Các dự án đường sắt đô thị ở Việt Nam đều ‘đội’ vốn, chưa điểm dừng

Thứ tư - 27/10/2021 23:10
unnamed
unnamed

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Hàng loạt dự án đường sắt ở Việt Nam đã bị “đội” vốn, chậm tiến độ, thậm chí có dự án mức đầu tư tăng gấp chín lần dù chưa thi công.

 

Theo báo Dân Trí, chính phủ CSVN gửi Quốc Hội về phúc trình loạt dự án “quan trọng quốc gia,” trong đó có các dự án đường sắt đô thị đang làm tại Hà Nội và Sài Gòn “đều không thể về đích theo kế hoạch, vốn đã tăng gấp nhiều lần.”

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông vẫn đang chờ kết quả chấp thuận từ Hội Đồng Kiểm Tra Nhà Nước. (Hình: Tiền Phong)

Cụ thể, dự án đường sắt đô thị Nhổn-ga Hà Nội được Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội khởi công năm 2009 và sẽ hoàn thành năm 2018. Thế nhưng, sau đó dự án được điều chỉnh tăng thêm thời gian đến Tháng Mười Hai, 2022, đồng thời tăng tổng mức đầu tư ban đầu từ 783 triệu EUR lên 1.17 tỷ EUR từ vốn vay ODA và nguồn vốn đối ứng ngân sách thành phố.

Hiện, tiến độ chung của dự án chỉ đạt khoảng 74%. Trong phúc trình chính phủ CSVN trình Quốc Hội nêu rõ “dự án vẫn còn một số vướng mắc, chủ yếu là công tác thanh toán và việc thực hiện ý kiến kết luận của Kiểm Toán Nhà Nước. Các vướng mắc nêu trên đã ảnh hưởng đến tiến độ công tác nghiệm thu, bàn giao đưa dự án vào vận hành khai thác.”

Tương tự, dự án đường sắt đô thị Yên Viên-Ngọc Hồi, giai đoạn 1, được chính phủ CSVN chấp thuận báo cáo “Nghiên cứu tiền khả thi” từ năm 2004, với quy mô xây dựng toàn tuyến dài 28.7 cây số, tổng mức đầu tư 9,197 tỷ đồng ($403.83 triệu), từ vốn vay ODA của Nhật.

Bộ Giao Thông Vận Tải phê duyệt thời gian thực hiện từ năm 2007 đến 2017, nhưng sau đó tiếp tục bị điều chỉnh lùi thời gian từ 2017 đến 2024.

Điều đáng nói là hiện dự án mới chỉ giải tỏa mặt bằng khu tổ hợp Ngọc Hồi và triển khai lựa chọn tư vấn thiết kế kỹ thuật và chưa thể triển khai thi công xây dựng, nhưng tổng mức đầu tư toàn bộ dự án toàn tuyến ước tính khoảng hơn 81,000 tỷ đồng ($3.55 tỷ) tăng chín lần so với kế hoạch ban đầu.

Nguyên nhân tăng vốn là do “điều chỉnh thiết kế cơ sở, thay đổi quy mô đầu tư, thay đổi chính sách tiền lương, trượt giá; thời gian thực hiện dự án kéo dài là phát sinh chi phí tư vấn, quản lý, phí cam kết…; tăng chi phí dự phòng, chi phí giải tỏa mặt bằng, cơ cấu và lãi suất các khoản vay của nhà tài trợ.”

Báo Tuổi Trẻ dẫn văn bản gửi Bộ Tài Chính hồi đầu Tháng Chín của Bộ Giao Thông Vận Tải CSVN cho biết do hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ, lắp đặt và chạy thử nghiệm (EPC) dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông “không thể hoàn thành đúng tiến độ, nên phải kéo dài thời gian thực hiện đã làm tăng chi phí hợp đồng tư vấn giám sát khoảng $7.8 triệu.”

Dự án Cát Linh-Hà Đông dài 13 cây số, vốn đầu tư khởi đầu hơn $553 triệu. Dù 12 lần lỡ hẹn, hiện dự án đang làm dở dang, nhà thầu Trung Quốc ì ra, nói hết tiền đòi phải thêm tiền mới làm tiếp. Hà Nội phải chấp nhận vay thêm, tăng đầu tư vào dự án lên thành $785.3 triệu. Trong số này, vốn vay ODA Trung Quốc là $610.8 triệu. Tổng thầu EPC là công ty Tập Đoàn Cục 6 Đường Sắt Trung Quốc, tư vấn giám sát thi công là Viện Nghiên Cứu Thiết Kế Công Trình Đường Sắt Bắc Kinh.

Tại Sài Gòn, dự án đường sắt đô thị tuyến Bến Thành-Suối Tiên được Ủy Ban Nhân Dân thành phố đã phê duyệt từ năm 2007, bắt đầu thực hiện từ Tháng Ba, 2007 và hoàn thành công trình đưa vào khai thác năm 2018.

Đường sắt đô thị Bến Thành-Suối Tiên tại Sài Gòn. (Hình: Nguyễn Quang/Dân Trí)

Sau đó, dự án được điều chỉnh thời điểm hoàn thành công trình đưa vào khai thác là quý 4,2021, kết thúc công tác hỗ trợ vận hành bảo dưỡng năm 2026. Nguồn vốn sử dụng cho dự án là ODA của Nhật và vốn đối ứng của thành phố, với tổng mức đầu tư phê duyệt ban đầu là gần ($763.75 triệu).

Năm 2011, Ủy Ban Nhân Dân ở Sài Gòn phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư là 47,325 tỷ đồng ($2.07 tỷ). Đến năm 2019, thành phố một lần nữa phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư và cơ cấu nguồn vốn đầu tư thêm hơn 43,757 tỷ đồng ($1.92 tỷ). Song, hiện dự án vẫn đang thi công, chưa hoàn thành xây lắp để đưa vào vận hành, khai thác.

Ngoài ra, dự án tàu điện ngầm số 2 tuyến Bến Thành-Tham Lương ban đầu được duyệt là năm 2018 và được thủ tướng CSVN gia hạn đến năm 2020. Tổng mức đầu tư của dự án được Ủy Ban Nhân Dân thành phố phê duyệt năm 2010 là $1.37 tỷ. Sau khi điều chỉnh vào năm 2019, mức vốn tăng lên $2.09 tỷ từ vốn vay ODA từ các ngân hàng ngoại quốc và vốn đối ứng trong nước.

“Do thực hiện điều chỉnh thiết kế cơ sở, tính toán, cập nhật lại tổng mức đầu tư nên thời gian hoàn thành dự án vận hành chạy thử và bàn giao khai thác vào cuối năm 2026,” phúc trình nêu. 

 
   

Nguồn tin: (Tr.N)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập118
  • Hôm nay17,989
  • Tháng hiện tại281,151
  • Tổng lượt truy cập35,927,496
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây