cần lưu ý trong học thuyết quân sự mới của Nga

Chủ nhật - 18/01/2015 19:50

cần lưu ý trong học thuyết quân sự mới của Nga

Tờ Business Insider hôm 12/1 cho rằng học thuyết quân sự mới của Nga, vừa được tờ Defense News dịch đầy đủ sang tiếng Anh đã phản ánh những mục tiêu chính của Tổng thống Vladimir Putin.

 

Nga đã phê chuẩn bản cập nhật học thuyết quân sự vào ngày 26/12/2014, trong đó tập trung đề cập đến việc sự mở rộng của NATO là mối đe dọa chính từ bên ngoài và nhấn mạnh tới sự cần thiết phải mở rộng ảnh hưởng của Moscow tại Bắc Băng Dương trong khi tiếp tục tăng cường quan hệ với các đối tác quan trọng như Trung Quốc và Brazil.


Học thuyết này còn đề cập tới nhiều vấn đề quan trọng khác như cho rằng nhiều xung đột khu vực vẫn chưa được giải quyết và các kiến trúc hiện có của hệ thống an ninh quốc tế không tạo ra sự bình đẳng về an ninh cho tất cả các quốc gia.

Để khắc phục hạn chế về sự bất bình đẳng này, học thuyết quân sự mới của Nga cho phép Moscow và các nước đồng minh cùng thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa với mục tiêu chính là tạo ra đối trọng với kế hoạch phát triển lá chắn tên lửa tại Ba Lan của Mỹ.

Defense News cho rằng, tuyên bố trên rõ ràng là nhắm đến lá chắn tên lửa trên của Mỹ với lý do NATO đang phá hoại sự ổn định toàn cầu và vi phạm cán cân quyền lực trong lĩnh vực tên lửa hạt nhân.

Ngoài việc tập trung chống lại các mối đe dọa từ NATO, học thuyết mới của Nga đã kêu gọi mở rộng sự hiện diện quân sự ở Bắc Cực. Nga đã bắt đầu xây dựng dọc theo Bắc Băng Dương chuỗi gồm 10 trạm tìm kiếm và cứu hộ, 16 cảng nước sâu.

Nga đặc biệt chú trọng tới sự mở rộng ảnh hưởng ở Bắc cực.

Ngoài ra, Nga cũng đang huấn luyện một lực lượng đặc biệt cho chiến tranh ở Bắc Cực dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2017. Nga cũng xây dựng thêm 13 sân bay và 10 trạm radar phòng không trong khu vực này.

Bùng nổ sự tăng cường hiện diện ở Bắc Cực sẽ cho phép Nga sử dụng các máy bay ném bom lớn hơn và hiện đại hơn, giáo sư đại học New York chuyên về các vấn đề toàn cầu và Nga nói với Moscow Times. "Đến năm 2025, các vùng biển Bắc cực sẽ được tuần tra bởi phi đội máy bay ném bom tàng hình PAK DA thế hệ mới".

Vấn đề thứ ba được phương Tây đặc biệt lưu tâm trong học thuyết quân sự mới của Nga là sự thúc đẩy quan hệ gần gũi hơn nữa với các nước BRICS như Brazil, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Quan hệ Ấn Độ-Nga là biểu hiện của mối quan hệ mà Moscow muốn thiết lập với các thành viên BRICS khác.

Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, trong đó 75% đến từ Nga. Ngoài ra, hai quốc gia cùng đang phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5. 

Các mối quan hệ giữa Nga và các thành viên BRICS khác không mạnh như với Ấn Độ, nhưng các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây chống lại Moscow liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine đã đẩy Nga gần gũi hơn với Trung Quốc, tờ Business Insider ngày 12/1 nhận định.

Tổng thống Putin trước đó cho biết, tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lược của ông.

Trong một bình luận mới đây, tờ Focus Online (Đức) cũng đặc biệt quan tâm tới quyết định của Tổng thống Vladimir Putin cho phép người nước ngoài phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga. Theo Focus Online, sự cởi mở này của Nga là nhằm mục đích tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội nước này và thu hút tài năng từ các nước thuộc Liên Xô cũ. 

Tổng thống Putin trước đó cũng khẳng định, tăng cường sức mạnh chiến đấu của quân đội là một trong những mục tiêu quan trọng nhất trong chiến lược của ông. Kể từ khi lên nắm quyền, ông Putin liên tục tăng ngân sách quốc phòng để hiện đại hóa hệ thống vũ khí và hạt nhân nhằm đối phó với các mối đe dọa từ phương Tây. 

Tuy nhiên, Focus Online cho rằng, ông Putin không cố gắng tạo ra một quân đoàn nước ngoài như Pháp và động thái trên chủ yếu nhằm mục đích tăng cường, mở rộng sự hiện diện của Nga tại các nước thuộc Liên Xô cũ.

Theo số liệu của Focus Online, quân đội Nga hiện có 766.000 binh sĩ chính quy và 2.5 triệu quân nhân dự bị. Nga cũng có 25 căn cứ quân sự ở nước ngoài, trong đó ở 9 nước thuộc Liên Xô cũ. Nghị định mới của Tổng thống Putin cho phép Nga có thể dễ dàng và nhanh hơn trong việc triển khai lực lượng trong trường hợp khẩn cấp vì nó cho phép huy động lực lượng địa phương thay vì chờ gửi quân từ Nga sang./

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập972
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm970
  • Hôm nay14,354
  • Tháng hiện tại284,251
  • Tổng lượt truy cập36,338,806
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây