Nghiêm khắc với chính mình, để cuộc đời trở nên “cao cấp”

Thứ tư - 29/03/2017 06:08

Nghiêm khắc với chính mình, để cuộc đời trở nên “cao cấp”

Con người, ai cũng muốn bản thân mình sống được thoải mái, thảnh thơi, không muốn bị bó buộc vào bất cứ khuôn mẫu nào. Chính cái tính ‘lười’ này khiến người ta dễ dãi với bản thân, phóng túng chính mình, cũng là nguyên nhân khiến con người ngày càng tuột dốc.
nghiêm khắc, cuộc đời, cao cấp, Bài chọn lọc,
Tự nghiêm khắc với mình, nó có thể là một điều nhàm chán, nhưng nó không bao giờ là vô ích. (Ảnh: Pap.pl)
Mỗi dịp năm mới, rất nhiều người lại hăng hái lập ra một đống những kế hoạch lớn, nào là năm nay sẽ giảm được 5kg; trở thành công ty tiêu thụ hàng đầu; học được môn bơi lội; tạo dựng thương hiệu riêng; kiếm tiền đi du lịch; ở nhà cùng con cái… Mỗi kế hoạch đều rất chu đáo và tràn đầy hy vọng.
Thế nhưng, kế hoạch lập ra mỗi năm lại thường bị bỏ qua vì nhiều lý do khác nhau. Mỗi năm, bảng kế hoạch đề ra lại là những điều mà năm cũ chưa từng thực hiện.
Ví như, năm 2014, một loạt những kế hoạch được đề ra; năm 2015 lại tiếp tục là kế hoạch của năm trước; năm 2016 tự nói với mình rằng nhất định phải thực hiện; năm 2017, lại tiếp tục là những điều này, vòng vo qua lại, rồi cuối cùng lại trở thành kế hoạch cho năm mới.
Khi những điều này lặp lại nhiều lần, bạn có bao giờ cảm thấy chán ghét chính mình? Chán ghét bản thân vẫn mãi quanh quẩn ngoài rìa của ước mơ; chán ghét mình đã lãng phí quá nhiều thời gian; chán ghét mình chẳng bao giờ hoàn thành nhiệm vụ theo đúng kế hoạch.
Nếu không cố gắng, bạn dù có đang chơi đùa vui vẻ cũng không thể thỏa thích
Tối hôm qua, khi tôi cùng mấy người bạn tụ họp ăn uống, có người bạn hỏi rằng năm nay có muốn cùng anh ấy đi học bơi. Tôi đột nhiên nghĩ lại, chuyện tập bơi này, năm 2014 chúng tôi đã từng rất phấn khích, hẹn nhau tập bơi, đi nghỉ phép tại bãi biển.
Từ đó đến nay, dù nghỉ phép cũng ít đi biển, học bơi lội thì cũng chẳng đi đến đâu. Người bạn trong chuyến đi đến đảo Bali, khi thấy những người khác xuống biển du lịch thì vô cùng hâm mộ. Tôi nói rằng: “Bạn không cố gắng, thì chơi đùa cũng không thấy thoải mái”.
Nếu như không thể kiểm soát được bản thân mình, thì hết thảy ước mơ sẽ vĩnh viễn không bao giờ thành hiện thực. Thời gian vài năm trôi qua trong thoáng chốc, rất nhiều sự tình muốn làm lại chần chừ kéo dài mãi, đến cuối cùng, mọi thứ lại trở về vạch xuất phát.
Đối diện với sự tình này, bạn vui vẻ được sao? Đương nhiên không thể. Nhưng mà, điều gì khiến cho bao nhiêu dự tính đều không thể trở thành hiện thực? Suy nghĩ kỹ một chút, khác biệt đơn giản nằm ở chữ “tự kỷ luật mình”.
Ở đây xin kể một chuyện. Tiểu thuyết gia Haruki Murakami, trong khi sáng tác ông đều đặt ra yêu cầu rất nghiêm khắc cho mình. Mỗi sáng ông dậy từ rất sớm, làm việc liên tục 5 – 6 giờ và duy trì nó như một thói quen không bao giờ thay đổi.
nghiêm khắc, cuộc đời, cao cấp, Bài chọn lọc,
Haruki Murakami – Thiền sư trong thế giới văn chương. (Ảnh: Kênh 14)
Trong một cuộc phỏng vấn trên tờ Paris Review mùa hè năm 2004, ông viết: “Khi đang viết dở một cuốn tiểu thuyết, tôi thức dậy lúc 4 giờ sáng và làm việc liên tục từ 5 – 6 giờ. Buổi chiều, tôi chạy bộ khoảng 10 km, bơi 1.500m. Sau đó tôi đọc một chút và nghe nhạc. Tôi đi ngủ vào lúc 21 giờ.
Tôi giữ thói quen này mỗi ngày mà không cần thay đổi. Sự lặp lại của nó là một điều vô cùng quan trọng, như một thuật thôi miên. Tôi thôi miên bản thân mình để đạt được một trạng thái sâu sắc hơn về tâm trí.
Tuy nhiên, để lặp đi lặp lại thói quen này trong thời gian 6 tháng đến 1 năm, đòi hỏi một sức khỏe thể chất và tinh thần rất tốt. Và như vậy, viết một cuốn tiểu thuyết dài giống như một bài luyện tập sống, sức mạnh thể chất cũng cần thiết như sự nhạy cảm về nghệ thuật”.
Dậy sớm và đi ngủ trước 10 giờ tối, không ăn khuya, thường xuyên đi dạo và đặt ra kỷ luật viết lách nghiêm túc, Murakami đã có được thành công nhờ tài năng và cả sự khổ luyện.
Tự nghiêm khắc với mình, nó có thể là một điều nhàm chán, nhưng nó không bao giờ là vô ích. Tự kỷ luật mình, có thể mang đến cho bạn một cuộc đời “cao cấp”.
 

Cổ nhân dạy: “Thuận đạo Trời thì hưng, nghịch đạo Trời thì vong”, vậy Trời là ai?

Trong văn hóa truyền thống, “Thiên” là danh xưng tối cao vô thượng, “Thiên” trong tâm tưởng của con người là sự kính ngưỡng, sự gần gũi mà gọi bằng hai chữ “ông Trời”.

Đế vương của các triều đại trong lịch sử thường phải cử hành nghi lễ tế Trời. Mỗi khi gặp thiên tai nhân họa, các vị Hoàng đế thường cho rằng chính vì bản thân mình làm việc thất đức mà gây ra, phải thành khẩn hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, thành kính hướng về Trời mà cầu nguyện.
Có những lúc, để biểu đạt lòng thành tín và ý chí quyết tâm của mình, người xưa cũng hướng về phía Trời mà lập lời thề nguyền thệ ước.

Vậy “Thiên” là ai?

“Thiên” trong văn hóa truyền thống không chỉ đơn thuần là khoảng không vũ trụ đối xứng với mặt đất, nơi con người sinh tồn. Trên thực tế, trong văn hóa truyền thống đem hết thảy những gì ở bên ngoài con người đều quy về là “Thiên”. Những thứ vượt trên “nhân trí” – trí tuệ của con người, “nhân công” – sự khéo léo của con người, “nhân lực” – sức người được gọi là “thiên nhiên”, “thiên công”, “thiên thành”. Người hiện đại gọi là tự nhiên.
“Thiên nhiên khứ điêu sức”, ý nói những điều tự nhiên nhất.
“Xảo đoạt thiên công”, ý nói những công việc cực kỳ khéo léo tinh xảo đến mức độ tuyệt hảo sánh với Trời.
“Hồn nhiên thiên thành”,  ý nói trời sinh hoàn mỹ, khí chất tự nhiên như Trời.
Đây là những điều thuộc về tự nhiên.
Hết thảy tạo hóa của vũ trụ đều thuộc về thiên nhiên, thiên công và thiên thành. Thiên nhiên là sự phù hợp, vừa vặn nhất. Thiên công là sự khéo léo, xảo diệu nhất. Thiên thành là sự trọn vẹn, hoàn chỉnh nhất.
Uy lực của Trời là vô cùng vô tận. Tạo hóa của Trời là huyền diệu khó lường, không gì có thể sánh bằng, cũng không gì có thể chống lại được. Vậy nên, con người kính sợ và tôn sùng “Trời” là điều tất lẽ dĩ nhiên.
Nhân tố ẩn dấu đằng sau “Trời” là gì?
Đạo gia giảng “trên đầu ba thước có thần linh”. Phật gia giảng có “thiên nhân” (người trời) và thế giới Thiên Quốc. Phật Thích Ca Mâu Ni giảng “Phật trên Thiên Thượng nhiều không đếm xuể”. Thần Phật có thể tạo ra con người, tạo ra vạn vật và sáng chế thế giới.
Đạo gia Trung Quốc có truyền thuyết Thần Nữ Oa vê đất nặn người, còn có truyền thuyết Thần Bàn Cổ khai thiên lập địa. Hết thảy năng lực, trí huệ và cảnh giới của Thần Phật đều vượt xa bội lần so với nhân loại.
Thần Phật có thể làm được hết thảy những điều mà con người không thể làm được. Họ có thể làm chúa tể, cải biến hoàn cảnh sinh tồn của con người, quyết định vận mệnh của con người và xã hội nhân loại. Ý nguyện, ý chỉ của Thần Phật chính là “Thiên ý”.
Mỗi một vị Thần, vị Phật đều là một “ông Trời”. Mỗi một vị Thần, vị Phật đều có thế giới thiên quốc do tự mình chủ trì. Mỗi một vị Thần, vị Phật đều là Thiên Chủ của con người do họ tạo ra.
Vận mệnh của mỗi người đều do Thần Phật an bài và cai quản, đây gọi là “Thiên mệnh”. “Thiên mệnh” là không thể trái và không thể thay đổi.
“Thiên hành hữu thường, bất vi nghiêu tồn, bất vi kiệt vong” ý nói: Đạo trời vận hành có quy luật nhất định, sẽ không thay đổi vì sự tồn tại của người có đạo đức cao như đế Nghiêu hay những kẻ bạo chúa như vua Kiệt.

Vạn vật phải thuận theo Thiên đạo mà hành

Thần Phật hành sự cũng là thuận theo Pháp tắc và quy luật thống nhất của vũ trụ. “Pháp tắc” và “quy luật” này được gọi là “Thiên đạo” (lẽ Trời, đạo của Trời).
“Trời là bất biến và Đạo cũng là bất biến”. “Thiên đạo” không thể chống lại, vậy nên “thuận Trời thì hưng thịnh mà nghịch Trời thì tất sẽ vong”. Hết thảy mọi thứ ở nhân gian đều nằm trong tay của Thần Phật. Đó cũng là điều mà con người gọi là: “Lưới Trời tuy thưa mà khó lọt”, “mưu sự tại nhân, thành sự tại Thiên”.
Con người làm việc gì cũng nên quan sát Thiên ý, tuân theo Thiên đạo và thuận theo Thiên thời. “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hòa” tắc thì sự sẽ thành. Bởi vậy, con người làm việc nên cố gắng hết sức làm tròn bổn phận của mình và nghe theo Thiên mệnh. Mưu trí của con người há có thể đấu với Trời? “Người định không bằng Trời định”, “Con người có ngàn tính toán, ông Trời chỉ có một tính toán mà thôi”.
Từ xưa đến nay, cố nhân khuyên rằng: “Thiên ý cao khó hỏi”, “Thiên cơ là không thể tiết lộ”, “người đang làm, Trời đang nhìn”, “Người nói thì thầm, ông Trời nghe thấy rõ như tiếng sấm. Trong tối tăm mà làm việc trái Thiên lý, mắt Thần như điện”, “Người sinh ra một niệm, ông Trời đều biết hết”. Hết thảy những gì con người nghĩ và làm, liệu có thể giấu được ông Trời sao?
“Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo”, không phải là không có báo ứng chỉ là chưa đến lúc, thời điểm vừa đến thì hết thảy sẽ có báo ứng. Con người có người lương thiện, người gian dối nhưng ông Trời không lừa dối. “Thiên lý” là công bằng. Người vi phạm “Thiên lý” tất sẽ bị trừng phạt nghiêm khắc, đây là điều được gọi là “Trời phạt”. Sức lực của con người quá nhỏ bé, sao có thể chống lại được Trời? Cho nên, cái gọi là đấu với Trời, chẳng qua chỉ là một kiểu nói ngông cuồng của những người vô tri mà thôi.
“Trời” là đấng tối cao mà con người nên phải kính sợ và phục tùng. Con người không biết lượng sức mình, đem trí tuệ thấp kém đấu với Trời thì kết cục bi thảm tất sẽ giáng xuống thân. Lịch sử mấy ngàn năm của nhân loại đã chứng minh điều này và lịch sử nhân loại tương lai cũng sẽ tiếp tục chứng minh điều này là đúng.
 
   

Tác giả bài viết: Nguyễn VănThành

Nguồn tin: Theo daikynguyenvn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập990
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm988
  • Hôm nay14,178
  • Tháng hiện tại284,075
  • Tổng lượt truy cập36,338,630
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây