Bộ trưởng Austin thúc đẩy quan hệ quốc phòng với Việt Nam, không yêu cầu Hà Nội phải chọn bên

Thứ sáu - 30/07/2021 10:30
unnamed
unnamed
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin hội kiến Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc ở Hà Nội ngày 29/7/2021. Photo US Embassy Hanoi.

Hôm 29/7 tại Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin tìm cách thúc đẩy mối quan hệ an ninh quốc phòng ngày càng sâu sắc hơn với Việt Nam giữa lúc cả hai nước theo dõi các hoạt động của Trung Quốc ở Biển Đông trong tình trạng báo động ngày càng tăng. Tuy vậy, ông Austin không yêu cầu Hà Nội phải chọn bên giữa các quốc gia.

Mặc dù Mỹ và Việt Nam có quan hệ quân sự chặt chẽ hơn, chính quyền của Tổng thống Joe Biden nói rằng vẫn có những giới hạn trong mối quan hệ cho đến khi Hà Nội đạt được tiến bộ về nhân quyền, hãng tin Reuters cho biết.

Việt Nam nổi lên như một đối thủ lớn tiếng nhất trước các tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc ở Biển Đông và đã nhận được khí tài quân sự của Hoa Kỳ, bao gồm cả tàu tuần duyên.

Trước cuộc gặp với người đồng cấp Việt Nam tại Hà Nội, ông Austin cho biết Hoa Kỳ không yêu cầu Việt Nam phải lựa chọn giữa các quốc gia.

“Một trong những mục tiêu trọng tâm của chúng tôi là đảm bảo rằng các đồng minh và đối tác của chúng tôi có quyền tự do và không gian để xây dựng tương lai của chính họ”, ông Austin nói.


Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang tiếp Bộ trưởng Lloyd Austin. Photo US Embassy Hanoi.

Ông không đề cập đến Trung Quốc, nhưng tại châu Á hiện có một quan niệm rằng Trung Quốc đang khiến các quốc gia phải lựa chọn giữa Bắc Kinh và Washington, khi căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc lớn này, vẫn theo Reuters.

Sau cuộc hội kiến với Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Phạm Minh Chính, Bộ trưởng Austin viết trên Twitter: “Chúng tôi đã thảo luận về quan hệ đối tác song phương bền chặt và tôi nhấn mạnh rằng Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, độc lập và thịnh vượng”.

Ông Lloyd Austin hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính. Photo US Embassy Hanoi.
Ông Lloyd Austin hội kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính. Photo US Embassy Hanoi.

Ông Greg Poling, thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở ở Washington cho Reuters biết: “(Việt Nam) muốn biết rằng Mỹ sẽ tiếp tục can dự quân sự, tiếp tục hiện diện ở Biển Đông”.

Hai bên đã ký một “biên bản ghi nhớ”, theo đó Đại học Công nghệ Harvard và Texas của Mỹ sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu giúp người Việt Nam tìm kiếm những người mất tích sau chiến tranh.

“Hai bên đã trao đổi các hiện vật và thông tin nhằm hỗ trợ công tác tìm kiếm, khai quật và xác định quân nhân mất tích, đồng thời phía Hoa Kỳ chính thức bày tỏ cam kết với một chương trình nhằm hỗ trợ Việt Nam tìm kiếm hài cốt quân nhân”, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam cho biết trên Facebook hôm 29/7.

Hiện vẫn tồn tại những giới hạn đối với việc Hoa Kỳ sẵn sàng làm sâu sắc hơn quan hệ trước khi Việt Nam cải thiện thành tích nhân quyền của mình. Việt Nam đã trải qua những cải cách kinh tế sâu rộng và thay đổi xã hội trong những thập kỷ gần đây, nhưng Đảng Cộng sản cầm quyền vẫn giữ một sự kiểm soát chặt chẽ đối với truyền thông và ít chấp nhận bất đồng chính kiến, theo Reuters.

XEM THÊM:

Mỹ muốn thắt chặt quan hệ với Việt Nam nhưng vẫn còn trở ngại về nhân quyền

Tại Singapore hôm 27/7, ông Austin cho biết Hoa Kỳ sẽ luôn dẫn đầu với các giá trị nhân quyền của mình. “Chúng tôi sẽ thảo luận về những giá trị đó với bạn bè và đồng minh của chúng tôi ở mọi nơi chúng tôi đến và chúng tôi không ngần ngại về điều đó”, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nói.

Trong tháng này, ông Marc Knapper, người được Tổng thống Biden đề cử làm đại sứ tiếp theo của Hoa Kỳ tại Việt Nam, tuyên bố sẽ thúc đẩy quan hệ an ninh nhưng cho biết hai bên chỉ có thể phát huy hết tiềm năng nếu Hà Nội đạt được tiến bộ đáng kể về nhân quyền.

Truyền thông nhà nước Việt Nam cho biết Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin chia sẻ quan điểm về tầm quan trọng của việc tôn trọng các quyền và lợi ích hợp pháp của các quốc gia ven biển, giải quyết hòa bình các tranh chấp cũng như duy trì môi trường hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn, trật tự và tự do hàng không, hàng hải tại các vùng biển và đại dương theo quy định của luật pháp quốc tế.

Nguồn tin: Voa tiéng Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập975
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm973
  • Hôm nay14,555
  • Tháng hiện tại284,452
  • Tổng lượt truy cập36,339,007
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây