9 bí mật của các nhà làm phim mà khán giả đã không hề hay biết

Chủ nhật - 09/06/2024 09:20
unnamed (7)
unnamed (7)

1. Tại sao phông nền CGI lại dùng màu xanh?

Khi làm ra một bộ phim, các đạo diện và nhà sản xuất sẽ phải luôn cố gắng đảm bảo sao cho thành phẩm được hoàn hảo nhất. Nhưng giống như các ngành nghề khác, họ còn phải đối mặt với nhiều vấn đề trong quá trình sản xuất, và đôi khi việc giải quyết chúng lại góp phần thay đổi cả nền công nghiệp điện ảnh.

 

Xem hậu kỳ của các bộ phim bom tấn - từ Avengers cho đến Mad Max, các cảnh phim hầu hết đều sử dụng phông nền xanh lá cây cho các cảnh áp dụng hiệu ứng kỹ xảo. Nhưng tại sao lại là xanh lá cây? Hoàn toàn có lý do!

Màu xanh được sử dụng một cách cố ý, vì đây là màu gần như sẽ không trùng với màu tự nhiên của tóc, da và mắt diễn viên. Trong trường hợp diễn viên có mắt màu xanh lá, họ sẽ sử dụng phông xanh lam.

Dĩ nhiên khi đã kỳ công như vậy, các phụ kiện, quần áo cũng không được dùng màu xanh. Nhờ vậy, việc xử lý hậu kỳ sẽ nhanh chóng và đơn giản hơn.

2. Bạn có biết: Phim 3D trong quá khứ thực chất xem rất khó chịu?

Phim 3D trong quá khứ thực chất xem rất khó chịu

Kể từ sau Avatar, thế giới điện ảnh đã tràn ngập những bộ phim dưới định dạng 3D. Nhưng có một thực tế bạn sẽ không nhận ra, đó là những bộ phim 3D ngày nay giúp bạn có những trải nghiệm thoải mái hơn trước rất nhiều.

Các bộ phim 3D trước kia rất hay lạm dụng hiệu ứng vật thể bay về phía người xem. Vấn đề là não bộ của chúng ta sẽ không hiểu hình ảnh ấy chỉ là ảo giác, mà phản ứng như thể nó là thật. Khi lạm dụng hiệu ứng này, người xem có thể phải nhận một số tác động không tốt: mỏi mắt, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn.

Vậy nên về sau, các chuyên gia làm hiệu ứng đã đẩy nhanh tốc độ bay của vật thể, để não bộ không có thời gian tập trung vào đó. Hoặc, họ làm hiệu ứng 3D với các vật nhỏ (cát, bụi, tuyết), để não bộ không tập trung vào đó.

3. Trẻ em đóng phim kinh dị thường không biết mình đang diễn điều gì

Trẻ em đóng phim kinh dị thường không biết mình đang diễn điều gì

Hầu hết các bộ phim kinh dị có trẻ em, thì diễn viên nhí thường không biết mình đang diễn cho kiểu phim gì. Các cảnh phim thường hiếm khi thực hiện theo trình tự thời gian, nên một đứa trẻ khó lòng có cái nhìn toàn cảnh về bộ phim.

Hơn nữa, chẳng có thứ gì thực sự đáng sợ trên phim trường cả. Ma quỷ là nhờ kỹ xảo hậu kỳ, âm thanh, nhạc... cũng vậy.

4. Người làm ra trailer phim? Chào mừng đến với công ty quảng cáo!

Trailer là một đoạn giới thiệu ngắn về một bộ phim, thường kéo dài khoảng 2 phút. Logic mà nói, công ty làm phim sẽ chịu trách nhiệm làm ra nó, bởi như vậy sẽ dễ dàng và ít chi phí hơn. Nhưng không! Đa phần, họ sẽ thuê các công ty quảng cáo, và họ hoàn toàn có lý do làm như vậy.

Sự thật là, không phải công ty làm phim nào cũng giỏi về marketing, và họ cũng khó mà hiểu được cách nào là tốt nhất để câu kéo người xem từ trước khi ra rạp. Vậy nên nhiều công ty quyết định thuê các chuyên gia quảng cáo, thay vì tiết kiệm chút chi phí và khiến bộ phim thất bại.

5. Cảnh quay có gương là khó nhất

Cảnh quay có gương là khó nhất

Những cảnh quay có gương luôn phải được tính toán cẩn thận, được đặt ở góc đặc biệt, sao cho gương chỉ phản chiếu được diễn viên mà bỏ qua được camera và ánh sáng đèn.

Ví dụ trong Terminator 2 (Kẻ hủy diệt) có một cảnh phim nhân vật của Linda Hamilton cố gắng lấy đi con chip trong người "Kẻ hủy diệt" do Arnold Schwarzenegger thủ vai. Thực ra, cảnh này không có chiếc gương nào cả. Arnold ngồi đối diện camera, còn chiếc gáy kia thực chất là một chiếc hình nộm.

6. Những "hạt sạn" cố ý

Những 'hạt sạn' cố ý

Rất nhiều bộ phim - kể cả bom tấn - có "sạn", và thậm chí là những hạt sạn rất to nữa. Chẳng hạn trong phần The Dark Knight Rises của series Batman, anh chàng Người Dơi có cảnh đi vào đường hầm giữa ban ngày, nhưng khi ra khỏi phía bên kia thì trời lại tối mịt.

Nhưng biết sao không, các đạo diễn đôi khi hoàn toàn rõ là phim có "sạn", mà thậm chí họ còn cố tình để nó lại. Với trường hợp của Batman, anh chàng này trông ấn tượng và "xịn" hơn khi xuất hiện vào ban đêm, và đạo diễn Christopher Nolan cũng chỉ cần vậy là đủ. Hơn nữa, các nhà làm phim cũng tin rằng khán giả sẽ chú tâm vào câu chuyện được kể, thay vì các tiểu tiết "vớ vẩn" ấy.

7. Có hẳn một công ty chuyên làm tuyết cho Hollywood

Có hẳn một công ty chuyên làm tuyết cho Hollywood

Hầu hết tuyết trong các bộ phim của Hollywood đều là hàng nhân tạo, và đa số đều do một công ty tên Snow Business cung cấp. Công ty này được thành lập vào năm 1983, và có khả năng tạo ra 200 kiểu tuyết khác nhau.

Nhưng tại sao không dùng tuyết thật? Lý do là vì chúng quá khó để kiểm soát, có thể tan bất kỳ lúc nào và dễ làm hỏng cảnh quay. Dù vậy, cũng có một số bộ phim quay trên nền tuyết thật, như The Revenant - bộ phim mang lại tượng vàng Oscar đầu tiên cho Leonardo Dicaprio đã được quay ở một khu resort trượt tuyết tại Canada.

8. Diễn viên quần chúng tuyệt đối không được nhìn vào ống kính

Diễn viên quần chúng tuyệt đối không được nhìn vào ống kính

Diễn viên quần chúng - đặc biệt là các vai diễn trong khán phòng có những yêu cầu rất khắt khe. Họ sẽ không được nhìn trực tiếp vào ống kính để tạo cảm giác tự nhiên, và thậm chí có thể bị đuổi ra khỏi phim trường nếu vi phạm. Bên cạnh đó, họ cũng không được mặc quần áo quá nổi bật vì sẽ khiến khán giả mất tập trung khỏi nhân vật chính trong cảnh.

9. Đồ ăn trong phim hiếm khi là hàng thật

Đồ ăn trong phim hiếm khi là hàng thật

Đa số các cảnh quay xuất hiện đồ ăn - đặc biệt là tiệc tùng - không phải là đồ ăn được. Lý do thì dễ hiểu thôi: đồ ăn thật không giữ được lâu, mà phim thì không thể chỉ quay trong 1 ngày!

Ví dụ như cảnh bữa tiệc trong Harry Potter chẳng hạn! Chỉ duy nhất phần đầu của bộ phim là sử dụng đồ ăn thật thôi. Còn từ phần 2, hầu hết món ăn đều được làm từ nhựa thông.

   

Nguồn tin: Cập nhật: 04/04/2020 Theo Trí Thức Trẻ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập30
  • Hôm nay8,800
  • Tháng hiện tại168,255
  • Tổng lượt truy cập34,800,974
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây