Tiêu biểu trong số này là Huawei, Oppo, Gionee, Lenovo… những thương hiệu đã ít nhiều tạo dựng được danh tiếng và uy tín trên thị trường Việt Nam trong suốt một thời gian dài.
Khác với những thương hiệu lớn như Sony, Samsung hay HTC thường có các dòng sản phẩm trải dài theo nhiều phân khúc nhằm cạnh tranh trong việc chiếm lĩnh thị phần, tùy theo từng thương hiệu, các nhà sản xuất đến từ Trung Hoa lại có những hướng đi khác nhau. Tuy nhiên, đa phần những đơn vị này thường hướng đến một phân khúc thị trường tập trung, tương ứng với dòng sản phẩm nổi bật nhất của họ..
Với giá bán cùng cấu hình hợp lý, những mẫu máy đến từ các thương hiệu điện thoại Trung Quốc đang là sự lựa chọn của không ít người (Ảnh: TechinAsia)
Không được đánh giá cao và tạo được nhiều thiện cảm với người tiêu dùng Việt Nam như những mẫu điện thoại đến từ các quốc gia khác, tuy nhiên, những mẫu máy đến từ Trung Quốc với mức giá hợp lý, được trang bị nhiều tính năng hấp dẫn cũng đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến sự có mặt của smartphone tại Việt Nam.
Không được đánh giá cao và tạo được nhiều thiện cảm với người tiêu dùng Việt Nam như những mẫu điện thoại đến từ các quốc gia khác, tuy nhiên, những mẫu máy đến từ Trung Quốc với mức giá hợp lý, được trang bị nhiều tính năng hấp dẫn cũng đã đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phổ biến sự có mặt của smartphone tại Việt Nam.
Và bây giờ, chúng ta sẽ cùng nhau điểm lại xem đâu là những thương hiệu điện thoại Trung Quốc ấn tượng nhất đang có mặt trên thị trường.
Trong số các thương hiệu điện thoại Trung Quốc đang có mặt tại Việt Nam, Lenovo chính là kẻ gia nhập thị trường sớm hơn cả. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trên thị trường, người tiêu dùng Việt Nam đã dần trở nên “quen hơi bén rễ” với thương hiệu này. Thậm chí, nhiều người không nghĩ rằng Lenovo là một nhà sản xuất đến từ Trung Quốc.
Lenovo chính là kẻ gia nhập thị trường sớm hơn cả. Với hơn 7 năm kinh nghiệm trên thị trường, người tiêu dùng Việt Nam đã dần trở nên “quen hơi bén rễ” với thương hiệu này.
Phân khúc thị trường mà Lenovo hướng tới tại Việt Nam là phân khúc tầm trung với những mẫu máy có mức giá rơi vào khoảng từ 2 – 7 triệu đồng. Tuy nhiên, do không thực sự chú trọng đến các hoạt động truyền thông và khuếch trương thương hiệu, hình ảnh của Lenovo trong vài năm trở lại đây là tương đối mờ nhạt.
Lenovo là hãng điện thoại Trung Quốc có mặt chính thức ở Việt Nam sớm nhất (Ảnh: Techz)
Huawei chính thức tham gia vào thị trường di động tại Việt Nam kể từ thời điểm năm 2013. Cũng giống như Lenovo, Huawei là một tập đoàn đa quốc gia với rất nhiều những sản phẩm đa ngành và điện thoại di động chỉ là một phần trong số các sản phẩm của họ. Do mới chỉ vừa xâm nhập thị trường, giới lãnh đạo của Huawei mới chỉ đặt mục tiêu chiếm lĩnh khoảng từ 10 – 15% thị trường di động tại Việt Nam trong vài năm tới.
Huawei chính thức tham gia vào thị trường di động tại Việt Nam kể từ thời điểm năm 2013.
Hiện tại, các dòng sản phẩm chủ lực của thương hiệu này vẫn là những mẫu máy hướng tới đối tượng khách hàng tầm trung với các mẫu máy chủ lực như Huawei Ascend G6, Huawei Ascend D1 XL và Huawei Ascend P1 XL.
Với phương thức tấn công trực diện của mình, Oppo đã thu hút được sự chú ý lớn của người dân vào các chiến dịch quảng cáo hoành tráng của họ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong công tác truyền thông, nhà sản xuất này cũng phải đối mặt với không ít những vụ lùm xùm xoay quanh vấn đề bảo hành và thái độ không mấy thân thiện của đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng.
Trong số những thương hiệu điện thoại Trung Quốc tại Việt Nam, Oppo đang nổi lên như một đối thủ đáng gờm với những nhà sản xuất điện thoại danh tiếng khác trên toàn cầu. Khác với sự im ắng của Huawei hay Lenovo trên các phương tiện truyền thông, Oppo liên tục tăng độ phủ sóng của mình với rất nhiều những chiến dịch truyền thông lớn, quy mô và bài bản.
Bên cạnh đó, thay vì tập trung vào thị trường điện thoại tầm trung như ở các nhà sản xuất nói trên, Oppo liên tục tung ra các mẫu máy thuộc dòng sản phẩm cao cấp, với mức giá tương đương thậm chí cao hơn cả những mẫu điện thoại flagship đến từ các thương hiệu danh tiếng khác.
Oppo là doanh nghiệp Trung Quốc gây được nhiều tiếng vang nhất, thế nhưng hãng này cũng phải đối mặt với không ít vụ lùm xùm không đáng có về bảo hành (Ảnh: Techz)
Với phương thức tấn công trực diện của mình, Oppo đã thu hút được sự chú ý lớn của người dân vào các chiến dịch quảng cáo hoành tráng của họ. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công trong công tác truyền thông, nhà sản xuất này cũng phải đối mặt với không ít những vụ lùm xùm xoay quanh vấn đề bảo hành và thái độ không mấy thân thiện của đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng.
Gionee cũng là một nhà sản xuất gây được nhiều chú ý trong những năm gần đây với các mẫu máy nổi bật như Gionee Elife S5.5 và Gionee Elife E7. Cũng giống như trường hợp của Oppo, việc đầu tư tốt vào công tác truyền thông cũng khiến thương hiệu Gionee trở nên khá quen thuộc trên các mặt báo và diễn đàn công nghệ trong nước.
Sản phẩm của Gionee trải dài ở nhiều phân khúc từ bình dân cho đến tiền cao cấp với mức giá dao động từ khoảng 400 ngàn đồng cho tới gần 9 triệu đồng. Đặc điểm của những mẫu máy đến từ Gionee là thiết kế bắt mắt, màu sắc tươi sáng, cùng với đó là cấu hình cao và mức giá tương đối hợp lý so với túi tiền của người dùng Việt Nam. Hiện các mẫu máy của nhà sản xuất này cũng nhận được sự tin tưởng khá tốt từ người dùng di động Việt
Yếu thế về mặt danh tiếng nhất trong số những nhà sản xuất kể trên không phải ai khác ngoài cái tên Haier. Việc thiếu sự đầu tư cho công tác truyền thông, cùng với đó là không có thật nhiều các sản phẩm thực sự ấn tượng khiến Haier tỏ ra khá đuối so với những nhà sản xuất đồng hương khác trên thị trường.
Haier hiện là thương hiệu ít được biết đến nhất trong số các thương hiệu smartphone Trung Quốc đang làm ăn ở VN
Nhắc đến các sản phẩm của Haier, chúng ta phải kể đến những mẫu máy như Zio S2, Zi P5, Zio P4. Chúng đều là những mẫu smartphone khá bình dân với mức giá từ 1 cho đến 3 triệu đồng. Đây cũng là phân khúc chủ đạo mà Haier đang hướng đến. Bên cạnh đó, Haier cũng đem đến một mẫu điện thoại với sức hút đặc biệt là Haier Z1600i. Với giá bán chỉ 160 nghìn đồng, Z1600i là một trong những mẫu điện thoại di động rẻ nhất có mặt trên thị trường. Dù chỉ phục vụ cho các nhu cầu cơ bản là nghe, gọi, nhắn tin, Haier Z1600i luôn có doanh số bán ra khá lớn trên thị trường di động Việt.
Dù chưa được phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam, tuy nhiên trong khoảng thời gian một vài tháng trở lại đây, thị trường di động tại Việt Nam cũng đã chứng kiến sự đổ bộ của không ít những mẫu máy đến từ Xiaomi như Mi3, Mi4 hay Redmi Note. Với cấu hình cao, thiết kế đẹp cùng giá bán hợp lý, những mẫu điện thoại đến từ Xiaomi được khá nhiều người ưa chuộng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên phạm vi toàn cầu.
Tuy vậy, với những scandal liên quan đến việc tự ý gửi thông tin người dùng về máy chủ, nhiều người dân và chính phủ trên khắp thế giới cũng đã bắt đầu đề cao cảnh giác với những mẫu máy đến từ Xiaomi
Tuy vậy, với những scandal liên quan đến việc tự ý gửi thông tin người dùng về máy chủ, nhiều người dân và chính phủ trên khắp thế giới cũng đã bắt đầu đề cao cảnh giác với những mẫu máy đến từ Xiaomi. Hiện tại, đã có một vài tin đồn về việc Xiaomi sẽ chính thức gia nhập thị trường di động Việt Nam ngay trong thời gian tới.
Smartphone của hãng Xiaomi (Trung Quốc) trong vài năm trở lại đây có lượng tiêu thụ rất khá tại các thị trường Hoa ngữ như Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan, nhờ mẫu mã và giá thành tốt. Chỉ cần lên website thực hiện vài thao tác đặt hàng là có thể mua được.
Gần đây, cộng đồng sử dụng Redmi Note tại Hồng Kông vừa dấy lên một thông tin, Redmi Note tự động gửi dữ liệu trong máy về server đặt tại Trung Quốc bằng mộtứng dụng chạy nền. Không chỉ vậy, rất nhiều ứng dụng multimedia chạy trênAndroid do Trung Quốc phát hành đều chứa Trojan.
Trong cộng đồng smartphone Hồng Kông IMA-Mobile, một người dùng tên là Kenny Li đã bất ngờ phát hiện khi đang trải nghiệm, Redmi Note tự động kết nối với server IP được cấp phát tại Trung Quốc mà không hề có thông báo gì cho người dùng biết. Kết nối này sử dụng một nửa băng thông đường truyền Wi-Fi để gửi dữ liệu đi, khi máy chỉ sử dụng 3G thì kết nối này chỉ duy trì theo kiểu handshake, không hiển hiện việc truyền tải dữ liệu để tránh bị phát hiện.
Ứng dụng chạy nền gửi dữ liệu về server có IP 42.62.48.157 qua cổng 80
Nhằm xác thực lại việc gửi dữ liệu này là do hệ thống cài đặt sẵn trong máy hay do một vài ứng dụng nào đó trong lúc sử dụng đã vô tình cài vào, Kenny Li đã thử nghiệm nhiều phiên bản máy khác nhau bao gồm phiên bản quốc tế bán ở Hồng Kông, Đài Loan và phiên bản nội địa của mạng China Unicom. Kết quả thu được là các phiên bản đều xuất hiện tình trạng này. Hơn nữa, ngay cả sau khi root máy và xoá ứng dụng này đi, việc gửi dữ liệu về server Trung Quốc vẫn lặp lại mà không có cách nào ngăn chặn được. Cộng đồng sử dụng smartphone Hồng Kông cho rằng đây có thể là cơ chế của máy đã được ghi vào firmware, không thể thay đổi.
Dãy IP 42.62.48.x được định vị tại Bắc Kinh
Những dữ liệu mà Redmi Note gửi đi không chỉ là loại dữ liệu kiểm trắc hoạt động của máy, mà còn có cả những dữ liệu hình ảnh được lưu trong “Media Storage”.
Trước mắt, cộng đồng smartphone Hồng Kông chỉ mới thử nghiệm với Redmi Note, vẫn chưa tiến hành thử nghiệm với những dòng smartphone khác của Xiaomi để xác nhận tình trạng nói trên. Tuy nhiên, những dữ liệu này khá nhạy cảm và mang tính cá nhân của người dùng, e rằng chỉ có cách né thương hiệu này ra để bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.
Tác giả bài viết: Thanh Nguyen
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn