Bộ râu của ông Langum dài 58cm, có thể giữ được 3157 chiếc tăm, nhiều hơn kỷ lục cũ 50 chiếc. Để cắm được toàn bộ số tăm này, ông Langum phải mất 3,5 giờ.
Lần cuối cùng ông Langum cạo râu là cách đây 42 tháng. Kể từ đó, ông không hề cạo râu một lần nào. Cho đến cuối năm 2013, ông được mệnh danh là người có bộ râu đẹp nhất thế giới. Bộ râu của ông Langum có chiều dài vừa phải, nhưng có độ dày được đánh giá “đẹp” nhất.
“Nhiều người có râu dài hơn tôi, nhưng không ai có râu dày như của tôi. Râu tôi rất xoăn, nó có thể giữ tăm rất dễ dàng.” – ông Langum chia sẻ.
Trước đó, ông Langum là người giữ kỷ lục bộ râu đẹp nhất thế giới. Ý tưởng cắm tăm vào râu xuất hiện trong một ngày ông Langum không tìm thấy tăm xỉa răng. Cuối cùng, ông phát hiện ra nó bị mắc trên bộ râu của mình. Từ đó ông quyết định phải lập kỷ lục cho bộ râu có thể giữ được 3157 chiếc tăm.
Cho đến nay, ông Langum vẫn dùng bộ râu của mình để kiếm tiền. Ông xuất hiện trong các cuộc thi tạo hình râu, làm quảng cáo cho nhiều doanh nghiệp,…
Ông Langum cho biết, ông sẽ không cạo râu nữa. Ông sẽ thiết lập thêm nhiều kỷ lục giữ những đồ vật bên dưới bộ râu của mình.
cá, mèo, chuột... có khả năng phát quang trong đêm
Phát quang trong đêm vốn là khả năng đặc biệt của rất ít loài sinh vật trên trái đất, chủ yếu là ở dưới đáy biển sâu. Tuy nhiên, với những khám phá khoa học mới đây thì ngay cả những động vật quen thuộc hàng ngày cũng có thể phát quang trong bóng tối.
Cá phát quang
Người ta đã nói đến rất nhiều về sự thay đổi biểu hiện hay thuộc tính của động vật khi bộ gen của chúng bị tác động, làm biến đổi so với trật tự ban đầu. Tuy nhiên, sự phát hiện ra loài cá biến đổi gen có khả năng phát sáng trong bóng đêm vẫn là một kết quả gần như không tưởng với các nhà khoa học. Phương pháp của họ là kích hoạt các gen lặn trên bộ mã gen của loài cá này đồng thời đưa thêm gen phát quang của một loài sứa sống dưới tầng sâu của đáy biển vào hệ gen của cá để nhận biết các gen lặn. Loài cá mới hình thành được các nhà khoa học Đài Loan đặt tên là cá Thần tiên Nam Mỹ. Chú cá nhỏ này khá thu hút ánh nhìn của con người nhưng nếu sống trong tự nhiên sự sống của nó sẽ bị nguy hiểm khi ánh sáng phát ra thu hút những tên săn mồi nguy hiểm.
Mèo phát quang
Một đối tượng mới ứng dụng các nghiên cứu này là các con thú cưng. Thật khó có thể tìm thấy chú mèo của bạn khi chúng ẩn nấp trong bóng tối, nhưng với sự thay đổi rất nhỏ trong bộ gen của chúng, thú cưng của bạn sẽ trở thành một cái đèn di động trong đêm. Một nhóm các nhà khoa học đã thành công trong việc sử dụng kỹ thuật di truyền để tạo ra một chú mèo phát sáng. Mục đích của nghiên cứu này là muốn tìm được phương pháp gen chống lại căn bệnh thế kỉ AIDS. Các gen kháng virus sẽ sản sinh ra những chất ngăn cản sự tăng lên của virus dưới dạng protein – loại có khả năng chống lại virus gây ra AIDS.
Những kết quả này là thành tựu bước đầu trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nguy hiểm của ngành y và sinh học. Những thí nghiệm dùng protein sẽ còn tiếp tục được thử nghiệm trên các loài động vật cho tới khi tìm ra loại tối ưu nhất.
Chuột phát quang
Một nhóm các nhà khoa học ở viện công nghệ California đã phát triển một loại chuột có khả năng phát sáng trong bóng đêm. Cuộc chiến chống lại AIDS thúc đẩy những phòng thí nghiệm này sử dụng động vật biến đổi gen. Nếu trước đây những con vật lạ lùng này là nỗi sợ hãi cho con người thì nay chúng trở nên phổ biến, đồng hành cùng con người trong việc tìm ra giải pháp y học cho những bệnh nan y vô phương cứu chữa.
Lợn phát quang
Đây là đối tượng thí nghiệm cho nghiên cứu tìm ra giải pháp chữa bệnh máu khó đông Hemophila. Những chú lợn con này có phần mõm phát sáng và các phần khác hoàn toàn bình thường. Các protein phát quang chỉ được các nhà khoa học gắn vào những loại gen lặn mà họ muốn chúng biểu hiện ra bên ngoài.
Thỏ phát quang
Giới khoa học vừa tạo ra những con thỏ có thể phát ra ánh sáng màu xanh lá cây trong bóng tối. Nghiên cứu này cũng giúp các nhà khoa học biết được biểu hiện ra bên ngoài của một gen lặn trong bộ mã gen của thỏ giúp ngăn ngừa các rối loạn trong cơ thể.