khạc đờm ra… Cần làm gì lúc này? Rất đơn giản, bạn chỉ cần uống nhiều nước hơi nóng. Bởi nước nóng có thể làm loãng đờm, làm cho đờm dễ khạc ra ngoài. Khi bạn uống nhiều nước sẽ tăng lượng nước tiểu, có thể thúc đẩy bài tiết những chất có hại ra khỏi cơ thể. Uống nước nóng còn có thể dẹp bỏ được tình trạng xung huyết của khí quản làm cho tần suất ho cũng giảm đi. Đương nhiên là bạn phải uống thuốc chữa ho theo chỉ định của bác sĩ và uống nước nóng sẽ mau khỏi bệnh hơn.
Chữa phiền muộn, uống nhiều nước có tác dụng lợi tiểu
Trong cơ thể, kích thích tố, nói đơn giản là được chia làm 2 loại: một loại sinh ra khoái cảm, một loại sinh ra buồn phiền. Chất endorphin sinh ra trong não được gọi là “hormon hạnh phúc”, còn sinh ra bởi tuyến thượng thận thì được gọi là “hormon phiền muộn”. Khi chúng ta ở trạng thái đau khổ phiền muộn, hormon tuyến thượng thận sẽ tăng cao, nhưng nó cũng có thể bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Một trong những cách để đưa được nó ra ngoài cơ thể chính là uống nhiều loại nước có tác dụng lợi tiểu.
Uống nhiều nước loại này, nước được hấp thu vào máu, khối lượng tuần hoàn tăng lên, lượng nước được lọc qua thận cũng tăng lên, kết quả là bạn đi tiểu nhiều và chất kích thích tố gây phiền muộn cũng nhanh chóng bị đẩy ra ngoài. Bạn sẽ mau hết phiền muộn, dễ chịu, lạc quan yêu đời hơn. Nước có tác dụng lợi tiểu và thanh nhiệt mùa hè là: nước chè tươi, nước râu ngô, nước sắc cây bông mã đề, nước mía, nước dừa.
Theo SKĐS
1. Giúp xương chắc khoẻ
12gm hành lá có chứa 20 microgram vitamin K và 1,6 mg vitamin C. Cả hai loại vitamin này rất cần thiết cho sự tăng trưởng và duy trì xương chắc khoẻ. Đặc biệt, phụ nữ có thể tránh loãng xương và gãy xương bằng cách ăn hành lá thường xuyên.Giúp điều hòa lượng đường trong máu
Hành lá giúp cơ thể dự trữ allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl làm giảm lượng đường trong máu, crôm điều chỉnh lượng đường trong máu để hạ thấp insulin. Do đó, hành lá là loại rau tốt nhất giúp điều hòa nồng độ đường trong máu.
2. Thúc đẩy trái tim khỏe mạnh
Hành lá là một thực phẩm thân thiện với trái tim. Crom và sự hiện diện của vitamin B6, lưu huỳnh giúp giữ trái tim của bạn khỏe mạnh. Chromium không chỉ làm giảm triglyceride và cholesterol xấu mà còn làm tăng cholesterol tốt trong cơ thể. Do đó nó sẽ bảo vệ trái tim và các bệnh liên quan tới tim mạch. Huyết áp được giữ trong tầm kiểm soát nếu bạn dùng hành lá thường xuyên do sự hiện diện của kali. Với những lợi ích của hành lá mang lại cho trái tim nó cũng là giảm tỷ lệ đột quỵ đáng kể.
3. Giúp điều hòa lượng đường trong máu
Hành lá là một kho tàng của allyl propyl và crom. Trong khi allyl propyl giúp làm giảm lượng đường trong máu, thì crôm có tác dụng điều chỉnh lượng đường và hạ thấp mức insulin trong máu.
Đó cũng là lý do khiến cho hành lá được xếp vào nhóm những thực phẩm tốt nhất giúp điều hòa nồng độ đường trong máu. Và tất nhiên, nó cũng được coi là thực phẩm đáng “kết thân” với những bệnh nhân tiểu đường.
4. Giúp ngăn ngừa ung thư
Khi bạn tiêu thụ hành lá thường xuyên, bạn cũng làm giảm nguy cơ của một số loại ung thư. Bởi sự hiện diện của Quercitin, Kaempferol/ Quercitin có trong hành lá có thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư trong ruột kết. Kaempferol trong hành lá làm giảm rủi ro liên quan với ung thư buồng trứng ít nhất tới 40%.
5. Giúp giảm viêm
Hành lá có thể làm giảm viêm đáng kể cho cơ thể. Điều này là do hành lá có khả năng ngăn chặn enzyme gây viêm trong cơ thể. Ăn hành lá được cho là có lợi ích chống viêm và kháng histamin.
6. Giúp tăng cường miễn dịch
Hành lá là một nguồn phong phú phytochemical, nó hỗ trợ cho hệ thống miễn dịch rất nhiều và loại bỏ các enzyme chịu trách nhiệm về việc tạo ra các gốc tự do trong cơ thể con người. Tiêu thụ hành lá để giảm thiệt hại của các mô tế bào, ADN đáng kể.
7. Giúp tăng cường thị lực
Sự thiếu vắng của vitamin A có thể tạo ra một số loại rối loạn tầm nhìn bao gồm cả bệnh quáng gà. Một thân cây hành lá có chứa 24 microgram vitamin A có thể chuyển đổi thành retinol và bảo tồn sức khỏe của mắt của bạn.
8. Chữa bất lực
Hành có khả năng kích thích tình dục . Hành màu xanh lá cây chứa một loạt các vitamin giúp quá trình tiết hormone nam tính diễn ra bình thường, qua đó kích thích ham muốn tình dục . Vì vậy, người đàn ông gặp chứng bất lực nên ăn nhiều hành, ít nhất 3 bữa/tuần.
9. Thải độc qua tuyến mồ hôi
Hành lá cay, hơi ấm, chủ yếu được dùng khi cơ thể ớn lạnh, cảm lạnh, sốt, nhức đầu, nghẹt mũi. Hành lá có chứa diallyl sulfide, calcium oxalate. Ngoài ra, nó cũng chứa chất béo, carbohydrate, carotene, vitamin B, C và niacin, canxi, magiê, sắt và các thành phần khác. Hành lá kích thích tuyến mồ hôi hoạt động năng suất hơn, nhờ đó thải loại chất độc hại. Hành còn tốt cho đường hô hấp, chữa ho, đau họng. Hành chứa allicin, có vai trò quan trọng chống lại vi khuẩn, vi rút, đặc biệt là vi khuẩn gây bệnh nấm da.
10. Chống bệnh tiểu đường
Càng ăn nhiều hành, nồng độ glucose được phát hiện trong miệng và tĩnh mạch càng ít. Nhiều cuộc thử nghiệm và những bằng chứng về lâm sàng cho thấy, chất allylpropy disulfide có tác động đến hiệu ứng này và hạ thấp lượng đường trong máu bằng cách làm tăng lượng in-sulin tự do sẵn có trong cơ thể. Mặt khác, hành cũng rất giàu crom, chất giúp các tế bào tương thích với insulin. Các cuộc nghiên cứu lâm sàng ở những bệnh nhân tiểu đường cho thấy, crom có thể làm giảm lượng đường huyết, hạ thấp nồng độ insulin từ đó giúp chống bệnh tiểu đường.
Do đó, hành lá là một nguồn các chất dinh dưỡng quan trọng và vitamin chịu trách nhiệm về các hoạt động lành mạnh của mắt, trái tim và cơ thể nói chung.
Theo Phunutoday
Tác giả bài viết: Thanh Nguyen
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn