Cụ thể, tại các vùng biển thềm lục địa nông của Tây Nam Cực nói trên, trong 50 năm qua, mức nhiệt độ đã tăng từ 0,8-1,2 độ C. Việc tăng nhiệt độ này đang khiến băng tan chảy nhanh hơn so với các số liệu nghiên cứu và khiến nước biển đang dâng nhanh hơn. Và xu thế này được các nhà khoa học nhận định là “không thể đảo ngược”, tức là không có tình trạng nước đóng băng trở lại. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng cho biết rằng các chỏm băng cao tới 2100 mét nằm ở phía Nam đang tan chảy, khiến nước biển trở nên “nhạt” hơn bởi theo ước tính, khối lượng băng nơi đây chiếm trữ lượng 70% nước ngọt thế giới nếu tan chảy hết. “Nếu khối băng này tan hoàn toàn, nó có thể tăng mực nước biển toàn cầu 60 mét. Điều đó có thể sẽ không xảy ra, nhưng việc các núi băng tan chảy nhanh hơn đang khiến chúng ta phải lo ngại”, Giáo sư Karen Heywood, từ Đại học East Anglia, cho biết. “Băng tan chảy với số lượng lớn khiến con người đang phải đối phó với nguy cơ lũ lụt ở nhiều quốc gia. Đặc biệt, nước biển dâng cao là mối đe dọa cho các quần đảo nhiệt đới và một vài trong số đó có thể sẽ bị biến mất vĩnh viễn”, Giáo sư Karen Heywood nói. “Không chỉ ảnh hưởng đến con người, băng tan còn tác động lớn đến môi trường sống của các loài nhuyễn thể, chim cánh cụt, hải cẩu… và cả cá voi”, Giáo sư Karen Heywood nhận định. Gần đây, vệ tinh Esa đã phát hiện ra hệ quả bất thường khi băng tan chảy ở Nam Cực. Vệ tinh này phân tích các kết quả đo được từ tháng 11/2009 – 6/2012 và thấy rằng, ở những nơi băng tan chảy nhanh, lực hấp dẫn sẽ bị suy yếu và từ đó khiến Trái đất có những biến đổi về trọng lực theo hướng có hại. Hiện những số liệu đã được các nhà khoa học tổng kết trong bản báo cáo mang tên “Multidecadal warming of Antarctic waters” (tạm dịch: Sự nóng lên của vùng biển Nam Cực trong nhiều thập kỉ) và đã được công bố trên tạp chí Science. Lâm Anh |
Tác giả bài viết: Thanh Nguyen
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn