Ngày làm việc kết thúc sớm hơn thường lệ với phần lớn nhân viên Sony Pictures sau khi hệ thống máy tính công ty bị tấn công mạng và tê liệt bởi nhóm hacker tự nhận là #GOP. Hiện chưa rõ động thái của những kẻ tấn công là gì song mục tiêu của nó nhằm vào hãng phim của Sony. Báo cáo ban đầu cho thấy cuộc tấn công bắt nguồn từ máy chủ đơn lẻ rồi lan ra như cháy rừng trên toàn mạng lưới của Sony Pictures.
Hình ảnh rùng rợn kèm lời đe dọa kể trên xuất hiện trên “mọi máy tính Sony Pictures”, theo một người dùng Reddit có liên hệ với nội bộ công ty. Các nguồn tin khác xác nhận đây là ảnh trong vụ việc. Trên ảnh, nhóm #GOP cảnh báo sẽ tiếp tục hành động cho tới khi yêu cầu được đáp ứng và ra hạn chót là ngày 24/11 nếu không sẽ tung ra bí mật của Sony. Nhân viên Sony Pictures buộc phải tắt máy tính và làm việc “chay”, thậm chí nhiều người còn phải về nhà vì không làm được gì. Toàn bộ hoạt động của Sony Pictures trên toàn cầu cũng bị tê liệt. #GOP mới đây đã tung ra file ZIP lớn chứa 2 danh sách khổng lồ dường như xuất phát từ phòng tài chính của Sony Pictures, bao gồm file Excel và file ZIP chứa đầy mật khẩu. Ngoài ra còn có một file văn bản liệt kê 10 mật khẩu thông dụng nhất tại Sony. Năm 2011, Sony đã có được bài học về tấn công mạng sau khi mạng lưới chơi game Play Station Network bị hack. Đây là 1 trong 4 vụ rò rỉ dữ liệu lớn nhất lịch sử khi đó.
Nguyên tắc vàng nếu muốn làm đối tác của AppleĐừng hứa những gì bạn không thực hiện được và đừng bao giờ phụ thuộc hoàn toàn vào họ là 2 nguyên tắc cơ bản nếu muốn làm đối tác của Apple. Làm đối tác của Apple giống như làm bạn với hổ. Công việc này đã giúp những công ty như Pegatron hay Foxconn sống khỏe với rất nhiều tiền nhưng cũng sẵn sàng phá hủy không thương tiếc giấc mơ của những công ty như GT Advanced Technologies – một công ty từng là đối tác cung cấp chất liệu sapphire cho Apple. Theo Wall Street Journal, có một vài bài học bạn nhất thiết phải thuộc lòng, nếu muốn sống cạnh Apple. 2 bài học lớn nhất là đừng bao giờ hứa những gì bạn không thể làm và đừng phụ thuộc quá nhiều vào họ.
Hiện tại, iPhone là một trong những nguồn thu chính của Pegatron. WSJ cũng nhấn mạnh, Apple thường xuyên thay đổi các nhà cung cấp linh kiện. Do đó, việc luôn giữ cho mình những khách hàng khác là điều cần thiết, đặc biệt là khi Apple yêu cầu các khoản đầu tư lớn. Mặc dù công ty của bạn có thể chỉ phải trả một phần chi phí cần thiết để nâng cấp trang thiết bị nhưng công nghệ này sau đó chỉ có thể dùng để sản xuất sản phẩm của Apple.
“Apple luôn yêu cầu các nhà cung cấp linh kiện mở rộng cơ sở sản xuất để đáp ứng nhu cầu sản phẩm của họ trong lúc cao điểm. Tuy nhiên, chúng tôi phải có sự điều chỉnh của riêng mình bởi những đơn đặt hàng lớn thường chỉ kéo dài vài tháng”, một quản lý chuỗi linh kiện của Apple chia sẻ. “Chẳng hạn, Apple muốn chúng tôi tăng thêm 100 dây chuyền sản xuất, chúng tôi sẽ chỉ tăng thêm 50, 60”. Điều này không có nghĩa là các công ty do dự khi đổ tiền vào hợp tác với Apple. Pegatron mới đây công bố kế hoạch đầu tư thêm nửa tỷ USD để đẩy mạnh tốc độ sản xuất iPhone trong khi Foxconn còn muốn mở thêm một nhà máy trị giá 2,6 tỷ USD dành riêng cho việc sản xuất linh kiện Apple.
Apple dụ người dùng mua iPhone mới như thế nào?Bằng cách tung ra các bản cập nhật phần mềm làm giảm tốc độ các mẫu iPhone đời cũ, Apple gián tiếp khiến người dùng chọn cách mua những chiếc iPhone mới để có trải nghiệm tốt nhất. Đã bao giờ bạn tự hỏi tại sao chiếc iPhone của mình ngày càng chậm chạp sau 1, 2 năm sử dụng? Tại sao một thiết bị từng được xem là tuyệt vời lại gặp nhiều trở ngại đến vậy khi thực hiện các tác vụ đơn giản hoặc tải ứng dụng? Câu trả lời nằm ở phần mềm của Apple. Đó cũng là phần chính trong chiến lược giữ hàng triệu người dùng mua iPhone mới của hãng. Apple phát hành bản cập nhật lớn 1 lần/năm. Vào mùa thu hàng năm, người dùng iOS đều háo hức chờ đón bản iOS mới - phần mềm chỉ hoạt động tốt nhất trên thiết bị mới ra mắt của hãng, thường vào cùng thời điểm mùa thu. Trong khoảng thời gian đó, các nhà phát triển ứng dụng cũng liên tục cập nhật ứng dụng của họ để tương thích với bản cập nhật mới. Apple đã khéo léo thiết kế các bản cập nhật mới với nhiều tính năng hơn, tốn nhiều dung lượng hơn và yêu cầu cấu hình mạnh mẽ hơn. Như một kết quả tất yếu, phần mềm đó không thể hoạt động tốt trên các mẫu iPhone đời cũ. Hệ thống này đã vận hành rất thành công. Người dùng iPhone tại Mỹ có xu hướng mua một chiếc iPhone mới sau mỗi 2 năm. Trong bản cập nhật iOS 8 mới đây, chiến lược này càng thể hiện rõ ràng hơn bao giờ hết. Justen Meyer – 33 tuổi, tỏ ra nuối tiếc khi đã cập nhật lên iOS 8: “Nó thật tồi tệ. Ứng dụng không hoạt động. Twitter không thể mở được”. Trước khi cập nhật iOS 8, chiếc iPhone 4S của anh hoạt động “hoàn hảo”, anh cho biết. “Trước đó, tôi hoàn toàn hài lòng. Giờ đây, tôi sẽ phải cân nhắc xem có nên mua một chiếc iPhone mới hay không?” Meyer không phải là người duy nhất gặp phải vấn đề nói trên. Việc người dùng phàn nàn về việc iPhone của họ tạo cảm giác chậm sau khi iPhone mới và bản cập nhật ra mắt không phải chuyện mới. Năm ngoái, một người dùng Mỹ đã gửi thư đến The New York Times để phàn nàn về việc chiếc iPhone 4 của anh ta chạy như rùa bò sau khi iPhone 5S và 5C ra mắt. Sendhil Mullainathan – giáo sư kinh tế trường đại học Harvard ghi nhận trên New York Times rằng, tỉ lệ tìm kiếm từ khóa “iPhone slow” luôn tăng đột biến mỗi khi iPhone mới ra mắt. Theo nghiên cứu của Mike Gikas – biên tập viên tại Consumer Reports, iPhone với tuổi đời khoảng 1 năm vẫn sẽ chạy tốt khi cập nhật hệ điều hành mới. Chỉ những model cũ hơn mới bắt đầu gặp phải hiện tượng giật, lag. “Apple khuyến khích nhà phát triển hướng đến bản iOS mới nhất bằng cách cung cấp các công cụ, API chỉ dành cho bản iOS đó” – John Poole, người sáng lập ra Primate Labs – công ty sản xuất ứng dụng kiểm tra tốc độ của smartphone của Mỹ cho hay. “Chẳng hạn, rất khó để viết một ứng dụng hỗ trợ cả iOS 7 và kích thước màn hình 4,7 hoặc 5,5 inch trên iPhone 6 và 6 Plus”. Tất nhiên, Apple cũng gặp phải áp lực phải phát triển phần mềm. Họ không thể cứ nhìn lại xem những mẫu iPhone cũ chạy thế nào để điều chỉnh một bản cập nhật mới. Họ muốn giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành công nghiệp smartphone. Do đó, họ cần tập trung vào tối ưu hóa trải nghiệm người dùng trên các sản phẩm mới nhất. “Apple phải đối diện với 2 lựa chọn: Hoặc tạo ra một nền tảng hoạt động tốt trên các mẫu iPhone cũ hoặc làm hệ điều hành tối ưu hóa tốt phần cứng mới nhất và họ đã chọn cách thứ 2”, Poole cho hay. Christopher Mims – cựu biên tập viên mảng công nghệ của Quartz, người đã sử dụng sản phẩm Apple hơn 20 năm nay cho biết, cách đơn giản nhất để tận dụng các thiết bị đời cũ của "Quả táo" là không cập nhật phiên bản hệ điều hành mới. “Trừ các bản cập nhật nhỏ, các bản vá lỗi, bạn không nên nâng cấp hệ điều hành iOS, đặc biệt là khi thiết bị hiện tại đang làm tốt mọi việc”. Mims hiện đang sở hữu một chiếc iPhone 5S và ông không có kế hoạch nâng cấp lên iOS 8.
Đức Nam
|
Tác giả bài viết: Thanh Nguyen
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn