Chuyện thanh tra... và những bất cập

Thứ năm - 12/03/2015 01:18

Chuyện thanh tra... và những bất cập

Tháng 7.2014, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hà Tĩnh đã gửi công văn số 3010 đến Tổng Thanh tra Chính phủ; trong đó có nhiều điểm không đồng tình với những kết luận về sai phạm của tỉnh Hà Tĩnh trong “Vụ Formosa” (Lao Động, 9:32 PM, 8.3.2015).
Đăng Bởi  - 17:01 09-03-2015
thanh tra, chuyen thanh tra

Chuyện thanh tra ở Tân Hiệp Phát mới đây làm cho dư luận tốn không ít giấy mực...

Mới đây,Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã trả lời là sẽ có buổi làm việc về sự khiếu nại trên, dự kiến tổ chức vào ngày 16.3.2015. Chưa bàn chuyện ai đúng, ai sai trong chuyện này vì nó đang nằm trong ‘thì tương lai’, nhưng nhân đây, thử luận một chút về công tác thanh tra trong cơ chế chung của ta hiện nay…

Khỏi phải nói là các doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, trường đại học… sợ thanh tra đến mức nào. Hàng tháng trời cơ quan bị thanh tra dường như đang… chống bão với đón tiếp, e dè, tiệc tùng rồi vân vân nhiều thứ nữa. 
Trong trường hợp của tỉnh Hà Tĩnh, TTCP đã làm việc với thời gian kỷ lục: 1 năm và 6 tháng(!) Thử hỏi, với 18 tháng đằng đẵng ấy, có biết bao nhiêu chuyện đã xảy ra, tất nhiên có đủ thời gian để sửa sai (nếu sai), do vậy, có những kết luận sẽ chẳng còn đúng nữa sau một năm. Không ít cơ quan đã phải chịu cảnh thanh tra liên tiếp 2-3 lần, hết đoàn này đến đoàn khác. Cơ quan nào như thế, nghe chừng đã gặp phải kiếp nạn sao Thái Bạch, La Hầu.

Một vài dẫn chứng trên để chỉ ra rằng công tác thanh tra dĩ nhiên là cần thiết nhưng đang có rất nhiều bất cập.

Sự chồng chéo bởi các đoàn thanh tra khác nhau, một mặt, phản ánh rằng quy định về công tác thanh tra chưa hợp lý. Đã có đoàn thanh tra B đồng nghĩa rằng đoàn A bị nghi ngờ là đã thanh tra… sai. Trách nhiệm của A hay B ở đâu khi có tiếp đoàn thanh tra C?

Thời gian thanh tra hàng tháng trời hay 18 tháng trời quả là chuyện chỉ có ở nước ta. Làm sao một cơ quan nhà nước hay doanh nghiệp có thể chịu nổi sự truy vấn trong suốt những tháng năm dài như thế?

Cũng cần nhấn mạnh rằng thanh tra nhiều tầng, nhiều cấp độ nhưng hầu như chưa bao giờ phanh phui được một vụ việc tham nhũng lớn nào trước khi… báo chí công bố(!) Đây quả là điều đáng buồn về tất cả mọi nhẽ của vấn đề: Sự lãng phí thời gian, tiền của; áp lực không đáng có đến mọi sự vận hành, những hệ lụy xung quanh công tác thanh tra…

Phải chăng đã đến lúc cần phải có một cuộc tổng thanh tra công tác thanh tra? Nói cách khác, rất cần một sự rà soát toàn diện về quy chế, quyền hạn, thời gian luật định đối với công tác thanh tra. Và, cũng rất cần trả lời câu hỏi là ai, hay cơ quan nào có quyền giám sát cơ quan thanh tra?

Chuyện thanh tra ở Tân Hiệp Phát mới đây làm cho dư luận tốn không ít giấy mực: vì một con ruồi trong chai nước, đoàn thanh tra đã làm việc và kết luận rất nhanh sau khi thả một cái… ống hút vào chai nước để kiểm tra khả năng phát hiện ra… con ruồi của quy trình đóng chai(!) báo chí nói cứ nói, các cơ quan chức năng vẫn có quyền “thấy” rằng sự trả lời thỏa đáng là… không cần thiết?

Trên đây chỉ mới bàn đến công tác thanh tra trong những căn phòng kín. Nếu nhìn ra ngoài xã hội, sẽ còn thấy không ít chuyện khó hiểu: Chẳng hạn, một thành phố du lịch mà thanh tra giao thông, cảnh sát trật tự, CSGT suốt ngày va, đụng nhau thì rõ ràng hình ảnh về sự êm đềm, trật tự là điều đáng phải bàn…

Một nhà nước pháp quyền mạnh là nhà nước giảm thiểu tới mức thấp nhất sự thanh tra, giám sát. Điều này chỉ có khi cơ chế quản lý tài chính, hành chính đã được tự động giám sát để, sao cho, có muốn làm sai cũng khó hay không thể; có muốn tham nhũng cũng phải sợ hay chùn tay… 
Chỉ đến khi có một cơ chế đều khắp, thật sự hiệu quả như thế thì công việc thanh tra mới là yếu tố ‘cầu cứu’ sau cùng; nếu chúng ta tin rằng công tác thanh tra là sự cần thiết cuối cùng – cực chẳng đã của một bộ máy bị lỗi ở khâu nào đó…

Hà Văn Thịnh

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập114
  • Hôm nay17,025
  • Tháng hiện tại331,058
  • Tổng lượt truy cập36,385,613
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây