Bạn có thể dễ dàng biết mình đã làm sai chuyện gì, nhưng thừa nhận điều đó trước mặt mọi người lại là câu chuyện khác.
Nhiều người thậm chí còn cố gắng dựng ra cả một câu chuyện để che giấu, phủ nhận sai lầm của mình.
Tại sao thừa nhận mình đã sai lại khó đến vậy?
1. Chúng ta bị cảm xúc lấn át.
Khi chúng ta tin tưởng sâu sắc vào điều gì đó hoặc quan tâm đến một chủ đề nhất định, chúng ta có thể khó kìm nén cảm xúc của mình.
Và khi ai đó cố thuyết phục chúng ta rằng ý kiến ngược lại là đúng, chúng ta có thể bùng nổ cảm xúc.
Cảm xúc mạnh mẽ lấn át lý trí khiến chúng ta khó suy nghĩ một cách logic, ngay cả khi sâu bên trong chúng ta biết rằng mình đã sai.
2. Chúng ta cảm thấy dễ bị tổn thương.
Trở thành người luôn đúng có thể thúc đẩy sự tự tin của chúng ta và thậm chí khiến chúng ta cảm thấy mạnh mẽ hơn.
Mặt khác, chúng ta có thể coi việc xin lỗi là một dấu hiệu của sự yếu đuối.
Một cảm xúc khó chịu khác thêm vào đó là bẽ mặt.
Tuy nhiên, thực tế thì việc nhận lỗi là một hành động cần rất nhiều can đảm và sức mạnh.
3. Chúng ta không muốn mình trở nên không xứng.
Điều này có thể đặc biệt rõ ràng nếu chúng ta có một số quyền hạn và lãnh đạo nhiều người.
Trong trường hợp này, chúng ta không thể cho phép mình mắc sai lầm hoặc thừa nhận rằng chúng ta đã mắc phải bất kỳ sai lầm nào, nếu không, chúng ta có thể trở nên không phù hợp với vai trò lãnh đạo mà chúng ta đang đảm nhận.
Nhưng trên thực tế, cấp dưới có thể mất đi sự tôn trọng đối với một nhà lãnh đạo không bao giờ chịu thừa nhận sai lầm của mình.
4. Chúng ta sợ trách nhiệm.
Một số người không chịu thừa nhận sai lầm vì họ tin rằng, nếu không thừa nhận mình đã làm sai, thì họ không cần phải chịu bất kỳ trách nhiệm nào về việc đó.
Họ có thể sợ hãi về những hậu quả mà hành động của họ có thể gây ra. Vì vậy, lựa chọn duy nhất của họ là giấu giếm bằng cách chối bỏ, hy vọng mọi chuyện sẽ êm xuôi.
5. Chúng ta ngoan cố, không muốn là người đầu hàng trước.
Đôi khi chúng ta khó nhận sai vì sự cố chấp và cái tôi của mình. Chúng ta có thể nhận thức được rằng mình đã sai và hành động của mình có thể làm tổn thương ai đó.
Nhưng đồng thời, chúng ta không chịu được việc phải thừa nhận sai lầm vì không muốn là người "đầu hàng" trước.
Thay vào đó, chúng ta đợi người kia từ bỏ và xin lỗi trước, ngay cả khi đó không phải lỗi của họ.
6. Chúng ta muốn trở nên hoàn hảo.
Muong muốn trở nên hoàn hảo khiến chúng ta không thể chấp nhận sai lầm của bản thân.
Điều này cũng ảnh hưởng tới những người xung quanh chúng ta vì chúng ta trở nên ngoan cố và có thể làm bất kỳ việc gì để tỏ ra hoàn mỹ trước mặt người khác.
(Theo Brightside)