Ít ai hiểu được rằng, tình yêu thương ông dành cho con lại hiển hiện sâu sắc qua từng "hy vọng" lạ lùng đó. Người cha kỳ lạ ấy chính là John Roberts - Chánh án Tòa án Tối cao Hoa Kỳ.
John Roberts từng nhận lời mời đến đọc diễn văn trong buổi lễ tốt nghiệp tại trường trung học Cardigan Mountain, nơi mà Jake, đứa con trai 16 tuổi của ông đang theo học và chuẩn bị tốt nghiệp.
Ngày hôm đó, ông tới đây không phải trên cương vị một chánh án, mà với tư cách là một người cha.
Lời nhắn nhủ của người cha
Thông thường, những bậc phụ huynh được mời lên phát biểu đều sẽ dạy lũ trẻ phải biết ơn trường lớp, biết ơn thầy cô, đồng thời khích lệ chúng chào đón một tương lai tốt đẹp hơn.
Thế nhưng John Roberts thì khác. Vừa lên khán đài, ông đã tuyên bố với tất cả học sinh bên dưới: "Ta rất lấy làm tiếc khi phải thông báo rằng, những tháng ngày vui vẻ nhất, thoải mái nhất trong cuộc đời các con sắp sửa chấm dứt rồi…"
Những lời này của Roberts khiến đám đông đang ồn ào bên dưới trở nên tĩnh lặng. Chẳng phải các vị khách mời trước đều nói về "cuộc sống tương lai tốt đẹp và tràn đầy hy vọng hơn" đó sao? Vậy mà vị chánh án tối cao này lại tuyên bố rằng "những tháng ngày tốt đẹp sắp sửa chấm dứt rồi"?
Tiếp tục bài phát biểu của mình, ngôn từ của Roberts càng lúc càng trở nên "sắc bén" hơn:
"Ta hy vọng con có thể gặp phải chút bất công. Chỉ có như vậy, con mới cảm nhận được giá trị của sự công bằng.
Ta hy vọng con có thể nếm trải mùi vị của sự phản bội. Chỉ có như vậy, con mới hiểu được tầm quan trọng của sự chân thành.
Ta hy vọng con thường xuyên cảm nhận được sự cô đơn. Chỉ có như vậy, con mới hiểu được, bạn bè không có nghĩa vụ phải đối xử tốt với con, bởi không ai nợ ai cái gì.
Ta hy vọng con có thể gặp xui xẻo một vài lần. Chỉ có như vậy, con mới hiểu được ý nghĩa của cơ hội và vận may, con mới biết được sự thành công của con đôi lúc chỉ là may mắn, sự thất bại của người khác cũng không hẳn là đáng đời.
Ta hy vọng khi con thất bại, đối thủ của con có thể chế giễu và cười nhạo trên nỗi đau ấy. Chỉ có như vậy, con mới hiểu được việc cạnh tranh có phong độ quan trọng đến mức nào.
Ta hy vọng con có lúc bị người khác khinh thường. Chỉ có như vậy, con mới hiểu được ý nghĩa của việc tôn trọng và lắng nghe.
Những điều ta vừa nói trên đây sớm muộn gì cũng sẽ xảy ra trong cuộc đời của con. Và con có thể học hỏi được gì từ đó thì còn phải xem con có hiểu được những gì ta đang nói hay không."
Sau đó, bài phát hiểu này của Roberts đã lan rộng và nhận được vô số tán thành. Bởi lẽ, số đông trong đám trẻ sắp tốt nghiệp khi ấy vẫn còn rất hăm hở, ngây thơ và hồn nhiên.
Những đứa trẻ ấy chỉ vừa mới bắt đầu định hình thế giới quan của riêng mình. Chúng sắp bước chân vào xã hội phức tạp mà chẳng kịp chuẩn bị gì ngoại trừ bầu nhiệt huyết.
Những thiếu niên ấy đang đứng trước bước ngoặt cuộc đời này cần được đánh thức. Chúng cần học cách phải làm thế nào để cân bằng tâm lý, đối mặt với những khó khăn trắc trở trong tương lai.
Bởi vì lẽ đó, các bậc cha mẹ không nên bao bọc con em mình một cách thái quá. Bởi càng được bảo vệ, các em lại càng trở nên không biết sợ hãi, cho rằng là trời có sập cũng có người đến giúp mình chống đỡ.
Mặc dù ai cũng hy vọng con em của mình có thể mãi sống trong môi trường tốt đẹp và đơn thuần, không cần đối mặt với hiện thực cuộc sống khốc liệt. Thế nhưng cách làm thông minh phải là để đứa trẻ từ từ hiểu rõ, đồng thời chuẩn bị tốt tâm lý, học cách dũng cảm đương đầu với khó khăn và tích cực tiến tới.
Lúc trẻ còn nhỏ, chúng ta thường sợ chúng phải chịu khổ. Nhưng có một sự thật hiển nhiên mà ít ai hiểu được rằng: Khi còn nhỏ không chịu khổ, lớn lên sẽ càng khó khăn để có thể thích nghi với xã hội.
Cuối cùng, hãy để chúng ta nghe những lời chúc tốt đẹp mà Roberts dành cho bọn trẻ:
Ảnh minh họa.
Mong sao mơ ước của con trở thành hiện thực.
Mong con luôn vì mọi người, và mọi người cũng vì con.
Mong con bắc thang đến những vì sao, leo lên từng bậc, mãi mãi thanh xuân.
Mong con thành người chính trực, chúc con mãi mãi chân thành.
Mong con hiểu thấu thế sự, sống cuộc sống ngập tràn ánh sáng.
Mong con dũng cảm tiến lên.
Mong con luôn ngẩng cao đầu, kiên cường bất chấp, mãi mãi thanh xuân.
Mong hai tay con luôn luôn bận rộn, và đôi chân con luôn luôn thoăn thoắt.
Mong con luôn có chỗ dựa vững chắc, mặc cho thế sự đổi thay.
Mong trái tim con luôn ngập tràn niềm vui, bài hát của con sẽ mãi ngân vang.
Mong con mãi mãi thanh xuân…
Tuy nhiên, hiện thực luôn có những lúc không được như mong đợi, đó là lẽ hiển nhiên. Vậy nhưng có những người vừa phải chịu thiệt thòi đã hoài nghi bản thân, thậm chí rơi vào trạng thái u uất khó chịu trong thời gian dài.
Người xưa có câu "chịu thiệt là hành phúc", bởi chịu thiệt nhiều khi không nhất định là phải chịu tổn thất mà ngược lại, nó lại là một món lợi, là kinh nghiệm giúp chúng ta trưởng thành hơn.
Đối với mỗi người, nếu có thể chấp nhận chịu thiệt trong 3 việc này, chắc chắn sẽ tích được phúc khí cho bản thân.
1. Bị đối xử bất công
Những người trẻ tuổi trong môi trường công sở, tốt nhất không bao giờ nên thốt ra câu "người giỏi giang thường phải làm nhiều". Đây là câu nói phản cảm nhất, ngụ ý rằng họ không những phải làm tốt việc của mình mà còn phải giúp đồng nghiệp hoàn thành công việc.
Tuy nhiên, môi trường công sở là vậy, một số tiền bối thích giao việc cho những người mới vào.
Đối diện với những việc như thế này, người không than vãn sẽ vui vẻ hoàn thành những việc không thuộc trách nhiệm của bản thân.
Có thể, lúc ban đầu, họ là những nhân vật chẳng ai biết đến nhưng dần dần, qua một quá trình không ngừng tích lũy kinh nghiệm, nâng cao năng lực, họ sẽ trở thành nhân vật cốt cán, xây dựng được nền móng chắc chắn tại nơi làm việc.
2. Tình cảm không thuận lợi
Không ít các bạn trẻ ngày nay đang cảm thấy chuyện tình cảm của mình không được suôn sẻ, thuận lợi, mặc dù cũng có đến một, hai mối tình sâu đậm đến khắc cốt ghi tâm song lại chẳng thể đi đến hôn nhân.
Trong quá trình gặp khó khăn trắc trở về mặt tình cảm, một số người lập tức chọn cách từ bỏ, buông thả, tự đánh tụt mình lại phía sau. Song cũng có người tính cách kiên cường hơn, chấp nhận chịu thiệt thòi, đau khổ trong chuyện tình cảm không thuận lợi, cố gắng hoàn thiện bản thân hơn, trở thành người tốt hơn.
Cũng nhờ những khó khăn đã trở thành kinh nghiệm, những người đó càng trưởng thành và bình tĩnh hơn, biết trân trọng tình cảm của người khác, từ đó tìm thấy được bạn đời thực sự cho mình.
3. Bị oan uổng
Bị hàm oan là việc con người thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Không những thế, kiểu oan ức này lại rất khó nói ra, đặc biệt là với những người mới đi làm trong môi trường công sở, có những lúc, đang yên đang lành, không hiểu từ đâu tự nhiên gặp họa.
Dẫu vậy, chúng ta vẫn nên bình tĩnh bởi việc này không hoàn toàn là "điềm xấu". Rất nhiều người sau khi trải qua những việc như thế này, trong lòng đã được tôi rèn để trở nên mạnh mẽ hơn.
Kinh nghiệm này không chỉ giúp họ thấy rằng, công sở là nơi khó có thể để chuyện tình cảm cá nhân xen vào, đồng thời họ cũng sẽ biết cách ứng xử cho những lần sau để bản thân không còn rơi vào thế bị chèn ép, biết nhìn nhận đánh giá an thân, ai nên tránh, ai không nên đắc tội…
Con người sống trên đời, không thể thiếu được sự tác động tương hỗ từ các mối quan hệ xã hội.
Trong quá trình này, ít hay nhiều chúng ta cũng sẽ có những lúc cần chấp nhận chịu thiệt về mình. Song với đời người mà nói, những việc này chính món quà vô giá giúp mỗi người trưởng thành hơn.
Những thứ vì bị thiệt thòi mà mất đi, hãy tin rằng cuối cùng chúng ta sẽ được bù đắp theo một cách nào đó, thậm chí sự bù đắp đó còn lớn hơn nhiều so với những gì ta đã mất, từ đó giúp cho cuộc đời ta càng trở nên tốt đẹp hơn, phúc khí tìm đến ngày một nhiều hơn.
Nguồn tin: Van Thành Nguyễn:
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn