Chuyện khó tin nhưng có thật về Trạm vũ trụ Quốc tế

Thứ sáu - 20/02/2015 05:28

Chuyện khó tin nhưng có thật về Trạm vũ trụ Quốc tế

Trạm vũ trụ Quốc tế được coi là dự án khoa học phức tạp nhất trên thế giới. Nó có kích thước tương đương một sân bóng đá của Mỹ.
alt

Trạm vũ trụ Quốc tế (viết tắt: ISS) là một tổ hợp công trình nhằm nghiên cứu không gian, là sự hợp tác của năm cơ quan không gian: NASA (Hoa Kỳ), RKA (Nga), JAXA (Nhật Bản), CSA (Canada) và 10 trong 17 nước thành viên của ESA (châu Âu). ISS di chuyển trong không gian với vận tốc trung bình là 27.743,8 km/giờ, ứng với 15,79 lần bay quanh Trái đất mỗi ngày.


alt
Trạm vũ trụ ISS hoạt động như một phòng thí nghiệm bay cho nhiều thí nghiệm như nghiên cứu sinh học và vật lý, khoa học trái đất, thăm dò không gian, công nghệ hàng không vũ trụ. Trong hình là bức ảnh chụp từ năm 2008, cho thấy phi hành gia Karen Nyberg nhìn ra cửa sổ của phòng thí nghiệm Kibo trên tàu ISS.


alt
Trên ISS, có robot giúp những công việc hàng ngày. Hình ảnh cho thấy robot Robonaut 2 đang tập thể dục với phi hành gia Scott Kelly trên Trạm vũ trụ quốc tế. Robonaut 2 được thiết kế để thực hiện các thí nghiệm nguy hiểm và công việc nhàm chán trên tàu ISS.


alt
Kích thước của ISS rất lớn. Trạm vũ trụ Quốc tế được coi là dự án khoa học phức tạp nhất trên thế giới. Nó có kích thước tương đương một sân bóng đá của Mỹ. Sau khi nó được hoàn thành, nó sẽ lắp đặt 16 module điều áp tạo nên các phòng thí nghiệm, khu nhà ở, nút không khí, trạm đỗ tàu.


alt
Các phi hành gia trên ISS phải tập thể dục ở mức nhiều nhất có thể. Những cư dân của ISS thường phải dành thời gian làm việc khoảng 6 tháng trên tàu vệ tinh. Do đó, họ phải đối mặt với các vấn đề y tế do sống trong môi trường không trọng lượng lâu dài như teo cơ bắp và giảm kích thước xương. Để giảm thiểu các tác động xấu của không gian, các nhà du hành thường xuyên phải tập thể dục trên máy chạy bộ. Hình ảnh ở đây cho thấy phi hành gia Sunita Williams L. đang tập thể dục trên ISS.


alt
Trạm ISS là nơi quan sát Trái đất tuyệt mỹ nhất. Trạm vũ trụ Quốc tế thuộc dạng quỹ đạo gần mặt đất, độ cao cách mặt đất chỉ trong khoảng từ 319,6 km đến 346,9 km, trạm có các tấm pin mặt trời rộng, phản chiếu tốt ánh sáng Mặt trời nên có thể quan sát ISS từ mặt đất. Ảnh: phi hành gia Tracy Caldwell Dyson nhìn xuống Trái đất vào ngày 15/11/2010 từ cửa sổ bay Cupola.


alt
Cuộc sống trên Trạm vũ trụ Quốc tế bận rộn với nghiên cứu, nhưng các nhà khoa học vẫn có thời gian để thư giãn. Bởi Trái đất quay xung quanh ISS 90 phút một lần, các phi hành gia có thể nhìn thấy cảnh bình minh và hoàng hôn nhiều lần mỗi ngày. Do đó, các cửa sổ của ISS đều được che phủ để các phi hành gia cảm nhận bóng tối, họ thường dậy dựa trên lịch trình nhiệm vụ có sẵn.


alt
Chuyện ăn, uống trên ISS không bình thường. Do ảnh hưởng của môi trường không trọng lực khiến việc ăn, uống của phi hành gia khá vất vả, tuy nhiên, đồ ăn uống của họ đã được từ hóa để không trôi ra xa. 


alt
Trên ISS, nước rất là quý giá. Nước là mặt hàng quý giá ở khắp mọi nơi, và đặc biệt là trong không gian. Tất cả nước được đưa lên ISS từ Trái đất, do đó các nhà du hành phải rất cẩn thận để bảo vệ nước. Các phi hành gia NASA thậm chí phải sử dụng một loại kem đánh răng đặc biệt có thể nuốt vào.



Duy Huệ (theo MNN)

Tác giả bài viết: SIMON HOA

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập68
  • Hôm nay14,491
  • Tháng hiện tại269,339
  • Tổng lượt truy cập35,915,684
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây