Lon bia giá 150 tỷ!

Thứ ba - 10/02/2015 22:52

Lon bia giá 150 tỷ!

Hungary và Zimbabwe đã phải trả qua những đợt siêu lạm phát có thể nói là lớn nhất trong lịch sử thế giới khi đồng tiền trở nên gần như vô giá trị và biến mất khỏi lưu thông. Theo các nhân chứng, một lon bia ở Zimbabwe khi đó có thể tăng giá thêm 100 tỷ đô la Zimbabwe trong vòng vài phút, lên 150 tỷ đô la Zimbabwe.

Hungary

Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Hungary là nước thắng cuộc nhưng tới tháng 10/1945 do kinh tế Liên Xô gặp nhiều khó khăn dẫn đến việc xảy ra lạm phát tại Hungary.

Lúc đó, 1 USD đổi được 8.200 pengo (Đơn vị tiền tệ của Hungary lúc đó) mất giá đến 7 lần so với mùa hè cùng năm.

Chính quyền Hungary lúc đó, không những không khắc phục mà “đổ thêm dầu vào lửa” bằng cách cho in thêm tiền!

Hậu quả là đến cuối năm 1945, lạm phát tăng lên mức 128.000 pengo ăn 1 USD. Tuy nhiên, đó mới chỉ là khởi đầu cho cuộc lạm phát siêu phi mã!

Khi lạm phát bắt đầu tăng nhanh, Hungary ra quyết định hạn chế một đồng tiền khác, đồng adopenge (Là một đồng tiền khác trong hệ thống tiền tệ của Hungary)  và chỉ cho phép nó được lưu hành trong các ngân hàng và chính phủ.

Tiền được quét như rác trên đường phố Hungary.

Tháng 1/1946, chỉ vẻn vẹn 4 tháng sau đó 1 USD có thể đổi được 59 tỷ pengo và 94 triệu adopenge!

Biện pháp xử lý tình huống của Hungary là cho phát hành tờ một trăm và một triệu milpengo, tức là 100 triệu và 1 tỷ pengo.

Khi đó, lạm phát thay đổi từng ngày từng giờ. Giá trị tăng gấp 2, gấp 3, gấp 4 lần mỗi ngày. Đến cuối tháng, 1 USD có thể đổi được 1 tỷ milpengo.

Tiếp đó, Hungary lại cho in tiền mệnh giá mới thay thế. Tờ milpengo B ra đời với giá trị 1 milpengo B tương đương với tỷ tỷ tỷ pengo. Nhưng chúng cũng ngay lập tức trở nên vô giá trị.

Zimbabwe

Quốc gia châu Phi này cách đây 20 năm đã là một trong những nước thành công nhất về kinh tế tại châu lục đen.

Hơn 70% diện tích đất nông nghiệp thuộc về người da trắng gốc Anh. Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã cho in thêm tiền chủ yếu để mua đất từ nông trang của người da trắng.

Đồng đô la Zimbabwe thời kỳ siêu lạm phát.

Sau đó, ông bắt đầu dùng vũ lực để đòi lại đất nông nghiệp từ các nông dân người da trắng khiến London ban hành lệnh trừng phạt đối với Zimbabwe làm năng suất nông nghiệp của quốc gia này sụt giảm đáng kể.

Động thái này khiến GDP của Zimbabwe giảm 3 lần, tuổi thọ trung bình giảm 10 năm, và đất nước xuất khẩu nông sản là chủ yếu đã trở thành một người tiêu dùng viện trợ nhân đạo.

Ngoài ra, các cư dân của Zimbabwe trải qua một cuộc lạm phát phi mã nhất lịch sử thế giới.

Tất cả bắt đầu vào năm 1998, khi lạm phát ở Zimbabwe là 32%, nhưng đến năm 2007 nó đã tăng lên đến 7635%. Theo các ước tính không chính thức, thực tế còn cao hơn mức này gần 4 lần.

Trẻ em Zimbabwe cần từng này tiền mới có thể mua được một lon nước ngọt.

Sau khi chính phủ của ông Mugabe đã giới thiệu một luật mà theo đó các công ty nước ngoài tại Zimbabwe phải được đặt dưới sự kiểm soát của người da đen, dòng vốn đầu tư vào nước này đã giảm xuống gần như bằng không.

Trong năm 2007 và 2008, tỷ lệ lạm phát hàng năm là hơn 100.000%.

Vào đầu năm 2008, chính phủ đã ban hành tiền giấy mệnh giá 10 triệu đô la Zimbabwe, nhưng trong mùa hè năm đó, tờ mệnh giá 100 tỷ đô la Zimbabwe cũng nhanh chóng xuất hiện khi tiền liên tục mất giá.

Theo các số liệu không chính thức, lạm phát ở Zimbabwe còn cao hơn cả ở Hungary.

Con số chính thức về tình trạng cuối cùng này không có vì chính phủ nước này khi đó ngừng thống kê.

Nhưng theo các nhân chứng, một lon bia ở Zimbabwe khi đó có thể tăng giá thêm 100 tỷ đô la Zimbabwe trong vòng vài phút, lên 150 tỷ đô la Zimbabwe.

Tờ 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe.

Trong nửa năm sau đó, tờ 10 nghìn tỷ đô la Zimbabwe lại ra đời, trở thành tờ tiền có nhiều số 0 nhất thế giới.

Vào tháng 4/2009, các nhà chức trách Zimbabwe đạt được một giải pháp bất ngờ khi quyết định cấm lưu thông đồng tiền riêng của mình.

Đồng đô la Zimbabwe gần như được đưa ra khỏi lưu thông, mặc dù khi đó nó gần như chẳng còn giá trị.

Chính phủ Zimbabwe bắt đầu cho phép người dân dùng đồng đô la Mỹ, đồng bảng Anh và tiền tệ của các nước láng giềng khác để trao đổi.

 
theo An ninh tiền tệ và Truyền thông

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập139
  • Hôm nay18,676
  • Tháng hiện tại241,861
  • Tổng lượt truy cập35,508,142
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây