10 định luật làm giàu của người Do Thái, 3.000 năm vẫn nguyên giá trị

Thứ hai - 13/02/2017 09:40

10 định luật làm giàu của người Do Thái, 3.000 năm vẫn nguyên giá trị

Người Do Thái vẫn thường được biết đến là nhóm người thông minh nhất thế giới bởi khả năng vận dụng mọi quy luật của cuộc sống vào trong cách tư duy và làm giàu.

 

tư duy, sáng nghiệp, người do thái, Bài học,
10 định luật làm giàu được các học giả Do Thái tổng kết lại từ nhiều năm trước. (Ảnh: Internet)
Dưới đây là 10 định luật làm giàu được các học giả Do Thái tổng kết lại từ nhiều năm trước:
1. Tư duy của Edison: Thất bại là mẹ thành công
Edison xem mỗi lần thử nghiệm thất bại là một lần thu hoạch, bởi ít nhất chúng đã chứng minh rằng nguyên liệu thử nghiệm hoặc phương pháp đó là bất khả thi.
Do đó, sợi đốt của bóng đèn đã phải trải qua hơn 6.000 cuộc thử nghiệm mới có thể thành công.
Những người Do Thái khởi nghiệp luôn thể hiện một ý chí kiên cường, cho dù gặp phải bao nhiêu lần thất bại, họ đều cho rằng những cái đó đều là trải nghiệm cần có để tiến đến thành công.
2. Hiệu ứng Matthew: Nhất định phải trở thành người dẫn đầu
Nếu muốn giữ được ưu thế trong một lĩnh vực nào đó, thì cần phải cấp tốc trở thành người đi đầu trong lĩnh vực ấy. Khi bạn trở thành người dẫn đầu, cho dù tỷ suất hoàn vốn là giống nhau, bạn cũng có thể dễ dàng thu được lợi ích lớn hơn so với những người cùng ngành nhưng yếu hơn.
tư duy, sáng nghiệp, người do thái, Bài học,
Nếu muốn giữ được ưu thế trong một lĩnh vực nào đó, thì cần phải cấp tốc trở thành người đi đầu trong lĩnh vực ấy. (Ảnh: Internet)
Trong kỹ năng sáng nghiệp kinh doanh, một khi người Do Thái giành được ưu thế trong lĩnh vực nào đó, họ sẽ cấp tốc đột phá mạnh mẽ hơn; khi xuất hiện đối thủ lớn mạnh, họ sẽ đi theo một cách khác, tìm ra chính xác điểm yếu của đối thủ và ưu thế của bản thân.
3. Định luật dao cạo Occam: Hãy đơn giản hết mức!
Định luật dao cạo Occam cho chúng ta biết rằng: Vạn sự vạn vật nên “đơn giản hết mức” chứ không phải là đơn giản hơn.
Người Do Thái thích duy trì tính đơn giản của sự việc, nắm bắt căn bản, giải quyết thực chất, không thích làm phức tạp hóa sự việc, có như vậy mới có thể giải quyết xong sự việc một cách nhanh chóng và có hiệu suất hơn.
4. Định luật đồng hồ: Một người không thể có hai người chỉ huy
Chỉ cần có một chiếc đồng hồ bạn có thể biết được bây giờ là mấy giờ. Nhưng khi sử dụng hai chiếc đồng hồ cùng một lúc, bạn lại không thể nào xác định giờ. Hai chiếc đồng hồ không thể nói cho một người biết thời gian chính xác hơn.
Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng không thể cùng lúc ứng dụng hai loại quản lý khác nhau, cũng không thể cùng lúc thiết lập hai mục tiêu khác nhau.
 
 
Một người không thể để cho hai người chỉ huy cùng một lúc, mỗi người cũng không thể cùng lúc lựa chọn hai loại quan niệm giá trị khác nhau.
5. Định luật thùng gỗ: Thùng có thể đựng bao nhiêu nước là quyết định ở tấm gỗ ngắn nhất
tư duy, sáng nghiệp, người do thái, Bài học,
Thùng có thể đựng bao nhiêu nước là quyết định ở tấm gỗ ngắn nhất. (Ảnh: Internet)
Mỗi doanh nghiệp đều có khâu yếu kém của mình. Chính những khâu này làm doanh nghiệp có rất nhiều nguồn nhân lực nhàn rỗi thậm chí là lãng phí, không phát huy được tác dụng đáng có.
Người Do Thái cho rằng mỗi một đồng vốn đều phải xoay quanh một trọng tâm, mỗi một bộ phận đều phải xoay quanh mục tiêu trọng tâm mà cố gắng. Xoay quanh một vòng tròn trọng tâm, hình thành một vòng tròn thích hợp với mình nhất.
6. Định luật rượu và nước bẩn: Kịp thời dẹp sạch phần tử tiêu cực
Một muỗng rượu đổ vào một thùng nước bẩn, bạn sẽ có được một thùng nước bẩn; Đổ một muỗng nước bẩn vào trong một thùng rượu, cái bạn nhận được vẫn là một thùng nước bẩn!
Người Do Thái không nhân nhượng đối với tổ viên hoặc những thứ phá hoại tổ chức, họ cho rằng cần phải kịp thời xử lý ngay cả trước khi những phần tử tiêu cực này bắt đầu phá hoại.
7. Hiệu ứng ruồi ngựa: Con ngựa lười biếng ra sao, chỉ cần có ruồi ngựa cắn chích cũng sẽ hăng hái tinh thần
tư duy, sáng nghiệp, người do thái, Bài học,
Ngựa bị ruồi chích rồi mới có thể chạy nhanh hơn, bất kể nó là con ngựa lười biếng ra sao. (Ảnh: Internet)
Ngựa bị ruồi chích rồi mới có thể chạy nhanh hơn, bất kể nó là con ngựa lười biếng ra sao. Con người chúng ta cũng như vậy.
Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng: chỉ khi bị ai đó đuổi theo, người ta mới không dám buông lỏng, mới biết cố gắng phấn đấu. Từ góc độ này cho thấy, chúng ta nên cám ơn đối thủ cạnh tranh của mình, bởi họ chính là chuông báo tốt nhất cho ta hoàn thiện.
8. Tư duy cá bống: Không theo trào lưu, học cách suy nghĩ độc lập
Cá bống lấy con cá khỏe mạnh làm thủ lĩnh tự nhiên, cho dù hành động của con cá bống thủ lĩnh này xảy ra hỗn loạn, những con cá bống khác vẫn mù quáng chạy theo như trước.
Ngay từ nhỏ, người Do Thái đã phải học cách suy nghĩ độc lập, không mù quáng chạy theo trào lưu.
9. Tư duy Florence: Mục tiêu giống như hải đăng, đủ sáng mới có thể chỉ dẫn tàu thuyền
Mục tiêu cần phải “nhìn thấy được”, đời người không nhìn thấy được mục tiêu sẽ mất đi phương hướng tiến về trước, cho dù bạn có tràn trề tinh lực đi nữa cũng là làm việc vô ích.
Người Do Thái luôn nhấn mạnh ý nghĩa của việc định vị chính xác, mục tiêu rõ ràng, tất cả xoay quanh thực hiện mục tiêu mà tiến hành.
10. Tư duy tương quan: Không có bất cứ sự vật nào có thể tồn tại độc lập
Giữa các sự vật có sự tương tác, chúng sẽ không tồn tại độc lập.
Trong phương pháp sáng nghiệp kinh doanh, người Do Thái cho rằng sẽ không có bánh rơi từ trên trời xuống, bất cứ sự vật gì dẫu nhìn thấy là tốt đẹp thì đều có nguyên nhân của nó, không có cơ hội vô duyên vô cớ để lại cho bạn.
Theo Daikynguyenvn
 

Ân nghĩa hay tình trường? Rất nhiều người thời nay đều đã chọn sai

Nhớ lại mấy năm trước, tôi liên hệ với một người bạn học cũ đã nhiều năm không gặp, ai cũng rất cao hứng, hàn huyên trò chuyện. Cô ấy đột nhiên hỏi tôi: “Chồng bạn vẫn là cái anh ngày trước đó à?”. Câu hỏi này khiến tôi sửng sốt, cô ấy lại nói tiếp: “Vẫn chưa đổi à? Vẫn không theo mốt thời thượng ngày nay sao?”.
Nhìn mọi người xung quanh, ngày hôm nay chia tay, hôm sau lại tái hôn. Tất cả mọi người đều bận rộn trong “hội trường” hôn nhân. Thậm chí một số người căn bản không coi hôn nhân ra gì, hai người thích thì ở chung, không thích thì đường ai nấy đi. Đổi bạn trai, đổi bạn gái tựa như thay quần áo mới vậy, còn đắc ý viết: Tìm kiếm hạnh phúc đích thực. Tôi nhẹ nhàng hỏi cô bạn một câu: “Bạn tìm được rồi sao?”.
Nói đến đó, tôi bèn nhớ lại một câu chuyện cổ xưa.
Vào thời Bắc Tống có một vị nho sinh, tên gọi là Lưu Đình Thức, tự là Đức Chi, là người Tề Châu (nay thuộc Sơn Đông). Lưu Đình Thức xuất thân từ một gia đình nông dân, bên cạnh nhà là một gia đình bần bàn, trong nhà có một cô con gái có đính ước với ông, hôn ước đã định rất nhiều năm.
Về sau, Lưu Đình Thức đỗ tiến sỹ, làm quan, có danh có tiếng và tiền đồ sáng lạn. Thế nhưng người con gái ấy lại mắc bệnh nặng một thời gian dài và bị mù cả hai mắt. Gia đình cô gái là người làm nông, gia cảnh bần hàn, vì thế cũng không dám nhắc lại chuyện hôn nhân với nhà họ Lưu nữa.
Trong số các vị bằng hữu, có người khuyên Lưu Đình Thức: “Người con gái kia đã bị mù cả 2 mắt, ông nên vì tiền đồ của bản thân và tương lai của gia đình mà chọn người khác để kết hôn”.
Nhưng Lưu Đình Thức trả lời rằng: “Ta năm đó cùng cô ấy đính ước, đã hứa trao tấm lòng mình cho cô ấy rồi. Giờ đây nàng mắt đã bị mù, nhưng cái tâm của nàng vẫn còn nguyên tốt đẹp. Ta nếu làm trái tâm nguyện xưa, thì tâm ta đã điên đảo trở nên xấu xa rồi. Mỗi người sớm muộn đều sẽ về già, lúc vợ đã già nhan sắc héo tàn chúng ta cũng không thể thay thế một cô gái trẻ đẹp đúng chăng? Con người phải giữ được lòng thành tín, bản thân không thể thay lòng”.
Bởi vậy hai người họ kết hôn. Sau khi thành hôn, Lưu Đình Thức hết lòng chăm lo cho người vợ mù, hai vợ chồng chung sống hòa thuận qua ngày, rất mực thương yêu nhau, trước sau nuôi dạy được mấy đứa con.
 
Lúc ấy Tô Đông Pha đang là quan Thứ sử ở đó. Tô Đông Pha rất ngưỡng mộ và kính trọng nhân phẩm của ông. Tô Đông Pha biết chuyện ấy, đối với việc làm của Lưu Đình Thức rất cảm động nói: “Lưu Đình Thức thật sự là một người có tình cảm đằm thắm cao thượng!”.
tình yêu, tình trường, hôn nhân, ân nghĩa,
Hôn lễ được người phương Tây coi rất thần thánh, trang nghiêm.
Có thể người hiện đại sẽ cảm thấy Lưu Đình Thức thật là ngốc, không hiểu vì sao ông ấy lại lựa chọn như vậy? Kỳ thực, nhận thức về hôn nhân của người xưa so với người hiện đại là không giống nhau.
Nho gia cho rằng đạo lý vợ chồng là khởi đầu của đối nhân xử thế, đạo lý vợ chồng càng có thể nói là gốc rễ của nhân luân. “Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ” – Đạo người quân tử khởi đầu từ vợ chồng. Người xưa cho rằng, hôn nhân gia đình là nền tảng của quốc gia. Nền tảng này vững chắc thì quốc gia và xã hội mới có thể ổn định, phồn vinh, hưng thịnh.
Tình trạng hôn nhân tùy tiện của người hiện đại ngày nay so với văn hóa truyền thống là khác biệt vô cùng. Văn hóa truyền thống cho rằng, hôn nhân không chỉ là tình cảm trong cuộc sống, mà còn là một loại trách nhiệm và sự tin cậy, ân nghĩa và đạo nghĩa hơn cả tình yêu.
Trong Kinh Thi có một câu thơ nổi tiếng rằng: “Chấp tử chi thủ, dữ tử giai lão”. Ý muốn nói rằng: Ta nắm tay nàng, (Hẹn ước) sẽ sống chung với nhau đến tuổi già. Hiện nay có không ít người trẻ tuổi rất thích trích dẫn lời thơ này, đặc biệt trong ngày hôn lễ còn có ước nguyện tốt đẹp như vậy.
Kỳ thực, câu thơ trước đó là “Tử sinh khiết thoát, dữ tử thành thuyết”. Ý rằng, chết sống hay xa cách, đã cùng nàng thành lời thề ước. Như vậy, hôn ước là có sức nặng lớn nhường nào! Đó là cả đời phó thác, cả đời hứa hẹn, cả đời trách nhiệm. Cho nên người xưa coi hôn nhân như đại sự chung thân, cần lạy trời đất, cần thiên địa làm chứng cho lời hứa của mình.
Ở xã hội Tây phương, người ta cũng coi hôn ước có sức nặng giống như vậy. Họ làm hôn lễ trong nhà thờ, thề trước Chúa: Vâng theo sự sắp đặt của Chúa, vô luận ở hoàn cảnh nào, đều phải yêu thương lẫn nhau, tận tâm với nhau, không rời không bỏ. Họ coi hôn nhân thật sự rất thần thánh, rất trang nghiêm.
Người hiện đại ngày nay trong hôn nhân chỉ là coi trọng cảm xúc cá nhân, “giải phóng tình dục”, “chủ nghĩa túng dục”…, quan chức còn nuôi tình nhân, hối lộ nhau tình ái, đầy rẫy khắp nơi. Trong xã hội, mọi người dần dần coi nhẹ trách nhiệm trong hôn nhân.
Tuy nhiên, làm một người bội tín thì đối phương cũng sẽ không giữ lời hứa với bạn; làm một người chỉ coi cảm xúc của mình đặt làm lợi ích hàng đầu, thì đối phương cũng sẽ chẳng đoái hoài đến cảm thụ của bạn.
Lưu Đình Thức cưới cô gái mù làm vợ, hết lòng giữ lời hẹn hôn ước, giữ trọn “hảo tâm” từ hai phía. Tấm lòng tốt đẹp này sẽ không phai nhạt theo năm tháng, mà chỉ có thể ngày càng dung hòa, càng ngày càng tâm đầu ý hợp. Hạnh phúc của họ không cần nói cũng biết, như vậy hai người họ chẳng phải là người thông minh nhất hay sao?
 

Tác giả bài viết: Tác giả: Lisa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập361
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại277,907
  • Tổng lượt truy cập36,332,462
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây