10 cách giúp trẻ tạo thói quen tốt cho sức khỏe

Chủ nhật - 15/06/2014 02:16

10 cách giúp trẻ tạo thói quen tốt cho sức khỏe

Nuôi con khôn lớn và khỏe mạnh là mong ước của tất cả các ông bố bà mẹ. Tuy nhiên để tập cho trẻ những thói quen tốt không phải là việc dễ dàng mà ai cũng có thể làm được. Những hướng dẫn qua công việc thường ngày sau đây sẽ giúp bạn.

1. Bạn hãy là một mô hình mẫu. Trước tiên, bạn cần phải bắt đầu những thói quen và các bài luyện tập bắt đầu từ mình. Điều này dễ dàng tác động đến trẻ và dễ thuyết phục trẻ thực hiện cùng bạn. Bạn nên nhớ kỹ một điều, cha mẹ không thể đòi hỏi ở con cái những điều mà bản thân mình không có. 


2. Sẽ dễ dàng hơn nếu cả nhà sắp xếp thời gian để cùng luyện tập. Hãy lập một thời gian biểu chung để mọi thành viên trong gia đình tham gia vận động và có những cuộc đua. Bạn có thể cùng bé đi bộ, chạy bộ, chạy xe đạp, đi bơi, chơi trốn tìm hoặc trồng hoa. Ngoài lợi ích cho sức khỏe, gia đình bạn còn có thời gian để bên cạnh nhau. 

3. Hạn chế tối đa thời gian ngồi trước tivi và màn hình máy tính. Nhất là đối với trẻ em dưới 5 tuổi. Thói quen xem quá nhiều phim ảnh và chơi điện tử thường dẫn tới một lối sống ù lì, lười vận động. Vừa ăn vừa xem cũng là nguyên nhân chính làm tăng cân, béo phì, các bệnh về tim mạch và tiêu hóa. 

4. Động viên con thực hiện những hoạt động mà bé thật sự có hứng thú. Mỗi trẻ em cũng là một cá thể độc lập. Hãy để con bạn tự trải nghiệm những hoạt động khác nhau cho đến khi bé tự tìm được trò mà bé yêu thích, như thế những hoạt động này sẽ bền bĩ và siêng năng hơn. Bạn không nên ép bé luyện tập những hoạt động mà bạn muốn hướng bé tới.

5. Hãy khen ngợi và tán dương thay vì chê bai và bài xích. Ngay cả bản thân bạn cũng thích được khen về một công việc bạn đã bỏ công sức ra làm ra. Việc khen ngợi sẽ giúp bé có một hình tượng tốt về bản thân, dễ thành công và tự tin hơn. 

6. Đặt ra những mục tiêu và giới hạn, như hoạt động mỗi tuần hai lần hay giảm bớt hai gói snack một tuần. Sau đó hãy nâng cao dần mục tiêu để luyện tập cho bé một ý chí thực hiện và có tinh thần để vượt qua những thử thách. 

7. Đừng khi nào dùng thức ăn và tiền như là một phần thưởng. Thức ăn vặt và tiền sẽ dễ dàng tạo nên cho bé những thói quen xấu. Bạn hãy tìm ra những phần thưởng mang giá trị tinh thần cao hơn để góp phần tạo nên cho bé một tâm hồn giàu cảm xúc và một phẩm hạnh tốt. 

8. Bữa ăn gia đình là một khoảng thời gian không thể thiếu để tạo dựng cho các thành viên một nền tảng tinh thần và sức khỏe vững chắc. Khi mọi người ăn cơm cùng nhau trong không khí vui vẻ, trẻ sẽ ăn nhiều hơn những thức ăn bổ dưỡng thay vì ăn vặt và các món snack. Bạn hãy cho trẻ cơ hội cùng bạn vào bếp để bé “nấu” những món ăn cho cả gia đình. Tham gia đều đặn vào bữa cơm gia đình đều đặn sẽ giúp bé giữ được thói quen này về sau khi bé đã trưởng thành như một việc làm không thể thiếu mỗi ngày. 

9. Hãy tập cho bé thói quen đọc thành phần, công dụng và hạn sử dụng mỗi loại thực phẩm trước khi bé mở ra. Từ đó bạn có thể tập cho bé biết cái gì là tốt cho sức khỏe và cái gì là không nên ăn. Đây chính là hành vi làm thay đổi thói quen và tạo nên tính cách của một con người. 

10. Nhắc nhở bé lưu tâm đến những người đang giúp đỡ bé ở nhà và ở trường, như người giúp việc, cô giáo hoặc bảo mẫu. Để ý những thức ăn ở trường và cách chăm sóc của mọi người dành cho bé. Quan trọng nhất, bạn hãy tập cho bé thói quen kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để biết được những chỉ số sức khỏe cần thiết.
 

10 cách giúp trẻ tự tin

 
Cuộc sống với nhiều điều mới lạ sẽ làm cho trẻ thỉnh thoảng mất tự tin. Và sau đây là vài cách giúp con bạn rèn luyện tính tự tin của mình để bước vào cuộc sống.


1. Bạn tự hào về trẻ
Khi con bạn hoàn thành một công việc bạn giao, đạt kết quả cao trong kì thi ở trường… bạn nên nói với trẻ rằng : “Bố/mẹ rất tự hào về con”. Một câu nói nhưng nó là sự động viên, khuyến khích rất lớn đối với con trẻ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể thưởng vài món quà nhỏ một chiếc bút, một cuốn truyện hay đồ chơi chẳng hạn. Từ đó trẻ sẽ hứng thú làm mọi việc và phấn đấu để được cha mẹ khen ngợi. Hãy cho trẻ biết rằng chúng quan trọng thế nào với bạn. Bạn nên thường xuyên nói rằng: “Bố/mẹ yêu con”.


2. Giao cho trẻ tự chịu trách nhiệm
Bạn hãy giao cho trẻ một công việc nào đó trong nhà và hướng dẫn để trẻ tự làm. Sau đó, bạn nên thường xuyên nhận xét về kết quả đạt được, đưa ra những lời gợi. Khi bạn làm việc nên khuyến khích trẻ tham gia cùng để chúng học hỏi những kĩ năng làm việc của người lớn và trưởng thành hơn.


3. Không la mắng trẻ
Rất nhiều bậc phụ huynh khi trẻ mắc lỗi thường to tiếng và đổ lỗi cho trẻ, thậm chí có những người dùng biện pháp bạo hành hay lời nói thô bạo. Những hành động của người lớn sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, trẻ mất tự tin. Những lúc trẻ gặp sai lầm, bạn cần động viên trẻ bằng những lời an ủi: “Bố/mẹ biết con có thể làm được mà. Lần sau con cố gắng hơn. Đó là bài học cho con trưởng thành, …”. Khi trẻ mắc lỗi, bạn nên từ từ phân tích giúp trẻ nhận ra những cái đúng, cái sai của mình và từ đó rút ra bài học.


4. Khuyến khích tài năng
Bạn cùng trẻ viết ra những điểm mạnh của con bạn sau đó lựa chọn một vài thứ để tiếp tục phát triển. Ví dụ trẻ có thích vẽ và có khả năng hội hoạ, bạn hãy cho trẻ tham gia vào một lớp học vẽ ở cung văn hóa thiếu nhi. Bạn nên cho trẻ tham gia vào các lớp học như thể thao, nghệ thuật, âm nhạc hay hội hoạ,…để trẻ phát huy hết khả năng của minh.


5. Lắng nghe
Hãy để cho trẻ biết rằng chúng cũng có quyền nói lên tiếng nói của mình. Bạn hãy dành một chút thời gian để lắng nghe trẻ nói, hiểu về những gì trẻ đang suy nghĩ và mong muốn. Bạn cần thể hiện sư quan tâm của mình qua các cử chỉ hay thái độ của mình. Trẻ sẽ không bao giờ nói lên ý kiến của mình khi người lớn không lắng nghe trẻ nói. Khi được nói ra ý nghĩa của mình, trẻ sẽ thấy được giá trị của bản thân. Nếu trẻ thấy bố mẹ mình chẳng bao giờ nghe mình nói, chúng sẽ luôn tin rằng sẽ chẳng có ai nghe trẻ nói.


6. Cho trẻ nuôi con vật trong nhà
Có vật nuôi trong nhà giúp trẻ hình thành sự tự tin và trách nhiệm. Trẻ sẽ học được cách chăm sóc nuôi dưỡng con vật. Bên cạnh đó, các con vật yêu quý còn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tình cảm của trẻ con.


7. Cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội
Các hoạt động tập thể ở trường, ở nơi bạn sinh sống sẽ giúp ích rất nhiều trong việc hình thành sự tự tin ở trẻ. Khi trẻ tham gia các hoạt động xã hội, trẻ phát huy hết khẳ năng của mình, thêm tính hòa đồng và học hỏi được nhiều cái mới từ bạn bè và những người xung quanh.


8. Chơi cùng trẻ
Bố mẹ chơi cùng con sẽ giúp con tự tin bởi vì chúng luôn có cảm giác rằng bố mẹ luôn bên mình. Trẻ học được rất nhiều thứ thông qua các trò chơi và rất nhiều trò chơi cùng bố mẹ giúp trẻ tự tin hơn. Bạn cần lựa chọn cho con những trò chơi hợp lý phù hợp với lứa tuổi của trẻ.


9. Tạo sự an toàn cho trẻ
Bạn hãy bắt đầu tạo dựng sự tự tin cho trẻ bằng việc xây dựng gia đình là một mái ấm, một nơi an toàn với cho trẻ. Sống trong gia đình hạnh phúc, tran chứa sự yêu thương đùm bọc lẫn nhau, trẻ sẽ có cảm giác an toàn và đó là chỗ dựa lớn về mặt tinh thần. Bạn hãy cho trẻ hiểu rằng bố mẹ luôn sẵn sàng lắng nghe, chia sẻ mọi vấn đề của con bạn, che chở, bảo vệ nó khi cần thiết.


10. Trở thành tấm gương tốt
Trẻ học được rất nhiều từ bố mẹ chính vì thế mà hình ảnh của người lớn rất quan trọng trong cuộc sống của con trẻ. Những hành động và cử chỉ của bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến sự trưởng thành của trẻ. Bố mẹ cần là một tấm gương sáng cho trẻ học hỏi.



 

Tác giả bài viết: DK

Nguồn tin: Theo MSN

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập38
  • Hôm nay7,562
  • Tháng hiện tại71,019
  • Tổng lượt truy cập35,717,364
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây