SỰ HIỆP THÔNG BỀN VỮNG

SỰ HIỆP THÔNG BỀN VỮNG

 23:17 09/05/2017

SỰ HIỆP THÔNG BỀN VỮNG (Gioan 14,1-12 – CN V PS - A) 1.- Ngữ cảnh Trong khối từ ch. 13 đến ch. 17 của TM Ga, tức phần đầu của “Sách về Giờ của Đức Giêsu” (ch. 13–20), có ba Diễn từ cáo biệt: (1) 13,31–14,31; (2) 15,1–16,33; (3) 17,1-26. Bản văn chúng ta đọc trong Phụng vụ hôm nay thuộc về Diễn từ thứ nhất. Đức Giêsu sắp ra đi; Người nói những lời này sau khi đã rửa chân cho các môn đệ (13,1-20) và loan báo Giuđa phản bội (13,21-30). Bài Diễn từ thứ nhất (13,31–14,31) có hình thức là một cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu và các môn đệ, được triển khai thành năm điểm (13,31-36a; 13,36b-38; 14,2-6; 14,7-14; 14,15-24), điểm này bổ túc cho điểm kia và mỗi điểm gồm ba thì. Mỗi lần, Đức Giêsu bắt đầu bằng một lời khẳng định huyền bí diễn tả bằng những từ ngữ có hai nghĩa khiến các môn đệ không hiểu: họ liền đặt câu hỏi. Câu hỏi này tạo cho Đức Giêsu cơ hội để tái khẳng định và xác định tư tưởng của Người bằng cách nâng các môn đệ lên bình diện mầu nhiệm bản thân Người và mầu nhiệm công trình Người. Đây là cách viết tiêu biểu các tác giả Ga, nhằm nói rằng: bỏ mặc cho sức riêng, chúng ta không thể hiểu được ý nghĩa của các biến cố và mầu nhiệm Đức Giêsu.
ĐỨC GIÊSU LÀ CỬA RÀN CHIÊN

ĐỨC GIÊSU LÀ CỬA RÀN CHIÊN

 22:07 06/05/2017

(Gioan 10,1-10 – CN IV PS - A) 1.- Ngữ cảnh Những biến cố vây quanh Đức Giêsu tại Giêrusalem vào dịp Lễ Lều, bắt đầu từ ch. 7, lại tiếp tục ở đây. Người đã dạy dỗ và bằng dấu lạ đưa lại ánh sáng cho anh mù bẩm sinh, nêu rõ rằng Người đã làm trọn ý nghĩa của Lễ Lều, vì Người ban nước trường sinh và ánh sáng thế gian. Bản văn “Đức Giêsu là cửa và vị Mục tử nhân lành”, là bài diễn từ cuối cùng của Đức Giêsu trong thời gian hoạt động công khai; bài này triển khai một đề tài đã được nêu lên ở ch. 9: Đức Giêsu, chứ không phải là các nhà lãnh đạo Do Thái giáo, mới là vị Mục tử đích thật, vị lãnh đạo của Dân Thiên Chúa.
THẦY LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG

THẦY LÀ SỰ SỐNG LẠI VÀ LÀ SỰ SỐNG

 10:18 01/04/2017

1.- Ngữ cảnh Với biến cố Đức Giêsu cho Ladarô sống lại, chúng ta sang phần ii của TM IV, gọi là “Sách về Giờ của Đức Giêsu” (11,1–20,29). Phân đoạn 11,1–12,50 là “phân đoạn làm cầu”, ghi lại “Dấu lạ cao điểm và sự kiện Giờ của Đức Giêsu đến”
BIẾT KHÔN NGOAN TIÊN LIỆU

BIẾT KHÔN NGOAN TIÊN LIỆU

 10:17 17/09/2016

(Luca 16,1-13 – CN XXV TN - C) 1.- Ngữ cảnh Với chương 16, Tin Mừng Luca thêm vào những dụ ngôn và những lời nói khác của Đức Giêsu. Tuy nhiên, trong khi đề tài của ch. 15 là niềm vui vì tìm lại được những gì đã mất, trong ch. 16 này, đề tài là thái độ đối với của cải và cách sử dụng chúng. Dù thế, vẫn có thể cho rằng đề tài mới này đã được báo trước ở ch. 15 bằng truyện đứa con thứ phung phí của cải.
ĐỨc giêsu hiỆn ra Ở bỜ hỒ tibêria

ĐỨc giêsu hiỆn ra Ở bỜ hỒ tibêria

 00:00 07/04/2016

1.- Ngữ cảnh Tuy ngay từ đầu, TM IV được lưu truyền luôn luôn có ch. 21, các nhà chú giải cho rằng chương này chỉ là một phụ trương được thêm vào sau. Nhưng vì không có được những bằng cớ thật xác đáng về ngôn ngữ và văn phong để có thể khẳng định mạnh hơn, các tác giả hiện nay chấp nhận rằng chương 21 đã được một môn đệ thuộc trường phái Gioan (hoặc một môn đệ của người môn đệ Đức Giêsu yêu thương) thêm vào khi xuất bản quyển TM IV. Với lại có một loạt những chi tiết rõ ràng là các biểu tượng, khiến không dễ gì mà nói được rằng điều gì đã xảy ra thực sự.
ĐỨC VUA GIÊSU

ĐỨC VUA GIÊSU

 21:52 19/11/2015

1.- Ngữ cảnh Trong đêm, Đức Giêsu đã bị bắt (Ga 18,12) và bị điệu đến ra trước các ông Khanan (18,13) và Caipha (18,24). Đến sáng, người Do Thái lại điệu Đức Giêsu đến dinh tổng trấn Philatô (18,18). Bản văn đọc hôm nay cho thấy Người đang ở tại tòa án Rôma; Người đứng trước quan tổng trấn, là nhân vật có quyền lực tối cao, nắm quyền sinh sát trong tay. Không phải là trong một cuộc đối thoại thong thả, nhưng là trong một phiên tòa có thể định đoạt về mạng sống, mà những gì Đức Giêsu đã làm được công bố. Người đảm nhận trách nhiệm về sứ mạng của Người và tuyên bố cho hiểu “Nước” của Người thuộc về loại nào
CON NGƯỜI BỊ NỘP VÀO TAY NGƯỜI ĐỜI

CON NGƯỜI BỊ NỘP VÀO TAY NGƯỜI ĐỜI

 23:31 19/09/2015

1.- Ngữ cảnh Ở Mc 9,31, chúng ta có một bản văn lặp lại lời loan báo Thương Khó ở 8,31. Tác giả cũng nhắc lại tình trạng không hiểu biết của các môn đệ, mà ta đã thấy được tỏ lộ nơi phản ứng của Phêrô trên núi (9,5; x. 10,32). Ghi chú về địa lý của chuyến băng ngang miền Galilê nhằm nhắc nhớ rằng kể từ 8,27, Đức Giêsu không quay trở lại miền này nữa; Người đang trên đường đi lên Giêrusalem. Đức Giêsu không muốn bị níu kéo vô ích trong cuộc hành trình này. Quả đúng là theo 9,33, Người lại có mặt ở Caphácnaum, nhưng ta không thể nói về một hoạt động mới ở Galilê nữa. Những gì xảy ra ở Caphácnaum chỉ liên hệ đến các môn đệ mà thôi.
ĐỨC GIÊSU DẸP YÊN BÃO TỐ

ĐỨC GIÊSU DẸP YÊN BÃO TỐ

 10:49 16/06/2015

1.- Ngữ cảnh TM Máccô theo một cái khung quen thuộc để kể truyện này: một trở ngại phải vượt qua (một trận cuồng phong trên biển), hành động quyền năng của Đức Giêsu (lệnh truyền im lặng), và sự xác nhận (sự yên lặng hoàn toàn và nỗi sợ hãi của các môn đệ). Bối cảnh của câu truyện này rất có thể là quan niệm cổ xưa của Cận Đông về biển: đây là biểu tượng của những quyền lực của hỗn mang và sự dữ đấu tranh chống lại Thiên Chúa.
ĐỨC GIÊSU HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỆ

ĐỨC GIÊSU HIỆN RA VỚI CÁC MÔN ĐỆ

 05:18 19/05/2015

1.- Ngữ cảnh Dựa theo bố cục tổng quát của TM Ga, đoạn văn này nằm trong chương 20 là chương cuối cùng của phần B (Sách về Giờ của Đức Giêsu), kèm theo lời kết cho thấy mục tiêu của tác giả khi viết Tin Mừng.
NGÔI MỘ TRỐNG

NGÔI MỘ TRỐNG

 19:33 02/04/2015

1.- Ngữ cảnh Chúng ta đã sang phần ii của TM Ga, gọi là “Sách về Giờ của Đức Giêsu” với hai phần chính: (1) Đức Giêsu cáo biệt khi đến Giờ (tại Bữa tối cuối cùng) (Ga 13–17); (2) Giờ của cuộc Khổ Nạn-Chết-Sống lại của Đức Giêsu (18,1–20,29). Phần ii có cấu trúc như sau:
NGÔI MỘ TRỐNG

NGÔI MỘ TRỐNG

 05:16 01/04/2015

1.- Ngữ cảnh Chúng ta đã sang phần ii của TM Ga, gọi là “Sách về Giờ của Đức Giêsu” với hai phần chính: (1) Đức Giêsu cáo biệt khi đến Giờ (tại Bữa tối cuối cùng) (Ga 13–17); (2) Giờ của cuộc Khổ Nạn-Chết-Sống lại của Đức Giêsu (18,1–20,29).
ÁNH SÁNG CỦA THẬP GIÁ

ÁNH SÁNG CỦA THẬP GIÁ

 04:46 18/03/2015

Nơi thập giá, Chúa Cha nói với chúng ta mọi sự (Ga 3,13-17 - Suy tôn Thánh giá)

Nơi thập giá, Chúa Cha nói với chúng ta mọi sự (Ga 3,13-17 - Suy tôn Thánh giá)

 22:46 03/01/2015

1.- Ngữ cảnh Chỉ TM IV nói đến Nicôđêmô, một thành viên quan trọng trong Phái Pharisêu - rất có thể cũng là một thành viên của Thượng Hội Đồng -. Ông đã tận dụng bóng đêm để đến gặp Đức Giêsu, có thể cũng vì đêm là thời gian yên tĩnh và an bình. Ông đại diện cho người Israel, với trái tim vẫn còn tinh trong, đang đi tìm ánh sáng và xác tín rằng vị Rabbi đến từ Nadarét, “một vị tôn sư được Thiên Chúa sai đến”, có thể chỉ cho ông thấy ánh sáng.
DÂN NGOẠI ĐỨNG TRƯỚC ĐỨC VUA CỦA NGƯỜI DO THÁI

DÂN NGOẠI ĐỨNG TRƯỚC ĐỨC VUA CỦA NGƯỜI DO THÁI

 22:31 03/01/2015

1.- Ngữ cảnh Chương 2 của Tin Mừng Mátthêu là một bài tường thuật đầy đủ, hoàn toàn dễ hiểu dù không có chương 1.
ƠN GỌI CỦA ĐỨC MARIA

ƠN GỌI CỦA ĐỨC MARIA

 21:32 16/12/2014

1.- Ngữ cảnh Câu truyện thứ hai của TM Lc trong phân đoạn gọi là “Tin Mừng về thời thơ ấu” (1,5–2,52) song song với câu truyện thứ nhất: cũng như cuộc chào đời lạ lùng của Gioan được loan báo cho cha là Dacaria (1,5-25), cuộc chào đời lạ lùng của Đức Giêsu sẽ được loan báo cho mẹ Người là Đức Maria (1,26-38). Cũng giống như trong lời loan báo cuộc chào đời của Gioan, ở đây cũng có một cái khung gồm năm yếu tố thuộc về thể văn loan báo các cuộc chào đời trong Cựu Ước (xem các cuộc chào đời của Ítmaên, Isaác, Samson, Samuên):
SỨ VỤ CỦA GIOAN – KHỞI ĐẦU TIN MỪNG

SỨ VỤ CỦA GIOAN – KHỞI ĐẦU TIN MỪNG

 04:35 01/12/2014

1.- Ngữ cảnh Có thể theo G. Gnilka mà coi Mc 1,1-15 là lời tựa hoặc mở đầu của Tin Mừng Máccô: phần này đăt trọng tâm vào “Tin Mừng” (x. cấu trúc đóng khung với từ “Tin Mừng” ở đầu và cuối đoạn). Như thế, đoạn văn 1,1-8 là đoạn mở đầu của Lời tựa này liên hệ đến hoạt động của Gioan Tẩy Giả trong hoang địa.
NGƯỜI GIỮ CỬA CANH THỨC BAN ĐÊM

NGƯỜI GIỮ CỬA CANH THỨC BAN ĐÊM

 00:31 30/11/2014

1.- Ngữ cảnh Bài này rút từ Diễn từ cánh chung (ch. 13) của Tin Mừng Máccô là chương nói về những vấn đề của thời buổi cuối cùng. Diễn từ này kết thúc bằng một lời kêu gọi khẩn thiết hãy tỉnh thức. Lời kêu gọi này không chỉ nhắm đến những người đang được Đức Giêsu ngỏ lời với (13,3), nhưng nhắm đến tất cả mọi người (13,37). Lời kêu gọi này được tác giả Mc nêu bật bằng hình ảnh người giữ cửa. Vậy “tỉnh thức” trong Mc 13 có nghĩa là gì? Là không “ngủ” (c. 36). Nhưng hẳn không phải chỉ có nghĩa đen ấy.
TÔI SẼ CHO HỌ SỐNG LẠI

TÔI SẼ CHO HỌ SỐNG LẠI

 22:52 27/10/2014

1.- Ngữ cảnh Phân đoạn Ga 6,1-71 là Dấu lạ nuôi năm ngàn người ăn no do bánh hằng sống (trước lễ Vượt Qua). Sau truyện Đức Giêsu hóa bánh ra nhiều (6,1-15) là diễn từ về Bánh ban sự sống, trong đó đề tài được xác định ở cc. 35 và 51: “Chính tôi là bánh…”.
LÀ LINH MỤC HAY LÀM LINH MỤC

LÀ LINH MỤC HAY LÀM LINH MỤC

 00:56 06/09/2014

Cha Gioan Nguyễn Vũ Việt, một tân linh mục Việt Nam ở hải ngoại trong thánh lễ tạ ơn ngày 19-5-2013 đã minh nhiên với cộng đoàn rằng “tôi muốn là linh mục hơn là làm linh mục”. Chắc hẳn ngài muốn sống căn tính linh mục chứ không phải làm những việc của linh mục như một công chức thi hành bổn phận. Tuy nhiên hạn từ “làm” trong tiếng Việt lại mang nhiều nghĩa ở nhiều ngữ cảnh khác nhau, chẳng hạn như hạn từ “làm người” thì phong phú hơn rất nhiều.
ÁNH SÁNG CHO NGƯỜI MÙ

ÁNH SÁNG CHO NGƯỜI MÙ

 10:23 08/06/2014

Thống kê

  • Đang truy cập44
  • Hôm nay12,546
  • Tháng hiện tại186,831
  • Tổng lượt truy cập32,653,356
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây