Bí mật của Thiên Can Địa Chi

Chủ nhật - 09/06/2024 08:55
tải xuống
tải xuống

Ý nghĩa thực sự của Thiên Can Địa Chi vẫn là điều bí ẩn mà khoa học chưa thể khám phá. Trí huệ của cổ nhân vô cùng thâm sâu uyên bác, vượt xa nhận thức của nhân loại hiện đại ngày nay.

Thiên Can Địa Chi được hình thành trên cơ sở nào? 

Sách Sử ký Luật Thư có ghi chép rằng:

“Thất chính 28 xá luật lịch trời vì thế thông khí của ngũ hành bát chính, trời vì thế thành thục vạn vật. Xá này chỗ của nhật nguyệt trú. Xá này là khí thư giãn ra”.

Thiên Can Địa Chi là một phần trong văn hóa truyền thống cổ Trung Hoa, gọi tắt là “Can Chi”. Đây là cách gọi rút gọn của Thiên Can – Địa Chi, hoặc Thập Thiên Can – Thập Nhị Địa Chi. Can Chi vốn là những đơn vị rất quen thuộc và gần gũi với người Á Đông, thường được sử dụng trong hệ thống lịch pháp cũng như trong các ngành học thuật khác nhau.

Thập Thiên Can (tức 10 Thiên Can) gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Thập nhị Địa Chi (tức 12 Địa Chi) gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. 

Thiên Can Địa Chi có quan hệ mật thiết với âm dương ngũ hành. Theo quy luật này, Thiên Can có các thuộc tính âm và dương, trong đó có 5 can dương và 5 can âm. Dương can: Giáp, Bính, Mậu, Canh, Nhâm. Âm can: Ất, Đinh, Kỷ, Tân, Quý.

Thiên Can thuộc ngũ hành: Giáp và Ất đại diện cho hành Mộc, trong đó Giáp thuộc dương Mộc, Ất thuộc âm Mộc. Bính và Đinh đại diện cho hành Hỏa, Bính thuộc dương Hỏa, Đinh thuộc âm Hỏa. Mậu và Kỷ đại diện cho hành Thổ, trong đó Mậu thuộc dương Thổ, Kỷ thuộc âm Thổ. Canh và Tân đại diện cho hành Kim, trong đó Canh thuộc dương Kim, Tân thuộc âm Kim. Nhâm và Quý đại diện cho hành Thủy, trong đó Nhâm thuộc dương Thủy, Quý thuộc âm Thủy. 

Địa Chi thuộc âm dương: Địa Chi dương gồm Tý, Dần, Thìn, Ngọ, Thân, Tuất, đều có tính chất dương như tăng trưởng, thịnh vượng, cường tráng. Địa Chi âm gồm Sửu, Hợi, Dậu, Mùi, Tỵ, Mão, đều có các tính chất âm như tiêu trừ, suy yếu, tàn lụi.

Địa Chi thuộc ngũ hành: Dần và Mão thuộc Mộc, Dần thuộc dương Mộc, Mão thuộc âm Mộc. Tỵ và Ngọ thuộc Hỏa, Ngọ thuộc dương Hỏa, Tỵ thuộc âm Hỏa. Thân và Dậu thuộc Kim, Thân thuộc dương Kim, Dậu thuộc âm Kim. Hợi và Tý thuộc Thủy, Tý thuộc dương Thủy, Hợi thuộc âm Thủy. Thìn, Tuất, Sửu, và Mùi thuộc Thổ, Thìn Tuất thuộc dương Thổ, Sửu Mùi thuộc âm Thổ. 

Chỉ có Can dương và Chi dương kết hợp được với nhau. 5 Can dương kết hợp với 6 Chi dương tạo thành 30 cặp Can Chi, ví dụ: Giáp Tý, Bính Tý, Giáp Dần, Bính Dần, v.v.

Chỉ có Can âm và Chi âm kết hợp được với nhau. 5 Can âm kết hợp với 6 Chi âm tạo thành 30 cặp Can Chi, ví dụ: Ất Sửu, Đinh Sửu, Kỷ Sửu, Ất Mão, Đinh Mão, Kỷ Mão, v.v.

Chu kỳ vận hành của Thiên Can là 10, lấy 10 canh giờ, 10 ngày, 10 tháng, 10 năm là các giai đoạn chu kỳ khác nhau và không ngừng lặp lại một cách có trật tự để hình thành quy luật chu kỳ ổn định. Chu kỳ vận hành của Địa Chi là 12, lấy 12 canh giờ, 12 ngày, 12 tháng, và 12 năm là các giai đoạn chu kỳ khác nhau và tuần hoàn lặp lại một cách có trật tự hình thành quy luật vận hành ổn định.    

Sự kết hợp của Thiên Can và Địa Chi lấy 60 thời thần, 60 ngày, 60 tháng, 60 năm là một chu kỳ và không ngừng lặp lại tuần hoàn có trật tự để tạo thành quy luật ổn định. Có tất cả 60 cách kết hợp Thiên Can và Địa Chi, gọi là “Lục thập hoa giáp” hay “Lục thập Giáp Tý” (chữ khởi đầu của Thiên Can Địa Chi khi kết hợp với nhau).

Chu kỳ Thiên Can và Địa Chi nói với chúng ta rằng: Trong không gian con người sinh sống có tồn tại một trình tự chuyển động tự nhiên được tiêu chuẩn hóa và quy phạm hóa tuần hoàn với chu kỳ thập phân. Đó là quy luật sáng tạo bởi giới tự nhiên, là quy luật không thể thay đổi. 

Nếu nói từ tháng 1 đến tháng 12 là tương ứng với Thập nhị Địa Chi trong một năm, thì một ngày có 24 giờ cũng lại tương ứng với bội số của Thập nhị Địa Chi. Điều này rất có đạo lý, vì chu kỳ thay đổi của Thời Chi và Nguyệt Chi là có thể quan sát được.   

Thuật toán hệ thập phân của Thiên Can dù là tiêu chuẩn đo lường quan trọng và chủ yếu nhất trong xã hội hiện đại ngày nay, nhưng bàn về sự vận động tự nhiên của một hệ thập phân lại chưa chắc có người tin, rằng chủ thể vận động tự nhiên này là gì? Quá trình chuyển động được tiến hành như thế nào? Có thể dùng quan sát bằng phương pháp khoa học không? 

Ví dụ, trong Thiên Can Địa Chi thì chu kỳ 60 năm sẽ xuất hiện hiện tượng phổ biến, chẳng hạn như thay đổi về mực nước sông và lượng mưa. Lấy những trận lũ ở sông Trường Giang làm ví dụ, từ năm 1827 đến nay có 17 lần thay đổi mực nước, lần lượt vào các năm 1827, 1849, 1860, 1870, 1887, 1905, 1909, 1917, 1931, 1935, 1945, 1954, 1969, 1980, 1991, 1996, 1998.

Năm 1870, 1931, 1991 lần lượt cách nhau 61 và 60 năm, cả ba lần đều là sự thay đổi mang tính toàn lưu vực. Từ 1935 đến 1996 cách nhau 61 năm, cả hai lần đều là thay đổi lượng nước mang tính khu vực. Lượng nước sông Hoàng Hà cứ chu kỳ 10 năm có thay đổi nhỏ, 60 năm thay đổi lớn. 

Tại sao chu kỳ thay đổi lượng nước của sông hồ lại gần giống với chu kỳ của Thiên Can Địa Chi như vậy? Tại sao người xưa có thể tạo ra bộ lịch pháp với những bí ẩn đầy màu sắc như thế? Tại sao một chu kỳ thay đổi lại là con số 60 năm mà không phải là thời gian khác? Đây là điều mà khoa học không thể lý giải và coi đó chỉ là hiện tượng tự nhiên. 

Vẫn còn đó rất nhiều câu hỏi bỏ ngỏ: Tại sao người cổ đại lại tạo ra một bộ Thiên Can và một bộ Địa Chi? Làm sao để giải khai bí ẩn về Thiên Can Địa Chi?

 

Dụng ý chân thực của Can Chi 

Người ta cho rằng Can Chi là công cụ dùng để tính thời gian, có thể ghi lại giờ, ngày, tháng và năm. Phát hiện khảo cổ học cũng cho thấy, từ thời nhà Thương đã áp dụng Can Chi để ghi chép thời gian. Trong các quẻ bói giáp cốt văn đời nhà Thương, Thiên Can Địa Chi được dùng phổ biến để ghi chép thời gian, cách tính này vẫn luôn tồn tại trong lịch vạn sự hiện nay. 

Nhưng Can Chi có thực sự chỉ được dùng để ghi chép thời gian? 

Bởi nếu đơn thuần chỉ là ghi chép thời gian, thì dùng số sẽ đơn giản và thuận tiện hơn dùng Can Chi. Không những vậy còn dễ dàng theo dõi, vì số hóa là công cụ ghi chép ưu việt hơn. Lấy ghi năm công nguyên làm ví dụ, lợi thế tốt nhất của việc dùng số ghi chép là từng bước thêm con số, thực hiện phương pháp tính thập phân. 

Trong khi đó, việc dùng Can Chi phức tạp hơn nhiều. Mỗi năm chỉ có một niên hiệu Can Chi cố định, không có định vị thời gian kỹ thuật số vốn có của riêng nó. Can Chi này sau 60 năm là một chu kỳ tuần hoàn, đơn giản chỉ nói về năm Giáp Tý, rốt cuộc là năm Giáp Tý của chu kỳ nào?

Trong 2000 năm đã có bao nhiêu chu kỳ, sự lặp lại thực sự rất nhiều, lịch sử càng dài thì sự lặp lại càng nhiều hơn. Rõ ràng, việc ghi chép năm bằng Can Chi không rõ ràng và đơn giản như ghi bằng số. 

Trên thực tế, trong quá trình ghi chép thời gian dọc theo chiều dài lịch sử, Thiên Can Địa Chi còn được người Trung Hoa sử dụng để dự đoán tương lai. Theo Hoàng Đế Nội Kinh, thời cổ đại đã vận dụng Thiên Can Địa Chi để dự đoán xu hướng phát triển của bệnh dịch. 

Ví dụ, bệnh gan biểu hiện nghiêm trọng vào năm Canh Tân, bình phục vào năm Bính Đinh. Bệnh phổi nghiêm trọng vào năm Bính Đinh, có thể được chữa lành vào năm Nhâm Quý. Bệnh về tỳ tạng nghiêm trọng vào năm Giáp Ất, có thể được chữa lành vào năm Canh Tân. Bệnh về tim nghiêm trọng vào năm Nhâm Quý, có thể được chữa lành vào năm Mậu Kỷ. Bệnh về thận tạng nghiêm trọng vào năm Mậu Kỷ, có thể chữa khỏi vào năm Giáp Ất.

Vào thời nhà Đường, ngoài việc dùng để ghi chép ngày, tháng, năm, đây còn là công cụ chuyên dùng để dự đoán xu thế và kết quả sự việc, tạo ra thuật dự đoán “Tứ trụ” (Tứ trụ là môn dự đoán học dựa trên bát tự kết hợp với đại vận và lưu niên để luận đoán mức độ cát hung và họa phúc của đời người). 

Thiên Can Địa Chi có ảnh hưởng mạnh mẽ tới môn dự đoán học, được sử dụng rộng rãi để dự đoán vận mệnh của mỗi người. Trong các khoa bói toán xuất xứ từ Trung Hoa, năm, tháng, ngày, giờ của một thời điểm bất kỳ là theo âm lịch, gọi là “Tứ trụ”, mỗi trụ được chỉ định bởi một cặp Can Chi. Đến nay đây vẫn là một trong những phương pháp dự đoán vận mệnh quan trọng trong dân gian. 

Địa Chi có chức năng dự đoán và đã được người Trung Quốc vận dụng trong thời gian dài, chứng minh có tính chính xác cao. Thiên Can Địa Chi là một kiến thức tiên tiến vượt xa khoa học hiện đại của nhân loại, ẩn chứa tin tức bí mật của vũ trụ, ẩn chứa bí mật về trình tự thay đổi của khí hậu, ẩn chứa mật mã của sinh mệnh, ẩn chứa tiết tấu thần kỳ của quá trình phát triển sự vật. Nếu nó không ẩn chứa những bí mật ấy, thì sao có thể được dùng để dự đoán chính xác về tương lai? 

Chức năng thực sự của Can Chi chính là để ghi lại tình trạng biến hóa vận động của 5 loại khí trong ngũ hành bao gồm Phong, Hàn, Thấp, Táo, Hỏa; ghi lại chính xác trạng thái thịnh suy của sự vận hành các loại khí trong ngũ hành trên trời, trên đất, và đặc điểm của quy luật này. Đây mới chính là bí mật lớn nhất của Thiên Can Địa Chi. 

Trong tính chất ngũ hành của thập Thiên Can (Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý): Giáp Ất mang theo Phong khí, Bính Đinh mang theo Hỏa khí, Mậu Kỷ mang theo Thấp khí, Canh Tân mang theo Táo khí, Nhâm Quý mang theo Hàn khí. Điều này cho thấy khí của ngũ hành trên trời đang dần dần từng bước tuân theo trình tự biến đổi vận động tương sinh của ngũ hành. 

Tính chất ngũ hành của thập nhị Địa Chi (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi): Dần Mão mang Phong khí, Tỵ Ngọ mang theo Hỏa khí, Thân Dậu mang Táo khí, Hợi Tý mang theo Hàn khí, Thìn Tuất Sửu mang theo Thấp khí, vận hành theo một quy trình đặc biệt.

Ý nghĩa ban đầu của “Lục thập giáp tự” là để ghi chép lại thời gian, nhưng cũng dùng để ghi chép trạng thái khí của ngũ hành trên trời và trên đất trong thời gian đặc định.

Ví dụ, 60 năm Thiên Can Địa Chi, trong mỗi năm lại ghi chép lại tính chất khí của ngũ hành trên trời là gì, tính chất khí của ngũ hành trên đất là gì. Giống như vào năm Giáp và năm Tý, trên trời dần dần chủ yếu tăng thêm Phong khí, trên đất dần chủ yếu tăng thêm Hàn khí. Năm Hợi và năm Quý, trên trời và trên đất Hàn khí đều suy yếu.

Tương tự, mỗi tháng, mỗi ngày, mỗi giờ của Can Chi cũng là ghi chép bản chất của thời tiết và khí địa tại thời điểm đó. 

Vậy, tại sao cần ghi lại quy luật hoạt động của ngũ hành trời đất?

Nguyên nhân vì khí ngũ hành của trời đất không những ảnh hưởng đáng kể tới sự thay đổi của khí hậu và môi trường, mà còn ảnh hưởng lớn tới sự tồn tại và phát triển của tất cả các thể sinh mệnh trên trái đất. Vì vậy, chỉ có nắm chắc trạng thái vận hành khí của ngũ hành mới có thể phân tích xu hướng biến đổi khí hậu môi trường, đồng thời dự đoán tác động của môi trường lên các thể sinh mệnh, từ đó dự đoán xu hướng trong tương lai. Điều này có ý nghĩa thiết thực và vô cùng quan trọng đối với sự sinh tồn của nhân loại. 

Nếu Thiên Can Địa Chi chỉ là ghi chép khí trong ngũ hành, vì sao người cổ đại lại nhận thức và phát hiện được quy luật biến hóa khí trong ngũ hành từ cuộc sống hiện thực? Rõ ràng, điều Thiên Can Địa Chi phản ánh là hai vấn đề xảy ra ở hai địa điểm khác nhau.

Vậy yếu tố sinh hóa và quy luật Thiên Can tạo ra là gì, nhân tố sinh hóa và quy luật Địa Chi tao ra là gì? Và ai là người đã tạo ra quy luật hoạt động khí ngũ hành của Thiên Can Địa Chi? Giải khai được hai vấn đề này mới có thể nhận thức được những điều cơ bản nhất về Can Chi. 

Dù Thiên Can Địa Chi rất đơn giản, nhưng nội hàm của nó lại vô cùng sâu sắc. Hậu thế sau này đã vận dụng nó vào Kinh Dịch để biết được quá khứ và tương lai, rất nhiều nhà tiên tri trong lịch sử cũng dựa vào đó để dự đoán quy luật phát triển của xã hội. 

 

Nguồn tin: Theo Lý Tĩnh Nhu, Soundofhope Kiên Định biên dịch

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập45
  • Hôm nay10,731
  • Tháng hiện tại259,402
  • Tổng lượt truy cập35,905,747
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây