10 dấu hiệu thầm lặng của stress

Thứ bảy - 04/04/2015 21:53

10 dấu hiệu thầm lặng của stress

Cuộc sống khó khăn có thể làm bạn dễ bị tấn công bởi các dấu hiệu căng thẳng. Nếu bạn đang có 10 dấu hiệu dưới đây thì nên bắt đầu quá trình thư giãn bản thân và nghỉ ngơi vì nó có thể là beieru hiện của việc bạn bị stress.
1

Đau đầu vào cuối tuần

Tiến sĩ Todd Schwedt, giám đốc trung tâm Thần Kinh trường đại học Washington cho biết: “Ảnh hưởng của stress có thể nhắc bạn bằng những cơn đau nửa đầu. Khi lịch trình ăn ngủ, sinh hoạt các ngày trong tuần không khoa học, bạn sẽ gặp các cơn đau vào dịp cuối tuần”.

2

Cơn đau bụng nguy hiểm trong “ngày đèn đỏ”

Phụ nữ căng thẳng có nguy cơ bị đau bụng và chuột rút gấp hai lần trong chu kỳ kinh nguyệt so với những người ít căng thẳng. Các nhà nghiên cứu của trường đại học Harvard cho biết: “Sự căng thẳng là nguyên nhân gây mất cân bằng hormone. Các bài tập thể dục có thể xoa dịu chứng chuột rút và căng thẳng, bằng cách giảm hoạt động của hệ thần kinh”.

3

Miệng đau nhức

Matthew Messina, người cố vấn của Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ chia sẻ: “răng đau nhức là dấu hiệu của việc nghiến răng, thường xảy ra trong khi ngủ và có thể trở nên tồi tệ hơn bởi sự căng thẳng. Bạn nên hỏi nha sĩ về thiết bị bảo vệ răng trong khi ngủ có thể giảm hoặc ngừng hiện tượng nghiến răng”

4

Những cơn ác mộng

Khi bạn có những giấc mơ tích cực, bạn sẽ thức dậy trong một tâm trạng tốt hơn trước khi bạn đi ngủ, tiến sĩ Rosalind Cartwright, giáo sư tâm lí học tại trung tâm y tế,trường đại học Rush chia sẻ. Khi bị stress, bạn thức dậy thường xuyên hơn, những hình ảnh ám ảnh sẽ xuất hiện liên tiếp và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.Thói quen ngủ tốt có thể giúp ngăn chặn điều này, khi bạn ngủ từ 7 giờ đến 8 giờ một đêm và tránh caffeine, rượu hay chất kích thích trước giờ đi ngủ.

5

Chảy máu nướu răng

Ông Preston Miller, cựu chủ tịch của American Academy of Periodontology cho biết: “Những người bị căng thẳng có nguy cơ cao bị bệnh nha chu. Các hormone căng thẳng Cortisol làm giảm hệ thống miễn dịch và tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu răng. Nếu bạn đang làm việc nhiều giờ và ăn uống ngay tại bàn làm việc, hãy chú ý vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, đảm bảo sức khỏe răng miệng bằng cách tập thể dục và ngủ đúng giờ cũng giúp giảm căng thẳng thấp hơn”.

6

Tăng mụn trứng cá

Stress làm tăng viêm dẫn đến mụn và mụn trứng cá ngay cả với người trưởng thành – Gil Yosipovitch, giáo sư về da liễu tại đại học Wake Forest cho biết. Các chế phẩm kem dưỡng da chứa thành phần axit salicylic hoặc benzoyl peroxide, cộng thêm kem dưỡng ẩm noncomedogenic sẽ giúp da không quá khô. Nếu làn da của bạn qua vài tuần điều trị không có tiến triển, bạn có thể gặp bác sĩ để tìm biện phát tích cực hơn.

7

Thèm ăn đồ ngọt

Căng thẳng là một trong nhiều khả năng kích hoạt kích thích tố trong cơn thèm sô cô la – thèm đồ ngọt của bạn.

8

Ngứa da

Một nghiên cứu tại Nhật Bản trên 2.000 người cho thấy những người ngứa mãn tính (được gọi là ngứa) có khả năng trải qua stress cao gấp hai lần so với người không có dấu hiệu này. Một điều khác là hiện tượng ngứa có thể dẫn đến căng thẳng, bạn sẽ cảm thấy lo lắng và từ đó làm trầm trọng hơn các căn bệnh như viêm da, eczema, bệnh vảy nến. Phản ứng căng thẳng kích hoạt các sợi thần kinh, gây ra cảm giác ngứa trong cơ thể.

9

Dị ứng trở nên tồi tệ

Các nhà nghiên cứu từ trường đại học Ohio State University cho biết, các triệu chứng dị ứng thường xuất hiện ở nhiều người sau khi họ trải qua cảm xúc lo lắng. Kích thích tố căng thẳng có thể gây tăng sản xuất lgE, một protein trong máu gây nên phản ứng dị ứng trên cơ thể – theo tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Kiecolt – Glaser.

10

Đau bụng

Lo lắng và căng thẳng có thể gây ra đau bụng, cùng với các cơn đau đầu, đau lưng và mất ngủ. Nghiên cứu trên 1.953 người đàn ông và phụ nữ cho biết những người trải qua mức độ cao nhất của sự căng thẳng có nguy cơ bị đau bụng cao gấp 3 lần với những người thoải mái hơn. Ruột có liên kết với dây thần kinh não bộ tiếp nhận và xử lí thông tin khi bạn trải qua cảm xúc stress.

Học cách quản lí căng thẳng cùng các môn tập thể dục, hay trao đổi cùng nhà tâm lí nếu bạn thường xuyên có triệu chứng này. Bạn cần kiểm tra sức khỏe để loại trừ bị dị ứng thức ăn, nạp nhiều lactose, hội chứng kích thích ruột hay các dấu hiệu lở loét.

 

Cách giải tỏa stress theo khoa học

 

 Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta không thể lựa chọn khi nào bị stress, nhưng các cách dưới đây sẽ giúp bạn giải toả stress và áp lực đối với sức khỏe một cách hiệu quả! 1

10 phút đi dạo

Bất cứ cuộc đi dạo nào cũng giúp cho trí não bạn minh mẫn hơn, và thúc đẩy việc sản sinh ra chất endorphin, giúp làm giảm hóc môn gây căng thẳng. Hãy cân nhắc việc đi dạo trong công viên, hoặc ở nơi có không gian xanh, để cơ thể bạn được thực sự chìm trong trạng thái thư giãn.

2

Hít thở sâu

Những người tập yoga đều biết đến việc hít thở sâu đóng vai trò quan trọng như thế nào trong việc nuôi dưỡng cơ thể. Các bài tập về thở hoặc thậm chí chỉ hít thở sâu vài cái cũng giúp làm giảm căng thẳng và giải tỏa stress, giúp chúng ta bình tĩnh. Không chỉ vậy, theo nghiên cứu của Đại học Harvard, các bài tập thở đã được chứng minh có tác dụng hỗ trợ cho một vài cơ quan trong cơ thể bị tổn thương do stress: làm giảm huyết áp, và thậm chí còn có thể thay đổi trạng thái của một số gien.

3

Tưởng tượng bằng hình ảnh

Một sự tưởng tượng bằng hình ảnh ngắn là cách dễ dàng để lấy lại cân bằng. Đơn giản là làm cho bản thân bạn cảm thấy thoải mái (ở bất cứ đâu: bàn làm việc, hay trong một phòng họp trống…) và cố gắng tưởng tượng ra một quang cảnh thật yên bình: một kỳ nghỉ trong tương lai hay bãi biển yêu thích của bạn. Bạn thậm chí có thể tưởng tượng ra hình ảnh bản thân đã hoàn thành được mục tiêu cho tương lai, hay như tờ tạp chí Sức khỏe Phụ nữ của Mỹ viết “Hãy tưởng tượng bản thân bạn trong một cái thang máy, rất hạnh phúc được kẹp giữa hai chàng diễn viên điển trai mà bạn yêu thích!”.

4

Ăn vặt

Ăn vặt để giảm stress không phải là ý tưởng tồi.

Theo một giáo sư Tâm thần học của Đại học Columbia, sự kết nối giữa dạ dày và não bộ là rất lớn, và nhiều dữ liệu thú vị hỗ trợ cho các ý tưởng rằng dạ dày là chất hòa giải cho các phản ứng với stress. Bởi suy cho cùng stress là hiện tượng điều đình giữa não bộ và hệ thống miễn dịch, mà dạ dày lại là cơ quan lớn nhất trong hệ thống miễn dịch của bạn.

Hãy chọn một món ăn vặt như nửa quả bơ, một nắm hạt khô hay một quả trứng luộc, bởi không có gì gây căng thẳng cho não bộ hơn là cảm giác bạn bị bỏ đói. Sau đó bước khỏi máy tính của bạn, và đến ngồi ở chỗ nào đó yên bình. Rồi chỉ tập trung vào món ăn của bạn, mùi vị của nó, cảm giác món ăn mang lại cho bạn. Và bằng cách đó, bạn đã biến món ăn thành một sự thư giãn giống như thiền định.

5

Trồng một cây cảnh

Cây cảnh trong nhà không chỉ là máy lọc không khí xinh xắn, mà chúng thực sự có thể giúp bạn bình tĩnh. Nghiên cứu của trường Đại học Washington đã phát hiện ra một nhóm người bị stress có chỉ số huyết áp giảm khi bước vào một căn phòng đầy cây xanh. Có thể thấy việc được bao bọc bởi cây xanh cũng có thể đơn giản làm giảm stress cho cơ thể.

6

Rời khỏi màn hình máy tính

Sử dụng máy tính liên tục không nghỉ có quan hệ mật thiết với các triệu chứng như stress, mất ngủ, và trầm cảm ở phụ nữ theo một nghiên cứu của Đại học Gothengurg, Thụy Điển. Trong cùng nghiên cứu đó cũng chỉ ra việc sử dụng máy tính ban đêm cũng liên quan đến stress ở cả nam giới và nữ giới.

Tốt nhất bạn nên nghỉ ngơi thường xuyên trong cả ngày sử dụng máy tình, và nên tắt máy tình ít nhất 1 giờ trước khi đi ngủ.

7

Nghe chút nhạc

Nhạc cổ điển có tác dụng xoa dịu đặc biệt: làm chậm nhịp tim, giảm huyết áp và thậm chí giảm cả nồng độ hóc môn gây tress. Tuy nhiên, bất cứ loại nhạc nào bạn thích cũng sẽ khiến não bộ có cảm giác thoải mái dễ chịu như dopamine. Do đó, âm nhạc không chỉ giúp xoa dịu các lo lắng khó chịu hàng ngày mà còn đặc biệt có ích đối với những người đang gặp phải các sự kiện dễ gây căng thẳng.

8

Nuông chiều bản thân với 1 chiếc kẹo

Ăn hoặc uống thứ gì đó ngọt ngào cũng có tác dụng xoa dịu bởi nó ngăn chặn sự sản sinh ra hóc môn gây tress trong cơ thể. Bạn có thể nuông chiều bản thân với 1 cái kẹo socola, hoặc thứ gì đó tương tự đểtự giải tỏa stress.

9

Nhai kẹo cao su

Kẹo cao su không chỉ giúp bạn có hơi thở thơm tho, mà còn giảm sự lo lằng bồn chồn, cải thiện tình trạng tỉnh táo của cơ thể, và giải tỏa stress khi phải làm nhiều việc cũng lúc.

10

Âu yếm

Việc hôn giải tỏa stress bằng cách giúp não bộ giải phóng chất endorphin. Theo nghiên cứu của Đại học Northwestern, những người chỉ hôn khi họ làm tình được báo cáo lại có chỉ số stress và trầm cảm cao hơn 8 lần so với người thường xuyên có cử chỉ ôm hôn, âu yếm. 

11

Xem một video hài hước

Cười sảng khoái là cách thư giãn tốt nhất. Cười giúp tăng lượng oxy nạp vào cơ thể, tăng cường sức khỏe tim, phổi và cơ, và đồng thời cũng tăng lượng endorphin trong não bộ. Hãy chọn một video hài hước để giúp bản thân tự giải tỏa stress khi cần.

12

Tắt máy điện thoại

Smartphone được coi là thủ phạm khiến stress tăng, bởi ngày càng nhiều người cảm thấy căng thẳng với áp lực phải trả lời các tin nhắn, email mọi lúc.

13

Ăn chuối hoặc khoai tây

Chất potassium trong chuối hoặc khoai tây giúp điều hòa huyết áp. Theo Hiệp hội Tâm thần học Mỹ, ăn chuối có thể giúp phục hồi và tăng cường năng lượng khi bị stress, đồng thời nó còn giúp bảo vệ cơ thể bạn khỏi các ảnh hưởng tiêu cực của stress như nguy cơ đột quỵ.

14

Làm đồ thủ công

Chuyển động lặp lại giống như các kĩ năng thêu thùa, may vá, đan lát…cũng giúp xoa dịu lo lắng bồn chồn theo chuyên gia Tâm thần học. Việc thêu thùa, đan lát thỏa mãn 2 tiêu chuẩn của việc thực hành lưu tâm giúp giải tỏa stress giống như thiền định. Đó là sự lặp lại của một âm thanh, lời nói, lời cầu nguyện, hay chuyển động; và sự thụ động không để suy nghĩ xâm chiếm.

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập95
  • Hôm nay17,624
  • Tháng hiện tại238,852
  • Tổng lượt truy cập35,505,133
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây