Người Nhật tận dụng hoa anh đào để mang lại giá trị kinh tế như thế nào?

Thứ tư - 29/03/2017 06:06

Người Nhật tận dụng hoa anh đào để mang lại giá trị kinh tế như thế nào?

Thường nước nào cũng sẽ có loài hoa biểu trưng riêng, thế nhưng chỉ có người Nhật mới sản xuất ra được hàng chục loại sản phẩm xoay quanh bông hoa anh đào, từ kẹo hoa anh đào, rượu bia hoa anh đào, mứt, kem hoa anh đào,…
Nhật Bản, giá trị kinh tế, anh đào,
Hoa anh đào là một món quà mà trời đất ban cho những nhà kinh doanh dịch vụ bán lẻ và du lịch Nhật. (Ảnh minh họa Internet)
Mỗi mùa xuân đến, hoa anh đào khắp nước Nhật bừng nở. Cả nước Nhật khoác lên mình một tấm áo màu hồng nhạt đẹp dịu dàng.
 
 
Hoa anh đào chỉ nở ngắn ngủi trong vài tuần nhưng cũng đủ để mang đến cho kinh tế Nhật một gói kích cầu nho nhỏ, theo những phân tích được Bloomberg mới đưa ra trong bài báo nói về hoạt động kinh doanh của người Nhật trong mùa hoa anh đào.
Hoa anh đào là một món quà mà trời đất ban cho những nhà kinh doanh dịch vụ bán lẻ và du lịch Nhật, nhưng điều quan trọng là họ đã biết tận dụng rất tốt món quà ấy.
Mùa hoa anh đào đến, từ nhà ga tàu cho đến các cửa hàng, siêu thị, nhà hàng kinh doanh dịch vụ ăn uống, nơi đâu người ta cũng nhìn thấy những hình ảnh quảng bá cho hoa anh đào hoặc sản phẩm riêng chỉ được bày bán trong mùa hoa nở.
Thường nước nào cũng sẽ có loài hoa biểu trưng riêng, thế nhưng chỉ có người Nhật mới sản xuất ra được hàng chục loại sản phẩm xoay quanh bông hoa anh đào, từ kẹo hoa anh đào, rượu bia hoa anh đào, mứt, kem hoa anh đào, thậm chí có xuất khẩu cả những bông hoa anh đào được đóng đông dùng để làm bánh. Người tiêu dùng sẽ không bao giờ thấy chán với hàng loạt bộ sưu tập sản phẩm mới được thiết kế cho mùa hoa anh đào.
Cho đến nay, chưa thể có được một con số thống kê chính thống về việc kinh tế Nhật hưởng lợi như thế nào từ hoa anh đào. Thế nhưng chắc chắn rằng, tiêu dùng và bán lẻ Nhật luôn tăng đột biến trong những tháng trước và trong khi hoa nở.
Cụ thể, doanh số bán các sản phẩm có cồn trong tháng 3 hàng năm thường tăng hơn 10% so với tháng 2 khi người dân đua nhau đi ngắm hoa và tổ chức các bữa tiệc gia đình tại công viên. Khách du lịch nước ngoài cũng đổ xô đến Nhật trong mùa hoa nở.
Nhật Bản, giá trị kinh tế, anh đào,
Cứ đến mùa hoa anh đào, người dân lại đua nhau đi ngắm hoa và tổ chức các bữa tiệc gia đình tại công viên. (Ảnh: aperturephotoarts.com)
 
 
Nestle SA tung ra bộ sản phẩm kẹo Kitkat mới dành riêng cho mùa xuân, Starbucks thay đổi phần lớn mẫu vỏ trang trí cốc uống nước trong chuỗi tiệm kinh doanh đồ uống của mình theo chủ đề hoa anh đào. 3 tập đoàn kinh doanh cửa hàng tiện lợi lớn nhất nước Nhật bao gồm Seven & i Holdings Co., Lawson Inc. và FamilyMart UNY Holdings Co cũng giới thiệu đến khách hàng nhiều loại sản phẩm mới mà chỉ riêng mùa hoa mới có.
Hoa anh đào mang lại thành công kinh doanh cho rất nhiều hãng nội địa. Có thể kể đến Asahi, tập đoàn kinh doanh bia lớn nhất nước Nhật. Doanh số bán hàng của hãng đã vượt kỳ vọng của ban giám đốc 2 năm liên tiếp bởi hãng không ngừng tung ra bộ sản phẩm dành cho mùa hoa anh đào.
Asahi đã thành công với bộ sản phẩm bởi khi mang đến một màu sắc và hương vị dịu dàng cho bia mùa hoa anh đào, họ đã thu hút được những đối tượng không bao giờ uống bia trong cuộc sống thường ngày của họ, đó chính là hàng triệu người phụ nữ và trẻ em Nhật.
Những năm gần đây, ngành du lịch Nhật tăng trưởng bùng nổ. Cách đây 2 năm, chính phủ Nhật đặt mục tiêu đến năm 2020 thu hút 20 triệu khách du lịch thì mới chỉ năm 2016, mục tiêu này đã được hoàn thành vượt quá kỳ vọng. 24 triệu khách du lịch nước ngoài đến Nhật năm 2016, một con số “trong mơ”.
Nhật Bản, giá trị kinh tế, anh đào,
Lượng khách du lịch châu Á đến ngắm hoa anh đào nước Nhật vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm tăng chóng mặt. (Ảnh: blog.tugo.com)
Mục tiêu thu hút khách du lịch nước ngoài vào năm 2020 đã được điều chỉnh lên gấp đôi: 40 triệu người. Và với những gì người Nhật đang làm, họ hoàn toàn có cơ sở để tin rằng mục tiêu đó sẽ thành hiện thực.
“Số lượng khách du lịch châu Á đến ngắm hoa anh đào nước Nhật vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm tăng chóng mặt. Mạng xã hội càng phát triển, ngày càng có nhiều người Trung Quốc cũng như nhiều nước châu Á khác biết đến hoa anh đào, nhiều người trong số họ muốn được trải nghiệm ngắm hoa giống như người Nhật”, chuyên gia ngành du lịch Nhật tại công ty H.I.S, ông Kana Usami, nhận xét,
Dịch vụ du lịch hoàn hảo của người Nhật kết hợp với cảnh sắc đẹp mùa hoa anh đào đã mang lại hiệu quả kinh tế thực sự. Kết quả khảo sát của Cơ quan quản lý du lịch Nhật (JTA) cho thấy khoảng 91% khách du lịch nước ngoài đến Nhật hài lòng với trải nghiệm du lịch của họ tại đất nước này.
Còn theo phân tích của chuyên gia kinh tế tại viện nghiên cứu Mizuho, ông Takayuki Miyajima, rõ ràng khi khách hài lòng, tỷ lệ khách trở lại Nhật sẽ tăng lên.
Mùa hoa anh đào năm 2017, thời tiết đẹp sẽ giúp thời gian ngắm hoa được kéo dài hơn. Nhiều người Nhật vì thế cũng không thể không ra ngoài trong thời tiết như thế này.
Một chuyên gia trong ngành chứng khoán năm nay đã 68 tuổi, ông Hiroshi Nogishi, cho biết: “Khi hoa anh đào nở, tôi cảm thấy rất vui và muốn tụ tập ăn uống cùng với bạn bè. Mùa hoa diễn ra cùng với thời điểm của nhiều sự kiện lớn trong cuộc đời của con người, ví như mùa nhập trường và tốt nghiệp của học sinh, sinh viên, mùa tuyển dụng nhân sự và nghỉ hưu. Mùa hoa anh đào giúp người ta nhớ đến rất nhiều những kỷ niệm đẹp từng đến trong cuộc đời. Và vì thế mà nó thực sự đặc biệt”.
Theo Cafebiz
 

Bí quyết làm giàu nằm ở 4 chữ, lĩnh hội được chắc chắn bạn sẽ thành công

Bí quyết làm giàu thực sự, có thể dùng bốn chữ để khái quát, đó là “cho đi” và “đạo đức”. Có cho thì mới có được, có đức thì mới có tài vật; nếu như bạn có thể làm được như vậy, thì bạn cũng đã thành công rồi!

Đạo đức, làm giàu, kinh doanh, bí quyết làm giàu, Bài chọn lọc, 4 chữ,
“Sẵn sàng cho đi”, lĩnh hội được điều này thì chắc chắn bạn sẽ thành công. (Ảnh minh họa từ Internet)
 
 
Tiền là phải thông tài, phải lưu thông, tiêu tốn tài năng thì mới đạt được nhiều thêm nữa… Nhưng ở đây cần phải chú ý, không phải sau khi có tiền thì xa hoa dâm đãng, mà phải biết chi tiêu chính đáng.
Hơn 2.000 năm trước, tại Ấn Độ có một phú ông gọi là Thiện Thi, ông thường bố thí cho người nghèo khổ không nơi nương tựa. Bởi vậy ông được mọi người gọi là “cấp cô độc trưởng lão”. Phú ông này trước sau có đến 7 lần khánh kiệt gia tài vì giúp đỡ người khác, nhưng kỳ lạ là sau mỗi lần như vậy thì tiền kiếm được lại càng nhiều hơn.
Vào cuối thời kỳ Xuân Thu tại Trung Quốc cũng có Phạm Lãi, là đại phu của Việt Vương Câu Tiễn, sau ông đổi tên đổi họ thành Đào Chu Công, làm nghề buôn bán. Làm ăn không bao lâu, ông phát tài to. Sau khi phát tài, ông đem tất cả tiền của ra bố thí hết, cứu tế bần khổ. Sau khi bố thí hết, ông bắt đầu lại từ buôn bán nhỏ. Làm được vài năm, ông lại phát tài, phát tài rồi ông lại bố thí. Trên sách sử ghi chép “tam tụ, tam tán”, ông có thể tán tài ra, bố thí ân đức.
Trong kinh tế học có giả thuyết, nếu muốn trở nên giàu có, không chỉ cần phải “có tầm nhìn, giỏi nắm bắt cơ hội…”, mà quan trọng hơn là phải có ý thức kinh doanh “có thể cầm 7 phần thì chỉ lấy 6 phần, có thể cho 3 phần thì cho 4 phần”. Quả đúng là như vậy, có “cho” thì sau đó mới có “được”, sự nghiệp mới có thể ngày một phát triển xán lạn!
Cũng có người nói, bí quyết của kiếm tiền càng không thể tách khỏi hai từ này, đó chính là “đạo đức”.
Kinh doanh là không tách rời việc trao đổi hàng hóa giữa người với người. Nếu như mỗi lần trao đổi, bạn đều chiếm rất nhiều thứ của người ta. Trên bề mặt thì có vẻ như bạn kiếm được nhiều hơn, còn người ta chịu thiệt, người ta sẽ nói với mọi người rằng bạn buôn bán gian xảo, thất đức. Từ đó tự nhiên người tìm đến bạn để trao đổi ngày càng ít đi, thời gian dài như vậy thì chính là lợi nhuận không có.
Trái lại, mỗi lần bạn kiếm được rất ít, còn người trao đổi với bạn kiếm được nhiều. Nếu như anh ta là tiểu nhân, anh ta sẽ nói với bạn bè rằng bạn thật ngốc, đáng nhẽ kiếm được nhiều tiền lại không biết kiếm mà để cho người khác. Lần sau anh ta không chỉ tìm bạn để trao đổi, mà còn dẫn thêm bạn bè đến để trao đổi với bạn.
Còn nếu như anh ta là quân tử, anh ta sẽ nói với bạn bè mình rằng bạn là một người nhân nghĩa, biết rõ có thể có nhiều lợi nhuận, nhưng lại để cho người khác. Vì thế anh ta và bạn bè mình đều tìm đến bạn để trao đổi.
Như vậy, kết quả chính là, cho dù là tiểu nhân hay quân tử, thì anh ta và bạn bè đều sẵn lòng tìm đến bạn để trao đổi buôn bán, đây chính là thành quả của Đức.
Mặc dù bạn mỗi lần chỉ kiếm được một chút, nhưng số người tìm đến bạn để trao đổi ngày một tăng, thì bạn cuối cùng nhất định cũng là buôn bán có lời. Có đôi khi trong quá trình buôn bán có xuất hiện mâu thuẫn, nhưng bạn xử lý mâu thuẫn là căn cứ vào lý, dựa vào lý mà nói, tự nhiên đối phương đều sẽ khâm phục khẩu phục, cho rằng bạn không nịnh bợ. Họ từ đáy lòng mà bội phục bạn, sẵn lòng trở thành bằng hữu của bạn. Cũng nhờ vậy mà người tìm đến bạn để trao đổi buôn bán ngày càng nhiều lên.
Bởi vậy, việc kinh doanh là lưu lại cho mình một chỗ trống, chớ tham lam mà kiếm được quá nhiều. Miễn là bạn hiểu đạo đức, khi giao tiếp với người khác mà làm được hai chữ này, thì tiền bạc chính là kết quả cuối cùng.

Tác giả bài viết: Nguyễn VănThành

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập940
  • Hôm nay13,003
  • Tháng hiện tại282,900
  • Tổng lượt truy cập36,337,455
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây