Khoảng 500 tờ tiền giấy có mệnh giá 10 bảng đã được gấp thành hình các chú cún con rồi được đặt trong khắp mọi ngõ ngách của thành phố, chờ đợi người qua đường nhặt chúng lên.
Người đi đường nào nhanh mắt rất có thể sẽ tìm thấy và mang về nhà được vài tờ. Tuy nhiên, cũng có không ít người ngỡ ngàng khi nhìn thấy tiền và phân vân, không biết có nên nhặt lên hay không.
Đây là một chiến dịch trả lại tiền cho người dân được thực hiện bởi công ty bảo hiểm Beagle Street.
Một nghiên cứu mới đây tại Anh chỉ ra rằng trung bình mỗi người dân trả thừa đến 109 bảng cho bảo hiểm nhân thọ hàng năm. Vậy nên công ty quyết định mở ra chiến dịch tặng lại tiền cho người dân.
Các nhân viên đã dành ra hơn 125 giờ đồng hồ để gấp những tờ bảng Anh thành hình chú cún xinh xắn.
"Hi vọng là những tờ 10 bảng của chúng tôi sẽ làm mọi người thấy vui vẻ và túi đầy thêm một chút," Matthew Gledhill, giám đốc điều hành của Beagle Street cho biết.
Công ty cũng đang cải thiện để cắt các khoản phí vận chuyển nhằm cho ra đời các gói dịch vụ rẻ hơn.
Matthew cho biết công ty sẽ tiếp tục tặng lại tiền cho người qua đường ở các thành phố khác trong nước.
Yêu nhau yêu cả hàm râu quai nón của nàng
Một quý cô có hàm râu độc đáo nhờ tình yêu và sự động viên của chồng, đã quyết định từ bỏ nỗ lực cạo râu để nghiễm nhiên sống với bộ râu quai nón vốn có của mình.
Annalisa Hackleman - nhiếp ảnh gia người California, lần đầu mọc râu trên mặt vào năm 13 tuổi và được chẩn đoán mắc phải hội chứng buồng trứng đa u nang, khiến buồn trứng sản sinh ra lượng kích thích tố nam nhiều hơn bình thường
Bộ râu kỳ lạ khiến Annalisa vô cùng ngượng nghịu, mẹ của cô đã phải đưa cô đến viện để tiến hành chiếu lase triệt lông trên mặt.
Nhưng quá trình này chỉ tạm thời hạn chế sự phát triển của những sợi râu vô duyên, chẳng mấy chóc, nữ nhiếp ảnh gia lại phải khổ sở cạo râu cứ hai ngày một lần. Annalisa trở nên đau khổ, cô thậm chí mắc chứng sợ khoảng rộng, khiến cô luôn nhốt mình trong nhà.
“Tôi ngày càng lún sâu vào chứng sợ không gian rộng và cảm thấy vô cùng lo lắng mỗi khi có việc phải ra ngoài, sau rất nhiều do dự và căng thẳng, tôi thường bước ra khỏi “ốc đảo” của mình nước mắt ngắn dài và không thể nào bình tĩnh nổi” – Annalisa trải lòng.
Từ năm 13 tuổi, cô đã phải sống chung với chòm râu lạ trên mặt
Chính tình yêu của người chồng David đã giúp Annalisa vượt qua mọi mặc cảm, khó khăn. Cặp đôi này gặp gỡ sau khi David tình cờ bắt gặp và bị cuốn hút bởi những bức ảnh nghệ thuật do Annalisa chụp, đăng trên trang Facebook của một người bạn. Từ lần đầu hẹn hò cả hai đã phải lòng nhau.
Người bạn đời rất yêu Annalisa và yêu cả sự khác biệt ở cô
Annalisa Hackleman hạnh phúc ở bên chồng David
Dưới sự động viên và hỗ trợ của David, Annalisa dần chấp nhận bộ râu quai nón của mình, để mặc cho nó mọc dài, hạn chế dần số lần cạo,cho đến khi cô hoàn toàn thấy thoải mái với việc để nó mọc tự nhiên không cần đụng dao cạo nữa.
Cặp đôi đã ở bên nhau được 8 năm, sắp tới họ sẽ tổ chức kỷ niệm 5 năm ngày cưới. Annalisa giờ đã tự tin, cởi mở hơn rất nhiều. Mới đây cô vừa xuất hiện trên một kênh truyền hình Mỹ, chia sẻ về cuộc chiến của cô từng có với bộ râu nam tính và tình yêu đáng ngưỡng mộ mà chồng dành cho mình.
May
Theo Mirror
Giả làm đàn ông suốt 43 năm để mưu sinh
Trong khi văn hóa Ai Cập không cho phép phụ nữ có mặt ở các nơi làm việc, một người mẹ 64 tuổi đã phải giả trang làm đàn ông trong hơn bốn thập kỷ để mưu sinh và nuôi con.
Sisa Abu Daooh đã 64 tuổi
Chồng bà Sisa Abu Daooh qua đời khi bà mới 21 tuổi và đang có thai cô con gái của hai người. Các anh trai muốn bà đi bước nữa nhưng không ai thay thế được người chồng đã mất. Khi đó, công việc lao động gần như là một cánh cửa đóng kín với phụ nữ còn bà thì lại không có bằng cấp để tìm việc văn phòng.
Bà quyết định cạo tóc, mặc áo khoác jilbab, quấn khăn cho giống đàn ông rồi đi chiếc giày nam màu đen để có thể tìm việc ở các khu lao động.
Những tưởng cuộc sống sẽ khá hơn khi con gái bà lấy chồng. Thế nhưng con rể bà đột ngột bị bệnh và không thể làm việc nên bà tiếp tục giả làm đàn ông để nuôi cháu.
Bà thường làm những công việc nặng nhọc như mang vác gạch, bao xi-măng, cho đến đánh giày rồi ăn xin trên vỉa hè để nuôi sống bản thân, con gái và các cháu.
Sisa Abu Daooh giả làm đàn ông để đi đánh giày.
"Để tự bảo vệ mình khỏi những cái nhìn khắc nghiệt hay bị bắt nạt khi làm việc cùng những người đàn ông khác, tôi quyết định tự biến mình thành một người đàn ông, mặc quần áo của họ và làm việc cùng họ ở các làng khác, nơi mà không ai quen biết tôi," bà kể lại.
"Mẹ tôi là người duy nhất còn có thể nuôi cả gia đình," Houda, con gái của bà cho biết, "Ngày nào mẹ cũng dậy vào 6 giờ sáng để đi đánh giày còn tôi thì giúp mẹ cầm đồ nghề."
Giờ đây khi cuộc đời cũng như giới tính thật của bà được biết đến rộng rãi, chính quyền tỉnh Luxor ở miền nam Ai Cập vinh danh bà là "người mẹ lý tưởng" và "người phụ nữ trụ cột gia đình". Chính quyền cũng dựng giúp bà một quầy hàng để mưu sinh.
Ngô Vân
Theo OddityCentral