Rõ ràng là các hương vị, kết cấu và màu sắc của chuối thay đổi theo độ chín. Vì thế, có vẻ ai cũng có ý tưởng riêng về một quả chuối hoàn hảo. Nhưng bạn có biết rằng hàm lượng dinh dưỡng của chuối cũng thay đổi theo độ chín?
Chuối xanh
Những chuối này còn non, đầy sức sống và cũng đầy tinh bột. Được gọi là tinh bột "phản tính", chất dinh dưỡng này khiến hệ tiêu hóa làm việc hơi vất vả hơn một chút. Đó cũng là lý do tại sao chuối xanh có vẻ khiến bạn no nhanh hơn. Tuy nhiên, tinh bột trong chuối xanh cũng có thể làm bạn cảm thấy đầy hơi hoặc nặng bụng.
Hàm lượng tinh bột trong chuối xanh góp phần vào kết cấu dẻo dính của nó. Những quả chuối không mềm như chuối chín, thực sự khiến chúng hoàn hảo cho việc nấu ăn; chúng có thể hấp thu nhiệt.
Nếu bạn đang tìm kiếm một quả chuối có chỉ số đường huyết thấp hơn, hãy chọn chuối còn xanh. Cuối cùng, cơ thể sẽ giáng hóa tinh bột này thành glucose. Bằng cách này, chuối xanh sẽ làm tăng đường huyết chậm. Một điểm yếu ở đây là hương vị. Chuối xanh có thể chát hơn, vì chúng chứa ít đường hơn trong mỗi miếng.
Chuối vàng
Hãy tạm biệt tinh bột và chào đón đường. Sự chuyển đổi dần dần này khiến chuối trở nên mềm và ngọt hơn. Trong khi chuối vàng có chỉ số đường huyết cao hơn, song nó thực sự dễ tiêu hóa hơn. Với ít tinh bột cần phải phá vỡ, hệ thống tiêu hóa sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng nhanh hơn.
Thật không may, luôn có tình trạng vi chất dinh dưỡng khi quả chuối già đi. Để bù lại điều này, chuối vàng phát triển hơn về các chất chống oxy hóa. hệ thống miễn dịch của bạn chắc chắn sẽ đánh giá cao một quả chuối chín vàng.
Lưu ý: hãy bảo quản chuối trong tủ lạnh để tránh mất vi chất dinh dưỡng. Tuy quả chuối vẫn sẽ mất một số chất dinh dưỡng, song tốc độ sẽ chậm hơn nhiều.
Chuối trứng cuốc
Những quả chuối này già hơn, “khôn” hơn và ngọt hơn. Những đốm nâu không chỉ cho thấy quả chuối đã già, mà chúng còn báo hiệu có bao nhiêu tinh bột đã được chuyển thành đường.
Hãy tưởng tượng tất cả những đốm nâu này như những nốt “tàn nhang” đường nho nhỏ. Số lượng các đốm nâu càng nhiều trên một quả chuối thì lượng đường càng nhiều.
Bạn cũng có thể xem các đốm nâu như những “bệ phóng” miễn dịch nho nhỏ. Chuối trứng cuốc rất giàu chất chống oxy hóa có liên quan với ngăn ngừa ung thư. Yếu tố hoại tử khối u (TNF), có chức năng tiêu diệt khối u, đã được liên hệ với những đốm nâu này. Vì vậy, nếu nghĩ chuối chin trứng cuốc nâu không ngon, bạn có thể muốn xem xét lại.
Chuối nâu
Bạn còn nhớ tinh bột “phản tính”? Vâng, thực tế là bây giờ tất cả chúng đã biến thành đường. Những quả chuối có thể quắt lại và nhũn, nhưng đừng vội vứt bỏ chúng.
Cũng như tinh bột đã được giáng hóa thành đường, chất diệp lục cũng chuyển sang một dạng mới. Sự giáng hóa của chất diệp lục là lý do tại sao mức độ chất chống oxy hóa tăng khi chuối chin già. Vì vậy, một quả chuối toàn màu nâu là một kho chống ôxy hóa.
Tính chất mềm và ngọt của chuối nâu khiến chúng trở nên hoàn hảo để nghiền. Sử dụng chuối nâu nghiền để làm cho một số món ăn ngon và bổ . Bạn có thể làm bánh mì chuối hoặc thậm chí là bánh ngọt.
Chuối sẽ luôn là món ăn vặt có sẵn giàu dinh dưỡng. Tất cả các loại chuối đều chứa khoảng 100 calo, ít chất béo và là nguồn giàu kali, vitamin B6, vitamin C và chất xơ. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng độ chín của chuối sẽ làm thay đổi một số lợi ích dinh dưỡng của nó. Vì vậy, một quả chuối lành mạnh nhất thực sự trông như thế nào?
Câu trả lời thực sự phụ thuộc vào việc bạn đang tìm kiếm những lợi ích gì. Nếu bạn đang tìm một món ăn vặt ít đường sẽ làm bạn no một cách nhanh chóng, thì sự lựa chọn nghiêng về chuối xanh. Nếu chất chống ôxy hóa dễ tiêu là mục đích của bạn, thì chuối vàng hoặc chuối trứng cuốc là thứ bạn muốn tìm. Cuối cùng, chuối nâu là lựa chọn lý tưởng cho một món lành mạnh sẽ đáp ứng tính hảo ngọt của bạn.
Tất cả bạn phải làm là chọn hàm lượng dinh dưỡng phù hợp nhất với lối sống và bạn hãy thoải mái với chuối, theo nghĩa đen.
Cẩm Tú
Theo MSN
Tác giả bài viết: Thanh Thanh
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn