Bí ẩn dịch bệnh "điệu nhảy tử thần"

Thứ ba - 13/01/2015 19:45

Bí ẩn dịch bệnh "điệu nhảy tử thần"

Nhắc tới cụm từ đại dịch, hẳn chúng ta sẽ nghĩ tới những căn bệnh đáng sợ cướp đi sinh mạng của rất nhiều người trong lịch sử. Đó là "Cái chết đen" thời Trung Cổ, là HIV/AIDS cuối thế kỷ XX và mới đây nhất là Ebola ở châu Phi.
Tuy nhiên, có những dịch bệnh không chỉ đáng sợ mà còn vô cùng bí ẩn đến mức cho tới nay, con người vẫn chưa thể lý giải được nguyên nhân. Thảm kịch xảy ra vào tháng 7/1518 tại Strasbourg (Pháp) là một trong những câu chuyện điển hình như vậy.
 
Bắt nguồn từ điệu nhảy điên cuồng của một người phụ nữ...
 
Mùa hè tháng 7 năm 1518, người phụ nữ có tên Frau Troffea bước vào một con hẻm nhỏ ở Strasbourg (Pháp). Trước sự chứng kiến của đám đông, cô bắt đầu nhảy múa "dữ dội". 
 
Không hề có tiếng nhạc, cũng không lấy một cảm xúc trên khuôn mặt nhưng cô ấy cứ vô tư nhảy như thể có cả dàn nhạc vây quanh. Đặc biệt hơn, Troffea nhảy liên tục cả ngày lẫn đêm mà không hề tỏ ra mệt mỏi. Cho tới ngày thứ sáu, điệu nhảy đã dừng lại khi cô gái kiệt sức mà chết.
 
Bí ẩn dịch bệnh 'điệu nhảy tử thần' khiến tất cả giới khoa học bó tay 1
 
Ban đầu, mọi người nghĩ rằng cô có vấn đề về thần kinh hay do bị quỷ ám nên mới có những hành động bất thường như vậy. Nhưng sau khi Troffea nhảy múa, một người khác bắt đầu nhảy theo, rồi thêm một người nữa. Một tuần sau, người ta đếm được 34 người đã bắt chước hành động giống hệt như Troffea tại khắp các con đường của thành phố. 
 
Bí ẩn dịch bệnh 'điệu nhảy tử thần' khiến tất cả giới khoa học bó tay 2
Đường phố Strasbourg - nơi "điệu nhảy tử thần" tàn phá thành phố này.
 
Sự việc càng ngày càng trở nên kì lạ khi chỉ sau một thời gian ngắn, khoảng 400 người dân ở Strasbourg tham gia vào điệu nhảy này. Và giống như những trường hợp trước, họ nhảy múa điên cuồng cho tới chết. Theo các ghi chép của cơ quan y tế thời đó, các nạn nhân tử vong do đau tim và kiệt sức.
 
Bí ẩn dịch bệnh 'điệu nhảy tử thần' khiến tất cả giới khoa học bó tay 3
 
Những cư dân thời đó cho rằng, họ hoàn toàn có thể chữa được căn bệnh lạ có tên gọi "dịch bệnh nhảy múa" trên bằng cách lấy độc trị độc. Vì vậy, họ dựng các sân khấu bằng gỗ và mời nhạc công đến để giúp các nạn nhân nhảy múa. 
 
Kết quả là, họ không những không dập tắt được "dịch bệnh", mà ngược lại còn khiến hàng chục người nhảy múa không ngừng và tạm biệt cuộc sống vì nhồi máu cơ tim.
 
... tới những giả thuyết bí ẩn đằng sau đó
 
Thoạt nghe, thảm kịch trên có vẻ giống những câu chuyện dân gian dể dọa trẻ em. Bởi trên lý thuyết, Frau Troffea và những người nhảy múa điên cường đúng ra đã chết vì mất nước sau khi liên tục vận động như vậy. Theo các bác sĩ, họ chỉ sống tối đa được tối đa là ba ngày. 
 
Thế nhưng các tài liệu cổ lại khẳng định họ vẫn tiếp tục nhảy múa trong nhiều ngày liền mà không hề ăn uống. Ngay cả những vận động viên điền kinh, vận động viên marathon giỏi nhất hiện nay có lẽ cũng không thể làm được điều đó.
 
Bí ẩn dịch bệnh 'điệu nhảy tử thần' khiến tất cả giới khoa học bó tay 4
 
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng đã đặt ra rất nhiều giả thuyết nhằm giải đáp nghi vấn về dịch bệnh kì lạ trên. Phần đông mọi người đều cho rằng, rất có thể Troffea và các nạn nhân đều đã mắc một chứng bệnh thần kinh vì stress nặng và gây ảnh hưởng tới cả cộng đồng. 
 
Tuy nhiên, nguyên nhân của chứng bệnh này được lý giải với nhiều căn cứ khác nhau.
 
Bí ẩn dịch bệnh 'điệu nhảy tử thần' khiến tất cả giới khoa học bó tay 5
 
Giả thuyết đầu tiên cho rằng sở dĩ Troffea và những người khác mắc chứng nhảy múa điên loạn tới chết là bởi quá đói nghèo. Vào thời điểm xảy ra câu chuyện, Strasbourg đang chật vật trong nạn đói khủng khiếp. 
 
Do đó, nhiều người có thể đã bị stress quá nặng và mắc bệnh. Tuy nhiên, lập luận này cũng có nhiều điểm sai sót, bởi mô tả từ các tài liệu cổ đều khẳng định, nạn nhân rất khỏe mạnh chứ không hề có biểu hiện co giật, vận động yếu ớt như bị đói.
 
Bí ẩn dịch bệnh 'điệu nhảy tử thần' khiến tất cả giới khoa học bó tay 6
 
Giả thuyết thứ hai lại hướng tới khả năng các nạn nhân đã bị trúng độc. Cụ thể, Troffea và những người khác đã ăn phải lúa mạch đen bị mọc nấm cựa gà. 
 
Khi ăn lúa mạch đen bị mốc sẽ khiến cơ thể co giật như nhảy múa. Song nếu đây là sự thật thì lẽ ra các nạn nhân đã qua đời ngay lập tức bởi nấm cựa gà cực độc, có thể gây chết người khi ăn. 
 
Bí ẩn dịch bệnh 'điệu nhảy tử thần' khiến tất cả giới khoa học bó tay 7
 
Giả thuyết thứ ba do giáo sư John Waller Đại học bang Michigan đưa ra. Ông cho rằng căn bệnh rối loạn tâm lý quần chúng này bắt nguồn tự sự mê tín dị đoan. 
 
Nạn nhân của chúng phần lớn đều là những người đang chết đói, họ chẳng còn gì, không biết nương tựa vào đâu ngoài tín ngưỡng, sự sợ hãi tràn ngập trong tâm trí họ. Vì vậy, có thể họ đã nhảy múa với mong muốn được Đấng Tối cao giúp đỡ cho tới khi qua đời.
 
* Cho tới nay, tranh luận về câu chuyện này vẫn còn chưa ngã ngũ. Và dịch bệnh "Điệu nhảy tử thần" vẫn còn nằm lại trong kho tàng những bí ẩn chưa lời giải đáp của nhân loại.
 
 

Tác giả bài viết: Thanh Nguyen

Nguồn tin: Nguồn: Wikipedia, Historic Mysteries

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập177
  • Hôm nay11,753
  • Tháng hiện tại274,915
  • Tổng lượt truy cập35,921,260
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây