Phép chữa liệt mặt, méo miệng

Thứ hai - 23/06/2014 10:25

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.
Liệt mặt, méo miệng được Tây y chẩn đoán là liệt dây thần kinh số VII là bệnh thường gặp, đông y có thể chữa khỏi hoàn toàn.
Ba loại thể bệnh
Miệng méo, mắt một bên  nhắm không kín. Tây y chẩn đoán là liệt thần kinh VII. Đông y cho đây là trúng phong và có tắc trở kinh lạc. Bệnh liên quan đến tạng Can, vì Can chủ cân, phong tác động vào Can làm cân bị bệnh (yếu) mà sinh bệnh. Phân loại bệnh theo nguyên nhân có 3 thể: Một là do phong hàn (gió và lạnh); hai là do phong nhiệt (gió và nóng) và ba là do huyết ứ (chấn thương). 
Bệnh miệng mắt méo lệch do phong hàn thường gặp vào mùa đông xuân, ở thời điểm cơ thể yếu, gặp gió lạnh. Người bệnh có cảm giác đau vùng tai một bên, mặt tê rồi thấy miệng méo, súc miệng thường thấy nước chảy ra ngoài, mắt nhắm không kín, có khi chảy nước mắt. Bệnh tiến triển trong 3 - 4 ngày, liệt tăng dần.
Liệt do phong nhiệt là người bệnh đó đã có viêm nhiễm, mụn nhọt vùng tai, zona... sau đó bị méo miệng, mắt nhắm không kín, có thể kém theo các triệu chứng khác như sốt, ho... Liệt do huyết ứ thường gặp là do sau chấn thương vùng đầu chảy máu trong tai, sau đó xuất hiện miệng méo, mắt nhắm không kín.
 
 
Phép chữa
Không dùng thuốc: Nghĩa là có thể xoa bóp và châm cứu. Thầy thuốc thường chọn các huyệt vùng mặt trên kinh vị và kinh đởm. Vị liên quan đến tỳ, tỳ chủ vận hoá để trù đờm. Đởm liên quan đến Can, để trù phong tà lưu thông kinh lạc.
Dùng thuốc tùy theo trạng bệnh: 
- Nếu người bệnh bị miệng mắt méo lệch đột ngột, cảm giác tê rát vùng mặt, đau cổ gáy, mạch phù (nổi) nhanh, rêu lưỡi trắng nhớt. Dùng các vị thuốc: Khương hoạt 10g,  phòng phong 10g, cam thảo 3g, bản lam căn 15g, huyền sâm 15g, ngô công 3 con, bạch thược 20g, sơn đậu căn 12g, kinh giới 10g, cương tằm 15g, phụ tử chế 20g, toàn yết 10g, nam tinh chế 12g. Sắc uống.
- Nếu tê dại mặt, chân tay lạnh, rêu lưỡi trắng, nói khó: Cương tằm 40g, toàn yết 20, xuyên ô 20g, phòng phong 20g, đương quy 20g tán bột làm viên, mỗi lần uống 1/6 liều trên.
- Nếu bệnh xảy ra ở người vốn thường đau đầu choáng váng, rồi đột ngột bị miệng mắt méo lệch, mặt đỏ từng cơn, chân tay tê dại, đau gốc tai, miệng đắng, mạch căng cứng, có thể dùng các vị: Cương tằm 12g, câu đằng 12g, cúc hoa 8g, thuyền thoái 8g, hà thủ ô 20g, toàn yết 6g, long cốt 10g, bạch thược 10g, kê huyết đằng 12g, mẫu lệ 10g, hạ khô thảo 12g, tang ký sinh 12g, thiên trúc hoàng 8g, nam tinh chế 10g. Tất cả sắc uống.
 
- Nếu người bệnh miệng mắt méo lệch từ từ, vùng mặt gáy giật, da thịt nhẽo, người mệt, hồi hộp, khí huyết kém. Có thể dùng các vị thuốc sau: Khương hoạt 10g, tần giao 12g, sinh địa 12g, phòng phong 10g, cam thảo 6g, cát canh 16g, thuyền thoái 8g, bạch chỉ 12g, hoàng kỳ 20g, đương quy 12g, kinh giới 12g, bạch thược 12g, cương tằm 12g, thiên ma 12g, xuyên khung 12g. Tất cả sắc uống.
Tóm lại miệng mắt méo lệch là chứng thường gặp. Cần chú ý phòng bệnh khi chưa mắc. Khi đã mắc bệnh việc phòng bệnh cũng cần để nâng cao hiệu quả và tránh phải lại. Cách phòng bệnh là tránh gió và lạnh, khi người đang yếu cần giải toả để can không uất, giữ vệ sinh ngoài da để tránh mụn nhọt, không để nước bẩn vào tai...
 

Tác giả bài viết: GS.TS Dương Trọng Hiếu (Bệnh viện Y học Cổ truyền T.Ư)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập82
  • Hôm nay10,818
  • Tháng hiện tại358,282
  • Tổng lượt truy cập36,412,837
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây