Mạn Đàm Về Văn Hóa Trung Hoa: Đạo và [Kỹ] Thuật

Thứ sáu - 10/07/2015 19:31

Mạn Đàm Về Văn Hóa Trung Hoa: Đạo và [Kỹ] Thuật

Một người bạn của tôi nói rằng tôi là một người cố chấp bảo thủ bởi tôi đặt trọng tâm cuộc sống của mình vào văn hóa cổ truyền Trung Quốc. Tôi không phủ nhận điều đó. Nhưng nó không có nghĩa là tôi không thể hiểu và thưởng thức các nền văn hóa khác. Mỗi một nền văn hóa có điểm tốt và giá trị riêng của mình. Nhưng sự sùng bái của tôi đối với văn hóa Trung Quốc thật sự là do nội hàm bác đại tinh thâm, hàm nghĩa sâu sắc phong phú của nó

. Nói theo truyền thống, văn hóa Trung Quốc nhấn mạnh vào phần hồn mà không coi trọng bề ngoài. Cổ nhân và hiền triết trong quá khứ khi lý giải sự việc, đều đạt đến trình độ hiểu biết triệt để, thấu đáo. Họ thật sự có thể nắm chắc căn bản của [sự vật].

Xuyên suốt lịch sử văn hóa truyền thống Trung Quốc chính là một chữ “Đạo”. Toàn bộ các tầng diện văn hóa đều được phát triển, diễn dịch xung quanh chữ “đạo” này. Trên là việc trị quốc an dân, dưới là cưới hỏi, ma chay, phong tục tập quán, đều thể hiện sự tôn trọng của con người đối với “Đạo”. Ví dụ, có câu nói “Phụ đạo nhân gia” (Đạo của người phụ nữ là làm người của gia đình), tuy chỉ là một cách nói, nhưng rõ ràng thể hiện tư tưởng “đạo” – làm nữ nhân cũng có nữ nhân “đạo”. Tại cốt lõi của văn hóa Trung Quốc, Khổng giáo, Phật giáo và Đạo giáo đều biểu thị khái niệm về “Đạo”. Đạo Đức Kinh của Lão Tử, một tuyệt tác văn thư đã bàn đi bàn lại về khái niệm “Đạo”. Khổng Tử cũng như vậy, tỏ rõ minh bạch ý chí và phẩm hạnh của mình: “chí vu đạo , cư vu đức , y vu nhân , du vu nghệ (Trí ta ở Trong Đạo, có gốc từ Đức, dựa vào lòng nhân, vận động theo khả năng)”. Hiển nhiên thay, Đạo là cốt lõi của sự tu dưỡng trong Khổng giáo. Pháp trong Phật giáo cũng tương tự như Đạo. Thêm vào đó, những cao tăng gọi đó là “đắc Đạo” hay “các cao tăng đắc Đạo”. Người xưa tin rằng Đạo khống chế sinh hóa vận hành của hết thảy vạn vật. Vì vậy, con người muốn làm được việc, nhất định phải tuân theo Đạo trời.

 

Văn hóa truyền thống Trung Quốc cũng bao hàm khái niệm “thuật”, điều được xem là có liên quan đến những thứ như là “giả kim thuật”, “toán học” và “công nghệ”. Nó thật sự giống như “khoa học tự nhiên” trong thế giới hiện đại. Ở Trung Quốc cổ đại, khoa học và công nghệ rất tiên tiến. Trung Quốc từng rất tiên tiến và đi trước thời đại. Tứ đại phát minh là các ví dụ điển hình và chắn chắc là còn có nhiều hơn thế. Trung Quốc từng có kiến thức chuyên môn rộng lớn trong các ngành y dược, nông học, thiên văn học, xây dựng và thủ công nghiệp, bao gồm làm gốm, dệt, in, sản xuất đồ thủ công và chế biến thực phẩm, cùng với văn học, nghệ thuật, giáo dục, lý luận chính trị và cả chiến lược quân sự. Từ hàng ngàn năm trước, Trung Quốc đã có những trình bày sâu sắc về thuyết quân sự và thuyết bày trận. Cuốn “Binh Pháp Tôn Tử”, đã giải thích khá toàn diện về kỹ thuật quân sự. Nó vẫn còn được nhắc đến ngày nay, hàng ngàn năm sau khi được viết ra. Như chúng ta biết, trong thời Tam Quốc, Khổng Minh sử dụng trận đồ (Bát quái trận đồ) trong các trận chiến, cho thấy chiến trận đã rất có hệ thống vào thời bấy giờ. Tuy nhiên, sự phát triển của “thuật” không phải là điều thật sự xuất sắc. Điều xuất sắc thật sự là trí tuệ của văn hóa Trung Quốc không chỉ thể hiện ở việc một điều gì đó tồn tại, mà còn vì sao nó tồn tại. Trên thực tế nó “nhấn mạnh vào Đạo hơn là thuật”. Văn hóa chính thống Trung Quốc luôn coi nhẹ “thuật” nhưng kính trọng  Đạo và những người có đức. Kỹ năng và kỹ thuật thường bị xem thường là “tiểu năng tiểu thuật”. Lão Tử khuyên mọi người “loại bỏ kỹ năng và từ bỏ lợi ích”. Kỳ thi tuyển chọn nhân tài của nhà vua chỉ kiểm tra thơ văn và lý thuyết chính trị. Điều mà họ cần là những người có hiểu biết thông suốt về Nho học, có kiến thức rộng về văn chương cổ, lẫn hiện đại và có phẩm chất đạo đức xuất sắc. Ví dụ, những nhà phát minh sáng tạo ra tứ đại phát minh không phải là những người nổi tiếng hay những quan chức quan trọng. Mặt khác, nhiều người nổi tiếng trong thế giới hiện đại lại nổi danh về tài nghệ trong lĩnh vực của mình, như là minh tinh điện ảnh và vận động viên. Tôi không nói rằng sự phát triển “thuật” nên bị bỏ mặc hoàn toàn. Điều tôi muốn nói là chúng được xem nhẹ hơn trong trường phái Đạo.

 

Tại sao [kỹ] thuật lại bị xem nhẹ? “Vật có trước có sau. Việc có thủy có chung. Biết được nhân quả, tức là gần với Đạo ” (sách Đại Học), một câu nói này đã tiết lộ huyền cơ. Nói một các khác, muốn hiểu rõ Đạo phải nhận thức được rõ cái gì là căn bản của sự vật, cái gì là khởi nguyên của sự vật; cái gì là nguyên nhân, cái nguyên nhân đưa đến kết quả. Đạo là “không gì không bao hàm, không gì bị bỏ sót” (Chuyển Pháp Luân). Nó là quy luật căn bản , so sánh với những thứ như “kỹ thuật” vốn bị giới hạn thì chỉ là những quy luật vật lý thiển cận. Nói một cách khắt khe, “kỹ thuật” cũng là biểu hiện của “Đạo” ở một lĩnh vực cụ thể và là một phần nhỏ của “Đạo”. Tuy nhiên, chúng chỉ tương ứng với các quy luật mà chúng ta nói đến trong cuộc sống hàng ngày. Vì thế, Đạo là căn bản còn kỹ năng là tiểu tiết. Đạo là linh hồn còn kỹ năng là thể xác. Hiểu điểm này, sẽ thấy nếu muốn từ căn bản giải quyết được đủ loại vấn đề của nhân loại, thì nhất định phải bắt đầu từ tầng diện đạo đức. Nếu không thì chỉ như dùng thuốc để giảm đau tạm thời, như chỉ bỏ được cái ngọn mà không biết được gốc rễ của vấn đề. Đạo lý này vô cùng trọng yếu. Cổ nhân Trung quốc đối với điều này có lý giải rât sâu sắc, có thể nói là tinh túy văn hóa của Trung Hoa.  

Đối với nhận thức về nhân thể, sinh mạng và vũ trụ, trí tuệ của Trung Quốc cổ đại, đã đạt đến trình độ phi thường thâm thúy, chẳng những nắm vững lý luận, hơn nữa còn có thể tùy ý vận dụng linh hoạt. Ví dụ, người Trung Quốc hay nói, “tam tài” – thiên, địa, nhân, chính là khái quát các yếu tố căn bản làm nên sự nghiệp ở nhân gian. Nắm chắc ba yếu tố này, thì coi như nắm chắc phần thắng, mọi chuyện có thể thành công. Lấy Binh Pháp Tôn Tử làm ví dụ. Tôn Tử nói “Binh giả, là đại sự của quốc gia, là nguyên nhân của sinh tử, là đạo của tồn vong, không thể không biết. Thường cố hiểu 5 điều, dùng chiến lược suy xét, áp dụng cho từng tình huống. 5 điều gồm có: một là Đạo, hai là Thiên, ba là Địa, bốn là Tướng, năm là [binh] Pháp”. Từ đó có thể thấy, Đạo là vị trí thứ nhất, kỹ pháp bị xếp hạng phía sau. Mà “Thiên, Địa, Nhân” cũng được cân nhắc theo thứ tự. Mặc dù người hiện đại cũng nghiên cứu Binh Pháp Tôn Tử, nhưng chỉ biết học các mưu kế và kỹ thật chiến lược. Họ bỏ qua Đạo, thứ trên thực tế là điều căn bản nhất và tinh hoa thâm thúy của cuốn sách. Xã hội hiện tại chỉ cố gắng giải quyết vấn đề trên bề mặt mà không động chạm đến mâu thuẫn chính.

 

Ngày nay, con người đã xa rời Đạo. Nhiều người mê đắm vào những kỹ năng sơ cấp, vốn chỉ là tiểu thuật. Kẻ điều hành đất nước không nỗ lực quản lý đạo đức của nhân dân. Trái lại, họ cứ nói về những tiểu tiết như “Kinh tế là trên hết” và “Sự ổn định đặt lên trên mọi thứ” và những thứ tương tự. Làm thế nào mà một quốc gia có thể thịnh vượng và ổn định khi mọi người đều mong muốn thành công nhanh chóng và lợi ích tức thời, với những quan chức tham nhũng đến tận gốc, không có công lý, nhân tính và niềm tin? “Người quân tử chăm chú vào việc gốc, gốc vững thì đạo đức sinh”. Khoa học và kỹ thuật hiện đại không bao giờ có thể giải quyết các vấn đề cơ bản của con người. Trên thế giới người nào muốn hạnh phúc thì phải tu đức!
 

 

 

Tác giả bài viết: Thanh Nuyên

Nguồn tin: Theo Pureinsight

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập18
  • Hôm nay15,702
  • Tháng hiện tại336,191
  • Tổng lượt truy cập35,982,536
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây