ĐHY Ranjith: Phép lạ hoà bình xảy ra nhờ chuyến Tông du Sri Lanka.

Thứ sáu - 16/01/2015 16:31

ĐHY Ranjith: Phép lạ hoà bình xảy ra nhờ chuyến Tông du Sri Lanka.

Trong chuyến bay từ Sri Lanka tới Phi Luật Tân, ĐTC Phanxicô được các phóng viên hỏi liệu Ngài có những ưu tư gì về sự an toàn cá nhân không, Ngài trả lời sự quan tâm chủ yếu là cho các tín hữu, và cho biết đã có nói chuyện với các quan chức an ninh cuả Vatican về "các biện pháp thận trọng và an toàn."
 
 



"Tôi cũng có lo lắng chứ, nhưng như các bạn đã biết tôi có một khiếm điểm lớn: là khá bất cẩn về mọi thứ, và về chuyện cá nhân thì tôi lại càng liều lĩnh hơn" và với một giọng pha trò Ngài cho biết rằng Ngài đã thường cầu xin, nếu một cái gì đó xảy ra thì "đừng có bị đau, bởi vì tôi không dũng cảm khi bị đau. Tôi rất nhút nhát."

Ngài nói tiếp, "Tôi đang ở trong tay Thiên Chúa."

Sự phú thác vào bàn tay cuả Chuá như thế đã tạo ra một phép lạ phi thường ở Sri Lanka (Tích Lan,) một cuộc đổ máu dữ dội đã tránh khỏi.



Chỉ vài ngày trước thời điểm cuộc tông du, một cuộc bầu cử căng thẳng đã diễn ra một cách thật bất ngờ, và vị tổng thống tại nhiệm đã bị đánh bại, Đức Hồng Y Malcolm Ranjith cho biết phải là một "phép lạ" khi cuộc chuyển đổi quyền hành diễn ra mà không gây đổ máu, phép lạ này xảy ra được, một phần lớn là nhờ vào chuyến viếng thăm của Đức Giáo Hoàng.

"Trước cuộc bầu cử, đã có rất nhiều áp lực lên hàng giám mục là phải cố gắng ngăn cản Đức Thánh Cha, đừng để cho Ngài đến hoặc hoãn chuyến thăm lại".

"Nhưng chúng tôi đã hành động hoàn toàn tin tưởng vào quyền năng cuả Thiên Chúa, rằng với đức tin thì mọi sự đều có thể được ... và quả là một phép lạ đã xảy ra, cuộc bầu cử được thực hiện trơn tru và sự chuyển giao quyền lực rất, rất êm suôi , " ĐHY Ranjith nói.

Nhắc lại tuần trước, Sri Lanka bầu ra một tổng thống mới, Maithripala Sirisena, trước đây là Bộ trưởng Y tế. Ông đánh bại vị Tổng thống đương nhiệm là Mahinda Rajapaksa, người lãnh đạo quốc gia gần một thập kỷ trước.

Năm năm trước đây TT Rajapaksa Đã kết thúc 30 năm chiến tranh giữa dân Sinhala và dân Tamil, cuộc nội chiến đã làm thiệt mạng khoảng 80.000 - 100.000 người.

Tuy nhiên, dù chấm dứt được cuộc chiến và trở thành vị anh hùng cuả dân tộc, ông Tổng thống không được lòng dân. Các sắc tộc và các tôn giáo thiều số không tin ông, và mức căng thẳng lên rất cao trước cuộc bầu cử.

Sự tĩnh mịch rất "đáng ngạc nhiên" trong sự chuyển đổi quyền hành của chính quyền, là do một phần lớn vào sự hiện diện của Đức Thánh Cha Phanxicô, Hồng Y Ranjith nói.

Dù cho có những áp lực đòi hỏi hủy bỏ chuyến viếng thăm, cũng như vô số các cuộc tấn công vào cá nhân, ĐHY giải thích rằng: "Chúng tôi đã tiến tới với lòng can đảm," và đã có thể "chào đón Đức Thánh Cha một cách tốt đẹp như mong muốn. "

Việc chào đón Đức Giáo Hoàng một cách rộng rãi cuả mọi thành phần trong xã hội, bất kể tôn giáo nào, đã có thể nhìn thấy trên gương mặt cuả nhiều ngàn người đứng dọc hai bên đường phố, reo hò chào đón Ngài trên suốt 23 km tuyến đường từ sân bay đến thành phố.

Hơn 70 phần trăm dân số 20,4 triệu người Sri Lanka là Phật tử, Kitô hữu nói chung chỉ có 8 phần trăm mà thôi.

Trong suốt lộ trình từ Phi Trường, chỉ có một vài chỗ nhỏ là còn trống mà thôi, điều đó "cho thấy người dân Sri Lanka đánh giá Đức Giáo Hoàng rất cao, và do đó, là một điều tuyệt vời vì Ngài đã đến," Đức Hồng Y Ranjith nói.

Đức Hồng Y Ranjith cũng bày tỏ lòng biết ơn với Đức Giáo Hoàng vì đã "hy sinh" tới thăm đất nước ngay giữa mùa nóng nực, ngay lúc mặt trời trở nên gay gắt nhất.

Những lời kêu gọi về Hoà Bình và Hoà Giải dân tộc cuả Đức Giáo Hoàng hầu như đang đem lại những hoa quả tốt cho đảo quốc này. Ngày hôm qua, để đáp mừng cuộc Tông Du, chính quyền Sri Lanka đã ân xá cho 600 tội nhân, và đồng thời ở miền Bắc đất nước nơi người Tamil thua trận, chính quyền cũng chấm dứt chế độ quân quản ở đó, chuyển đổi chức thủ hiến từ quân sự ra dân sự.
 
 
 
-------------------------
 
 
 
CƯỠNG CHẾ THÁO DỠ NHÀ THỜ TẠM ĐAK JAK
Nhà cầm quyền xã Đăk Môn cưỡng chế ngôi nhà thờ tạm
HT,VRNs15/1/2015

Nhà cầm quyền xã Đăk Môn cưỡng chế ngôi nhà thờ tạm

VRNs (14.01.2015) – Sài Gòn- Mấy ngày qua, nhà cầm quyền xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum liên tục đưa công an đến giáo xứ Đăk Jâk cưỡng chế và yêu cầu bà con giáo dân và linh mục tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm.

“Nhà nước liên tục đòi tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm và đuổi cả linh mục đi, vì họ cho rằng, đây không phải là cơ sở tôn giáo.” Cha Đaminh Trần Văn Vũ, quản xứ giáo xứ Đăk Jâk thuộc giáo phận Kontum, cho biết.



Công an đột nhập vào nhà thờ

Cha Vũ cho hay: “Khi nghe tin, ngày nào bà con giáo dân cũng tập trung rất đông trước nhà thờ trên dưới 1000 người. Bà con rất mạnh mẽ, hiệp nhất, kiên quyết giữ ngôi nhà thờ tạm, không cho chính quyền tháo gỡ, chỉ khi nào chính quyền cấp giấy phép cho xây nhà thờ thì mới thôi. Giáo dân đến đây không chỉ bảo vệ nhà thờ, linh mục, mà còn đọc kinh cầu nguyện. Giáo xứ có tổ chức Tuần Cửu Nhật cầu nguyện cho giáo xứ được bình an.”

Một giáo dân người Dân tộc nói: “Xây nhà thờ là mong mỏi của giáo dân, để chúng tôi sống Đức Tin. Giáo xứ chúng tôi đã làm đơn xin phép xây giáo xứ suốt 20 năm nay mà chính quyền không cho phép.”





Cha Vũ cho hay: “Chiều ngày 07.01, Đức Cha Micae cùng đi với 5 cha lên Sở nội vụ họp và giải quyết về việc này. Sau một thời gian trao đổi căng thẳng, chính quyền quyết tháo dỡ nhà thờ và đuổi linh mục đi. Nhưng Đức Cha luôn kêu gọi chính quyền cho linh mục được dâng lễ trong nhà thờ tạm cho giáo dân và kêu gọi chính quyền cho giáo xứ được xây nhà thờ trong khu đất của giáo xứ.”

Cha Đaminh Trần Văn Vũ quản xứ giáo xứ Đăk Jâk vào tháng 11.2011. Tuy nhiên, trong năm qua, nhà cầm quyền xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei ra quyết định trục xuất cha Vũ và thầy giúp xứ ra khỏi giáo xứ. Cha Vũ quả quyết: “Thứ nhất, để một linh mục đi hay ở lại giáo xứ thì chính quyền không đủ tư cách, vì người có quyền là Đức Giám Mục, nhưng cho đến nay Ngài chưa có thông báo gì chính thức. Thứ hai, tôi không thể can tâm giao đàn chiên của tôi cho đàn sói được, chỉ khi nào có một vị linh mục nào đó thay thế tôi thì tôi mới đi. Thứ ba, xây nhà thờ là một nhu cầu rất cần thiết và cấp bách của giáo dân để họ có thể tham dự thánh lễ một cách tôn nghiêm hơn, vì thế tôi là linh mục nên tôi phải thực thi sứ mạng là đáp ứng nhu cầu tâm linh cho giáo dân.”



Một giáo dân bày tỏ: “Khi nghe tin cha Vũ bị trục xuất thì chúng tôi rất bức xúc. Chúng tôi yêu cầu chính quyền cho chúng tôi biết rõ vì sao trục xuất cha Vũ và thầy giúp xứ. Cha Vũ rất năng động. Cha tổ chức các buổi học cho những đứa nhỏ học chữ. Trước đây, chúng tôi hay uống rượu, không đi làm nhưng nhờ cha Vũ giúp mà chúng tôi bớt uống rượu hơn và dạy chúng tôi biết cách làm ăn. Chúng tôi chưa thấy chính quyền có công việc nào tốt như cha Vũ [đang làm].”

Nhà cầm quyền luôn gây khó khăn cho giáo xứ từ tháng 05.2013 cho đến nay. Cha Vũ kể: “Giáo xứ thành lập năm 1965 nhưng chưa có nhà thờ. Cho đến nay, giáo xứ có 5059 bà con giáo dân, đa phần là bà con dân tộc thiểu số.

Vào cuối tháng 4.2013 bà con giáo dân cho mượn khoảng 1000 m2 để dựng một ngôi nhà thờ tạm với cột tròn, lập tôn, không thân vách, có lễ đài để giáo dân có thể tham dự thánh lễ và sinh hoạt [các mục vụ tôn giáo].

Sau đó, từ tháng 5.2013 cho đến bây giờ, Nhà nước liên tục đòi tháo dỡ ngôi nhà thờ tạm và đuổi linh mục đi, vì họ cho rằng, đây không phải là cơ sở tôn giáo.



Khi xảy ra sự việc, linh mục đã phản hồi bằng văn thư và gửi lên Tỉnh, nhưng họ cứ hứa hẹn hết lần này lần nọ mà không giải quyết vụ việc.”

Cha Vũ nhận xét: “Với tư cách là một công dân, mình phải tuân phục chính quyền nhưng việc làm của chính quyền không đi đến đâu, họ hứa nhưng không giữ lời, chỉ biết làm theo chỉ thị mà không lắng nghe nhu cầu và mong mỏi của người dân. Dường như họ không quan tâm đến người dân. Họ nói rằng đất nước có tự do tôn giáo nhưng luôn hạn chế tôn giáo.”

“Đối với người dân ở đây, họ không tin vào chính quyền, vì chính quyền hứa mà không làm. Chính quyền càng gây áp lực, giáo dân càng đoàn kết và niềm tin vào Thiên Chúa càng vững mạnh. Có thể cám ơn cộng sản, vì nhờ họ, mà Đức tin của bà con giáo dân ngày càng mạnh mẽ.” Cha Vũ nhấn mạnh.

Đỉnh điểm cao nhất của sự việc xảy ra khi các ban ngành của xã và huyện xuống gây áp lực cho giáo xứ vào ngày 25.07.2013.

Giáo xứ ĐăkJâk, giáo phận Kontum nằm trên xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei, tỉnh Kontum, cách Tp Kontum khoảng 85 km về hướng Tây Bắc, nằm trên quốc lộ 14, giáp huyện Khâm Đức – tỉnh Quảng Nam.

HT,VRNs

Nguồn: http://www.chuacuuthe.com/2015/01/nha-cam-quyen-xa-dak-mon-cuong-che-ngoi-nha-tho-tam/

Tác giả bài viết: Dau Vuong Quyen

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập50
  • Hôm nay10,354
  • Tháng hiện tại426,397
  • Tổng lượt truy cập32,410,120
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây