"nhìn mặt mà bắt hình dong"

Chủ nhật - 12/07/2015 01:34

"nhìn mặt mà bắt hình dong"

Liệu rằng việc sở hữu khuôn mặt ưa nhìn sẽ giúp bạn dễ dàng thăng tiến hơn trong tương lai?

 

"Nhìn mặt mà bắt hình dong" là câu nói không quá xa lạ với chúng ta. 

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, sắc độ khuôn mặt có thể bộc lộ nhiều điểm về tính cách, sức khỏe và trí thông minh của bạn. 

Tuy nhiên, việc "xem tướng" mặt này cũng gây không ít phiền toái và thiệt thòi cho một số người trong chúng ta. Thiệt thòi đó là gì, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.

Hãy tưởng tượng bạn lớn lên với một người anh/chị em sinh đôi nhưng không giống nhau về ngoại hình. Nghĩa là hai người lớn lên trong cùng một môi trường, được giáo dục như nhau, cùng chung sở thích, và có chỉ số IQ tương đương.
 
Có thể nói, hai người là bản sao của nhau, duy chỉ có một sự khác biệt nhỏ - chính là khuôn mặt của hai bạn. Chẳng hạn một trong hai bạn có đôi mắt to hơn, trong khi người còn lại có xương gò má hơi nhô cao.
 

 
Năm tháng trôi qua, bạn tưởng tượng cuộc sống của hai người sẽ thế nào? Hai người sẽ bước đi trên cùng một con đường, có cùng một số phận, hay là sự khác biệt nhỏ về ngoại hình sẽ "bẻ tương lai" của hai người về hai hướng hoàn toàn trái ngược nhau?
 
Đáng buồn thay, câu trả lời nằm ở vế sau. Chỉ trong vòng một tích tắc nhìn thấy bạn, những người khác sẽ quyết định xem bạn có đủ năng lực và đáng tin cậy; cho dù bạn là ông chủ hay nhân viên. 
 
Và cách mà những định kiến của xã hội về ngoại hình có thể dẫn đến những sự kiện quan trọng trong cuộc đời của bạn, xác định tất cả mọi thứ từ tình bạn đến số dư ngân hàng.
 
 
Nhà nghiên cứu Christopher Olivola tại Đại học Carnegie Mellon cho biết: “Chúng ta luôn nghĩ rằng mình đưa ra quyết định đúng mà không biết chính mình đang bị ảnh hưởng bởi ngoại hình của người đối diện”.
 
Bắt đầu từ đầu thập niên 1990, nhà kinh tế Daniel Hamermesh đã phát hiện ra rằng những người có vẻ ngoại hình hấp dẫn có thể kiếm được nhiều hơn 10-12% thu nhập - ngay cả khi họ là cầu thủ bóng đá, luật sư hay nhà kinh tế.
 
Theo Daniel Hamermesh, "Trên thực tế, sự "nhìn mặt bắt hình dong" này tồn tại cả ở những nghề bất chính - nếu một tên trộm có vẻ ngoài dữ dằn, hắn không cần sử dụng đến bạo lực để cướp được tiền".
 
 
10 năm trước, nhà nghiên cứu Alexander Todorov tại Đại học Princeton đã thực hiện một thí nghiệm. Ông yêu cầu người tham gia nhìn vào hình ảnh của các chính trị gia Mỹ hiện đang có mặt trong Quốc hội và Thượng viện trong 1 giây và đánh giá người nào có quyền hơn. 
 
Ngay cả khi ông không thêm vào những yếu tố khác như tuổi tác và sức hấp dẫn, người tham gia vẫn đoán đúng đến 70% người thuộc vị trí quyền lực hơn.
 
 
Trên thực tế, một ánh nhìn quyền lực sẽ giúp một người có nhiều hơn khả năng thắng ghế CEO. Cũng tương tự, một khuôn mặt ngây thơ có khả năng giúp thủ phạm trắng án. Và làm cách nào con người ta phân loại được một khuôn mặt quyền lực, ngây thơ, đáng tin cậy hay trung thực. Thực ra nó phụ thuộc nhiều và biểu hiện trên khuôn mặt, ví dụ như một nụ cười rộng hay một cái cau mày nhăn nhó. 
 
Các nhà khoa học đã sử dụng biểu thức trung lập và dựng trên máy tính một phác đồ những kiểu khuôn mặt thường được nhận dạng.
 

 
Todorov đã chỉ ra rằng, đôi mắt chúng ta chỉ mất 40 phần nghìn giây để tạo một ấn tượng nhanh chóng về nhân cách của ai đó. Hơn nữa, nó dường như là một thói quen bẩm sinh: ngay cả những đứa trẻ 3 - 4 tuổi cũng có xu hướng gần gũi những người chúng cho là đáng mến chỉ qua ngoại hình.
 
Bên cạnh đó, khuôn mặt có thể biểu hiện một số dấu hiệu về sức khỏe của con người - chỉ số hormone, hoạt động của hệ thống miễn dịch của người đó, tuy nhiên nó không thể hiện đầu óc cũng như tính cách thực sự của một người.
 

 
Việc bị “dắt mũi” bởi những ấn tượng đầu về ngoại hình là vô cùng dễ gặp và dễ hiểu, nhất là ngày nay, khi những hồ sơ lý lịch được gửi và kiểm tra trực tiếp qua mail. 
 
Ngay từ khi nhìn ảnh của các ứng viên, nhà tuyển dụng đã bị ấn tượng đó chi phối bằng cách phỏng đoán phong thái và tính cách của người ứng tuyển qua bức ảnh. Điều này sẽ dẫn đến những thiên vị không đáng có về sau.
 

 
Hamermesh đã lập luận rằng, chúng ta đều đã, đang và sẽ luôn là nạn nhân của thói quen “nhìn mặt mà bắt hình dong”. Chừng nào chúng ta còn đánh giá người khác qua vẻ bề ngoài của họ, chúng ta sẽ không bao giờ ý thức được mình đã phải chịu những nhận xét thế nào từ phía sau lưng. Và đó là một vòng tuần hoàn vô cùng "xấu xí".
 
* Bài viết thể hiện quan điểm của nhà kinh tế Daniel Hamermesh đăng trên tạp chí BBC.
 
   

Tác giả bài viết: Thanh Nuyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập69
  • Hôm nay6,320
  • Tháng hiện tại347,307
  • Tổng lượt truy cập36,401,862
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây