Phù thủy có thật hay không?

Thứ sáu - 13/02/2015 09:40

Phù thủy có thật hay không?

Những huyền thoại và truyện dân gian trên toàn thế giới đều cho chúng ta biết về sự tồn tại của những người có khả năng đặc biệt đang sống giữa chúng ta.

Wizards

 Bất kể năng lực của họ được cho là đến từ Thần, Quỷ, tự nhiên, hay một số khác, thì thế giới cổ đại vẫn đầy rẫy các chứng tích về những người có khả năng biểu diễn ma thuật theo ý muốn. Con người thường không mấy quan tâm tới cụm từ “phù thủy”, với các liên tưởng về chuyện cổ tích và điều viễn tưởng. Thế nhưng, khi có người trong tôn giáo có năng lực như vậy thì rất nhiều người trong chúng ta sẵn sàng gọi họ là các vị thánh hay sứ giả của Thần. Như thế, chúng ta tin vào thánh nhưng lại ngay lập tức bác bỏ sự tồn tại của phù thủy. Tại sao vậy?

Dưới đây là một số câu chuyện mà bất kỳ chi tiết nào trong đó cũng có thể cho ra hàng loạt cuốn sách. Khá nhiều người trong lịch sử đã đạt tới năng lực phù thủy (hay một danh hiệu tương tự), nhưng ở đây chúng tôi sẽ chỉ chọn ra một vài ví dụ để cùng suy ngẫm về sự tồn tại thực sự của quyền năng.

Cassandra (Thần thoại Hy Lạp)

 

Bức họa về Cassandra, nữ tiên tri huyền thoại của thành Troy, con gái của Vua Priam và Hoàng hậu Hecuba. Tranh tô màu bởi Evelyn DE Morgan, khoảng năm 1898. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Bức họa về Cassandra, nữ tiên tri huyền thoại của thành Troy, con gái của Vua Priam và Hoàng hậu Hecuba. Tranh tô màu bởi Evelyn DE Morgan, khoảng năm 1898. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Trong thần thoại Hy Lạp cổ đại, công chúa của thành Troy là Cassandra có khả năng dự đoán tương lai. Vì bị cự tuyệt lời tỏ tình, thần Apollo đã giáng lời nguyền không ai còn tin vào những lời cảnh báo của Cassandra trong tương lai. Khi cô báo trước về đội quân ẩn nấp bên trong con ngựa Trojan, không ai tin cô. Rốt cuộc, thành Troy bị hạ. Sau đó, cuộc đời của công chúa tiếp nối trong một chuỗi bi kịch: bị cưỡng hiếp, bị ép làm thê thiếp của vua Agamemnon để rồi cuối cùng bị hoàng hậu độc ác của vua Agamemnon là Clytemnestra ám sát. Cassandra đã dành cả đời để ngăn chặn những tai họa mà cô tiên đoán nhưng không một ai tin vào những lời tiên đoán này.

Phù thủy xứ Endor (1079 TCN–1007 TCN)

 

Bức họa miêu tả cuộc gặp gỡ của vua Saul với phù thủy xứ Endor. Tranh vẽ của Benjamin West, năm 1777. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Bức họa miêu tả cuộc gặp gỡ của vua Saul với phù thủy xứ Endor. Tranh vẽ của Benjamin West, năm 1777. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Trong kinh Cựu Ước, vua Saul nổi tiếng vì đã tống khứ nhiều phù thủy ra khỏi vương quốc. Ông cũng không hạ mình để lợi dụng sức mạnh của họ cho mục đích cá nhân. Nhưng khi ông muốn tham vấn lời khuyên từ người cố vấn đã mất của mình là nhà tiên tri Samuel, vua Saul đã lừa để phù thủy xứ Endor tiến hành một buổi gọi hồn. Phù thủy xứ Endor đóng vai trò là người trung gian, giúp vua liên lạc với người chết. Hồn Samuel được gọi lên và ông đã tiên đoán rất nhiều sự kiện xui xẻo trong tương lai của vua Saul.

Mặc dù Phù thủy xứ Endor đã bị lợi dụng nhằm sử dụng quyền năng của bà khi gọi hồn nhà tiên tri từ cõi chết giúp vua Saul, không có bằng chứng nào cho thấy bà đã từng sử dụng năng lực của mình cho mục đích xấu.

Phủ thủy Simon Magus (cùng thời với chúa Giê-su)

 

Bức chạm nổi phác họa Simon Magus bị quỷ dữ vây quanh trên cánh cổng giáo đường Thánh Sernin ở Toulouse, Pháp, ngày 15/12/2012. (Pierre Selim/Wikimedia Commons)

Bức chạm nổi phác họa Simon Magus bị quỷ dữ vây quanh trên cánh cổng giáo đường Thánh Sernin ở Toulouse, Pháp, ngày 15/12/2012. (Pierre Selim/Wikimedia Commons)

Theo Thánh Kinh Tân Ước, vào thời chúa Giê-su, Simon nổi danh khắp nơi với những màn biểu diễn phép thuật to lớn: “Mọi người từ nhỏ đến lớn đều chú ý đến ông. Họ nói: “Người này mang quyền năng vĩ đại của Chúa” (Sách Công Vụ Tông Đồ, chương 8, dòng 10, phiên bản vua James).

Simon bị ấn tượng bởi nghi thức rửa tội như một cách để đưa con người đến vòng tay của Chúa Thánh Thần (Chúa Thánh Linh). Theo đó, ông đề nghị được phụng dưỡng các tín đồ của Thánh Phêrô, đổi lại, ông được phép biết các nguyên lý và quyền năng để tiến hành nghi thức này. Phêrô từ chối, nói rằng món quà của Chúa không thể mua được bằng tiền. Sự kiện này liên kết tới hai chi tiết được lưu truyền vốn không có trong Kinh Thánh. Khi Simon đang bay lơ lửng trên không trung, thánh Phêrô và thánh Phaolô đã cầu nguyện phá giải bùa chú khiến Simon bị rơi xuống với nhiều vết thương chí mạng. Đây được coi là nguyên nhân cho cái chết của Simon.

Điều này cho thấy cả Simon và các thánh tông đồ của chúa Giê-su đều sở hữu các năng lực đặc biệt. Mặc dù dường như Simon có sự bất đồng với các tông đồ của Chúa Giê-su, không có bằng chứng nào cho thấy ông đã sử dụng quyền năng để làm điều xấu. Dẫu vậy, ông vẫn bị coi là một “phù thủy”.

Pháp sư Merlin (thế kỷ thứ 6)

 

Trái: Hình ảnh minh họa từ cuốn Biên niên sử Nuremberg, năm 1493. (Nguồn: Michel Wolgemut, Wilhelm Pleydenwurff/Wikimedia Commons) Phải: Pháp sư Merlin, theo minh họa trong bản thảo Suite Vulgate năm 1286. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Trái: Hình ảnh minh họa từ cuốn Biên niên sử Nuremberg, năm 1493. (Nguồn: Michel Wolgemut, Wilhelm Pleydenwurff/Wikimedia Commons) Phải: Pháp sư Merlin, theo minh họa trong bản thảo Suite Vulgate năm 1286. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Pháp sư Merlin có lẽ là người nổi tiếng nhất trong giới phù thủy. Có nhiều tranh luận sôi nổi xung quanh việc Merlin, cũng như người mà ông phò trợ – vua Arthur xứ Camelot, có thực sự tồn tại hay không. Tuy nhiên, có các bằng chứng thuyết phục cho thấy pháp sư Merlin là có thật trong lịch sử. Từng có một bài thơ được viết trên da trong khoảng thời gian ông sống trong thân phận một thầy phù thủy tên Ambrosius với biệt danh là “Chim Đại Bàng” mà dịch nghĩa sẽ sang từ “Merlin”. Căn nhà cũ của ông đã được biết đến hiện nay nằm gần thị trấn nhỏ Llangollen ở miền bắc xứ Wales, Vương quốc Anh. Một tài liệu bằng tiếng Welsh bổ sung từ năm 600SCN cũng có đoạn miêu tả về một nhà tiên tri tên Myrddin – dịch từ tiếng Welsh sang là Merlin. Bằng chứng về sự tồn tại của Merlin có nhiều như một số nhân vật lịch sử, nhưng bởi vì ông là một thầy phù thủy nên người ta coi ông là huyền thoại.

Väinämöinen (thế kỷ thứ 9)

 

Minh họa về Väinämöisen. Bản vẽ của Robert Wilhelm Ekman năm 1866. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Minh họa về Väinämöisen. Bản vẽ của Robert Wilhelm Ekman năm 1866. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Vào thời hiện đại, người anh hùng Phần Lan này được ca tụng với rất nhiều cuộc phiêu lưu dưới các tên gọi khác nhau. Tuy nhiên, những câu chuyện viết tay đầu tiên về ông đã được ghi nhận là có vào thế kỷ 16, và nhiều người tin rằng thật ra ông sống ở thế kỷ thứ 9. Những sự tích truyền miệng của người Phần Lan cho thấy ông đã du ngoạn qua vùng nông thôn với những chuyến phiêu lưu đầy ý nghĩa, sử dụng sức mạnh của những bài hát để thực hiện vô vàn các loại phép thuật. Väinämöisen đã truyền cảm hứng cho các hình mẫu phù thủy trong chuyện viễn tưởng hiện đại hay bất cứ khi nào nhà văn cần một hình tượng phù thủy già để thêm thắt yếu tố phép thuật cho cốt chuyện. Ngay cả nhân vật ông lão phù thủy nổi tiếng của J.R.R. Tolkien là Gandalf (trong phim Chúa tể của những chiếc nhẫn và Hobbit) cũng được trực tiếp tạo hình dựa trên nguyên mẫu Väinämöisen. Có điều, các câu chuyện về Väinämöisen miêu tả ông như người hùng trong các chuyến phiêu lưu, nhưng ngày nay những nhân vật phù thủy lấy cảm hứng từ ông thường được miêu tả như các nhân vật phụ đóng vai trò hỗ trợ cho các anh hùng khác.

Johann Reuchlin (1455 –1522)

 

Minh họa về Väinämöisen. Bản vẽ của Robert Wilhelm Ekman năm 1866. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Minh họa về Väinämöisen. Bản vẽ của Robert Wilhelm Ekman năm 1866. (Nguồn: Wikimedia Commons)

Có lẽ là bức chân dung xác thực duy nhất của Johannes Reuchlin, do một chi tiết trong nhan đề chạm khắc “History von den Fier Ketzren Prediger Ordens” của Thomas Murner, in ở Strassburg, Đức, năm 1521. Johannes Reuchlin (trái),Ulrich von Hutten (giữa), Martin Luther (phải). (Nguồn: Wikimedia Commons)

Johann là một học giả, nhà ngôn ngữ học, nhà sử học, giảng viên và là tác giả nổi tiếng người Đức. Trong quá trình nghiên cứu tiếng Hebrew, ông đã vận dụng tên phát âm và các manh mối khác để giải mã cái mà ông tin là cách thức liên lạc với thiên thần, để giải mã lời của Chúa cho toàn nhân loại. Những điều này đã được viết lại trong 2 cuốn sách của Johann.

Johann được cho là có khả năng triệu tập các thiên thần, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy ông tuyên bố có quyền năng này. Mục đích của ông là giúp con người hiểu rõ hơn ý chỉ của Chúa. Nhưng ông thường bị phản bác như một nhân vật khó hiểu, lạ thường.

Nhà tiên tri Michel de Nostredame (Nostradamus) (1503 –1566)

 

Một bức chân dung của Nostradamus, khoảng năm 1690. (Wikimedia Commons)

Một bức chân dung của Nostradamus, khoảng năm 1690. (Wikimedia Commons)

Nostradamus là nhà tiên tri nổi tiếng người Pháp với những câu thơ tứ tuyệt mà ngày nay vẫn thường được sử dụng rộng rãi để tiên đoán về tương lai. Một số người tranh luận rằng 950 lời tiên đoán của ông thật mơ hồ đến nỗi chỉ cần chút thời gian suy nghĩ, chúng có thể được dùng để miêu tả về bất kỳ sự việc nào. Tuy vậy, một số lời tiên đoán xảy ra trong cuộc đời ông đã được xác thực và ghi nhận. Nostradamus từng quỳ gối trước một tu sĩ khiêm tốn tên là Peretti, và tiên đoán rằng vị tu sĩ này sẽ trở thành giáo hoàng trong tương lai. Quả thật, đúng 32 năm sau, vị tu sĩ đó đã trở thành Giáo hoàng Sixtus V. Nostradamus không chỉ viết một lời tiên đoán bí ẩn về việc vua Henry II của Pháp thiệt mạng do một mảnh vụn đâm vào mắt, mà còn giải thích với nhà vua rằng lời tiên tri này ám chỉ đến một vụ tai nạn trong trò đấu thương. Sau đó, sự việc xảy ra đúng như vậy. Bởi vì tính chất sinh động trong rất nhiều lời tiên đoán của Nostradamus, nên ông thường được miêu tả trong hình ảnh và các bộ phim như một người hắc ám, nhưng thật sự thì ông chỉ nhìn thấy tương lai, đưa ra lời cảnh báo nhưng không bao giờ gây ra bất kỳ tổn hại nào.

Tái bản với sự chấp thuận từ trang Paranormal Association. Đọc bản gốc ở đây.

Tiến sĩ Paul làm việc cho trang Paranormal Association và là tác giả của 5 cuốn sách về hiện tượng siêu nhiên. Tìm hiểu thêm trên trang web của ông.

 

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Nguồn tin: Nguồn: vietdaikynguyen.com

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập903
  • Hôm nay12,390
  • Tháng hiện tại282,287
  • Tổng lượt truy cập36,336,842
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây