Đừng tự cho mình là người ‘quá quan trọng’

Thứ năm - 20/07/2017 05:55

Đừng tự cho mình là người ‘quá quan trọng’

Sống trên đời, đừng cho mình là “quá quan trọng” bởi vì trên thế giới này, ai cũng đều rất quan trọng. Nhưng, cho dù có thiếu đi một ai thì Trái Đất này cũng vẫn cứ chuyển động như cũ.

 

(Hình Tổng thống Mỹ – BenFranklin. Ảnh: Qua Beimeilife)

 

Lúc cần cúi xuống thì nên cúi

Benjamin Franklin được xưng là “cha đẻ của nước Mỹ”. Có một câu chuyện kể về ông như thế này:

Một lần, Benjamin Franklin đến thăm một vị lão tiền bối “đức cao vọng trọng”. Lúc ấy ông tuổi trẻ lại khí thế mạnh mẽ nên đã ngẩng cao đầu mà sải bước đi rất nhanh.

Không ngờ vừa bước đến cửa thì đầu của ông bị đập mạnh vào cái khung bên trên. Đau điếng cả người, ông không ngừng dùng tay mà xoa xoa bóp bóp, lại vừa nhìn cái khung cửa thấp hơn thân thể mình.


Vị tiền bối ra chào đón Franklin chứng kiến cảnh này liền nói: “Rất đau phải không? Nhưng mà đây có lẽ là thu hoạch lớn nhất của chuyến thăm ta ngày hôm nay của cậu đấy! Một người muốn sống bình an vô sự trên đời thì lúc nào cũng phải ghi nhớ rằng: “Lúc nên cúi đầu thì phải cúi đầu!” Đây cũng là một chuyện mà ta muốn dạy cậu”. 

 

Đừng tự quá coi trọng mình

George Bernard Shaw là nhà soạn kịch người Anh gốc Ireland, đạt giải Nobel Văn học năm 1925. Trong cuộc đời ông có một câu chuyện như thế này:


Một ngày nọ khi George Bernard Shaw nhàn rỗi, không có việc gì để làm, ông đã chơi đùa cùng một bé gái nhỏ tuổi, chưa có nhiều nhận thức. Lúc mặt trời đã lặn, George nói với bé gái: “Cháu hãy về nhà và nói với mẹ cháu rằng, con và ông George đã chơi cùng nhau một buổi chiều!” 

 


Không ngờ, bé gái lập tức hỏi ngược lại George một câu: “Ông cũng về nhà và bảo với mẹ ông là Mary đã chơi đùa cùng ông một buổi chiều nhé!” 


Về sau này, nhà soạn kịch George Bernard Shaw thường nói với người khác rằng: “Nhất định không được tự quá xem trọng mình!” 

 

Tô Đông Pha chịu thua cô thôn nữ

Tô Đông Pha là nhà văn, nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời Tống. Lúc còn trẻ, Tô Đông Pha là một người rất kiêu căng ngạo mạn. Một hôm, ông đang đi trên con đường nhỏ ở cánh đồng thì gặp một cô gái đi ngược chiều.

Cô gái đang gánh một gánh bùn nhưng Tô Đông Pha cũng nhất định không nhường đường. Hai người không ai chịu nhường đường cho ai. Cuối cùng cô gái đưa ra một điều kiện rằng, cô sẽ đưa ra một câu, nếu Tô Đông Pha đối được thì cô sẽ nhường đường. Tô Đông Pha cao hứng đồng ý.


Cô gái đưa ra câu: “Nhất đam trọng nê đáng tử lộ” (Tạm dịch: Một gánh bùn nặng ngăn cản đường) 


Tô Đông Pha nghe xong, nhưng nhất thời không đối lại được, khiến cho những người nông dân đang cấy lúa dưới ruộng cười lớn. Dưới tình thế cấp bách, Tô Đông Pha cũng đưa ra vế đối: “Lưỡng bàng phu tử tiếu nhan hồi” (Tạm dịch: Hai bên phu tử cười đáp trả) 

Cuối cùng, Tô Đông Pha cởi giày, cởi tất, lội xuống ruộng nhường đường cho cô gái.

 

Tự cho mình là quá quan trọng, có thể sẽ phải nhận lấy sự thất vọng

Anh Nhược Thành là một diễn viên nổi tiếng. Ông sinh ra trong một gia đình đông người. Mỗi lần ăn cơm, đều là hơn 10 người ngồi ăn xung quanh một chiếc bàn lớn. Thời còn là một cậu thanh niên, có một hôm, ông đột nhiên nảy ra suy nghĩ muốn đùa mọi người một chút.

Trước khi ăn cơm, ông chui vào trong một cái tủ và trốn ở đó để cho mọi người phải đi khắp nơi tìm kiếm mình.

Nhưng thật không ngờ là không có một ai đi tìm ông cả, thậm chí họ còn không để ý tới sự vắng mặt của ông trong bàn ăn. Sau khi mọi người đã ăn no và rời khỏi bàn, ông mới chui từ trong tủ ra và một mình ăn những thức ăn thừa còn lại.


Từ lần đó trở đi, ông tự nhủ với lòng mình: “Sẽ không bao giờ cho mình là người quá quan trọng nữa, bởi vì như thế có thể sẽ phải nhận lấy sự thất vọng.” 

(Hình minh họa: Qua Kknews.cc)

 

Trên thực tế, sự sang quý hay hèn hạ, trọng hay khinh của một người không phải được quyết định ở tiêu chuẩn mà người ấy tự đặt ra. Bình tĩnh, khiêm tốn, không khoa trương cho mình là quan trọng thì mới đáng được xem trọng nhất.

Không tự cho mình là người quá quan trọng kỳ thực là một loại tu dưỡng, một loại phong độ, một loại cảnh giới cao thượng, một thái độ xử thế lạc quan, một loại trưởng thành về tâm tính và là một loại tâm “xem nhẹ danh lợi”.

Người mà có thể dùng loại tâm thái “không quá xem trọng mình” để đối đãi với người khác sẽ khiến bản thân mạnh mẽ hơn, phong độ hơn. Người có thể dùng loại tâm này để làm việc sẽ khiến cho cuộc sống trở nên dễ dàng hơn, kiên định hơn. Nếu như trong xã hội, ai ai cũng dùng loại tâm này để xử thế thì sẽ khiến cho xã hội hài hòa hơn.

 

Một người có thể có tự tin, nhưng nhất định đừng tự cao, tự đại. 
Một người có thể phóng đãng một chút, nhưng nhất định đừng kiêu căng, ngạo mạn. 
Một người có thể sống rất thọ nhưng cũng không thể trường sinh bất tử. 
Một người có thể ngăn được cơn sóng dữ, nhưng nhất định không thể tái tạo được Trời Đất! 


 


Tác giả bài viết: An Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập37
  • Hôm nay14,055
  • Tháng hiện tại334,544
  • Tổng lượt truy cập35,980,889
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây