8 lỗi thường gặp khi ăn hải sản

Thứ sáu - 20/06/2014 22:30

8 lỗi thường gặp khi ăn hải sản

(Dân trí) - Hải sản ngon ngọt, giá trị dinh dưỡng cao, là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Nhưng bạn có biết để hải sản ngon ngon, bổ, cần tránh 8 lỗi sau.
 


Ăn hải sản xong uống trà
 
Ăn xong hải sản không nên uống trà vì trong lá chè có acid tannic, đồng thời chất canxi trong hải sản khi kết hợp với trà gây khó khăn cho tiêu hóa, từ đó tăng cơ hội kết hợp tương tác giữa acid tanic và canxi gây sỏi.
 
Vì vậy, khi ăn hải sản tốt nhất không nên uống trà, “để dành” trà cách 2 tiếng sau mới uống. 
 
Hải sản với bia
 
Ăn hải sản, uống bia vốn rất phổ biến bởi tôm, cua sản sinh ra axit uric (nguyên nhân gây bệnh Gout, sỏi thận…) và khi uống đồng thời với bia sẽ đẩy nhanh tốc độ hình thành của acid uric.
 
Ăn cùng hoa quả có tanin
 
Cá, tôm, cua …đều có giá trị dinh dưỡng canxi và protein cao. Nhưng trong hoa quả lại có rất nhiều tanin, nếu sau khi ăn hải sản lập tức ăn hoa quả, không những ảnh hưởng đến sự hấp thụ đối với protein mà chất canxi trong hải sản sẽ kết hợp với tannin của hoa quả, làm cho canxi khó dung hòa, từ đó gây kích thích cho đạ dày, đường ruột, thậm chí gây đau bụng, buồn nôn, nôn mửa vv.
 
Tốt nhất nên ăn hoa quả sau 2 tiếng.
 
Độc tốt gây bệnh trong sò ốc rất nhiều 
 
Bản thân sò ốc luôn kèm theo lượng khuẩn khá cao, protein phân giải cũng rất nhanh. Một khi sò ốc chết đi, đại lượng vi khuẩn phát triển mạnh, sinh ra độc tố. Đồng thời trong đó cũng chưa acid béo không bão hòa dễ gây ô xy hóa. Sò, ốc không tươi còn sinh ra nhiều chat độc hại khác đe dọa lớn đến sức khỏe.
 
Sau khi mua sò ốc sống, về nhà không nên để lâu, cố gắng hấp, nấu ăn ngay. Người có cơ địa dị ứng nên đặc biệt chú ý, bởi vì dị ứng có thể do quá trình phân giải protein hải sản gây ra.
 
Hải sản đông lạnh không nên hấp, luộc
 
Bất kỳ hải sản tươi nào đều có thể làm món hấp, luộc.
 
Đồ hải sản không giống với thịt, bản thân hải sản kèm theo rất nhiều vi khuẩn chịu nhiệt thấp và độ phân giải protein rất nhanh. Nếu để trong tủ lạnh nhiều giờ, lượng vi khuẩn trong tôm sẽ tăng lên, một phần protein cũng biến chất, sinh ra chất dạng amin, ăn như thế nào cũng không đạt đến cảm giác, mùi vị ngon miệng thật sự và an toàn như ăn hải sản tươi, chính vì vậy không thích hợp với hấp luộc. 
 
Hải sản nấu không chín
 
Một số loại vi khuẩn gây bệnh trong hải sản có tính chịu nhiệt khá mạnh, phải trên 80℃ mới chết. Ngoài vi khuẩn kèm theo trong nước, trong hải sản còn có thể tồn tại nhiều trứng ký sinh trùng và các chất ô nhiễm độc hại và vi khuẩn trong khi sơ chế.
 
Thông thường, luộc trong nước sôi 4-5 phút mới có thể tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn trong hải sản. Vì vậy, khi ăn cua, nhím biển, nên chú ý nấu chín tới mức độ nhất định, ăn gỏi cá cũng cần đảm bảo độ tươi ngon và vệ sinh của cá. 
 
Cố gắng không ăn đầu tôm, đầu cá
 
Nguyên tố kim loại nặng dễ tích tụ ở phần đầu hải sản, vì vậy cố gắng không ăn đầu tôm, đầu cá.
  
Lưu ý: Ăn 50 quả táo Tây hoặc 30 quả lê hoặc 10 quả cam hoặc ăn sống trên 1,5kg rau xanh mỗi lần mới gây ra sỏi thận khi ăn cùng hải sản.  
 

Tác giả bài viết: Tùng Đan

Nguồn tin: Theo people

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập189
  • Hôm nay8,280
  • Tháng hiện tại271,442
  • Tổng lượt truy cập35,917,787
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây