Những “kẻ lạ mặt” trong ngôn ngữ

Chủ nhật - 07/08/2016 10:45

Những “kẻ lạ mặt” trong ngôn ngữ

- Ai phụ trách khâu ẩm thực? Câu ấy nghe được trong cuộc họp của các thầy cô giáo ở một trường dạy tiếng Việt cho trẻ em, bàn về việc tổ chức buổipicnic cho thầy cô và phụ huynh học sinh. Xin mạn phép có một hai ý như thế này: Thứ nhất, câu ấy có sáu chữ thì hết bốn chữ là tiếng Hán-Việt(“phụ trách”, “ ẩm thực”). Thứ hai, ba chữ cuối ở trong câu(“khâu”, “ẩm thực”) là những chữ “mới”, du nhập “từ Bắc vô Nam” sau năm 1975. Giá dụ học sinh nghe được câu ấy bèn giơ tay hỏi cô giáo ở trong lớp:

- “Ẩm thực” là gì thưa Cô?
- “Ẩm” là uống, “thực” là ăn. “Ẩm thực” là tiếng Hán-Việt, có nghĩa là “ăn uống”.
- Tiếng Hán-Việt là tiếng gì vậy Cô?
- Là tiếng Hán, tức là tiếng Trung quốc, đọc theo âm Việt.
- Vậy sao mình không nói “ăn uống”, là tiếng của mình, mà lại nói “ẩm thực” thưa Cô?
- . . .
Cô giáo chắc cũng hơi bối rối, và cũng hơi khó trả lời, không lẽ lại nói là “Cô cũng không rõ, nhưng nhiều người đều… nói vậy”. Em học sinh ấy nói đúng. Tại sao người Việt ở trong nước, và cả ở ngoài nước, vẫn thích nói “ẩm thực” mà không chịu nói “ăn uống”? Có phải vì nói “ăn uống” nghe phàm tục, nói “ẩm thực” nghe thanh tao và “trí tuệ” (1) hơn chăng? Trước năm 1975, người Việt ở miền Nam Việt Nam không nói“Ai phụ trách khâu ẩm thực?” mà có nhiều cách nói đơn giản hơn và dễ hiểu hơn, chẳng hạn: “Ai lo vụ ăn uống?”, hoặc“Chuyện ăn uống ai lo?”, hoặc “Thức ăn, thức uống ai lo?”…
Nếu cứ phải vay mượn tiếng Hán-Việt hoặc tiếng nước ngoài trong sinh hoạt hàng ngày, trong lúc kho tàng tiếng Việt của chúng ta không hề thiếu thốn những chữ ấy thì thật khó mà thuyết phục các em tin được rằng “tiếng Việt giàu và đẹp” như chúng ta vẫn tự hào. (Đã gọi là “giàu” thì tại sao lại phải đi vay, đi mượn?!?). Những tiếng Hán-Việt nặng nề và tối tăm ấy hoàn toàn không giúp gì được cho việc “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” mà những người làm công tác giáo dục ở trong nước vẫn hô hào, như là một khẩu hiệu trong số rất nhiều khẩu hiệu thuộc loại “nói mà không làm”, hoặc “nói một đàng làm một nẻo”, hoặc… “nói vậy mà không phải vậy”.
Những chữ nghĩa kiểu ấy khá phổ biến đến mức xâm nhập cả vào các trường dạy tiếng Việt, là nơi dạy học trò nói đúng, viết đúng trong tinh thần “bảo tồn và phát huy văn hóa dân tộc”. Bên dưới là một ít ví dụ, và các đề nghị nói thế nào cho đúng, rõ nghĩa, dễ hiểu và “Việt ngữ” hơn (chỉ là câu mẫu, người đọc có thể cho những câu khác tốt hơn):
- Thay vì nói: “Cô giáo Mỹ Linh đứng lớp Năm”, nên nói: “Cô giáo Mỹ Linh dạy lớp Năm” (không có… đứng, ngồi, nằm, quỳ chi cả).
- Thay vì nói: “Giáo viên cần soạn giáo án trước khi lên lớp”, nên nói: “Thầy cô cần soạn bài giảng trước giờ dạy” (không có… lên, xuống, ra, vào chi cả).
- Thay vì nói: “Phụ huynh đăng ký cho con em học Việt ngữ”, nên nói: “Phụ huynh ghi tên (hay ghi danh) cho con em học tiếng Việt”.
- Thay vì nói: “Các em tiếp thu tương đối chậm”, nên nói: “Các em hiểu chậm”.
- Thay vì nói: “Học sinh đi tham quan một xí nghiệp”, nên nói: “Học sinh đi thăm một nhà máy”.
- Thay vì nói: “Ban văn nghệ sẽ tham gia biểu diễn (2) một tiết mục”, nên nói: “Ban văn nghệ sẽ đóng góp một màn diễn (haytrình diễn)”.
- Thay vì nói: “Ban giảng huấn sẽ dự giờ đột xuất các lớp học của giáo viên”, nên nói: “Ban giảng huấn sẽ bất ngờ vào lớpxem thầy cô giảng dạy”.
- Thay vì nói: “Lớp Vỡ Lòng chủ yếu tập trung vào khâu đánh vần”, nên nói: “Lớp Vỡ Lòng cần nhất là dạy các em biết đánh vần”.
- Thay vì nói: “Cô giáo phát hiện em Nga có năng khiếu về môn Văn”, nên nói: “Cô giáo nhận thấy em Nga có khiếu về môn Văn”.
- Thay vì nói: “Học sinh tranh thủ ôn tập trước giờ thi”, nên nói: “Học sinh cố gắng ôn bài trước giờ thi”.
- Thay vì nói: “Tuyệt đại đa số các em tiếp thu tốt”, nên nói:“Hầu hết các em hiểu bài”.
- Thay vì nói: “Cần nâng cao chất lượng (3) trong công tácgiảng dạy”, nên nói: “Cần phẩm hơn là lượng trong việc giảng dạy”, hoặc “Cần dạy sao cho có kết quả”.
Trên đây chỉ là t ít trong số khá nhiều câu cú, chữ nghĩa nghe“lạ tai”, từ miền Bắc “xâm nhập” vào miền Nam Việt Nam, và“bành trướng” ra tới hải ngoại.
“Tiếng Việt còn, nước Việt còn”, ở đâu ta cũng nghe câu ấy, nhưng chắc không phải là thứ tiếng Việt kỳ quái hoặc “nửa Hán nửa Việt”, chẳng thấy “giàu” cũng chẳng thấy “đẹp”, chẳng thấy “trong” cũng chẳng thấy “sáng” (chỉ thấy… tối mò mò), và chắc cũng không phải là “Tiếng Việt mến yêu” mà chúng ta muốn “bảo tồn và phát huy” cho thế hệ con em mình.
Nói cho ngay, tiếng Việt chắc chắn là phải còn, chứ đâu có dễ gì mất được. Có điều là, đến một lúc nào đó, “tuyệt đại đa số” (1)(hay “tuyệt đại bộ phận” (1)) tiếng Việt đều có “chất lượng tối ưu” (1) như thế cả thì cái “còn” ấy kể cũng… ngậm ngùi.
Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời…”, mỗi lần nghe câu hát ấy là mỗi lần tôi lại phân vân tự hỏi, “Những ‘kẻ lạ mặt trong ngôn ngữ’ ấy có phải là ‘tiếng nước tôi’ (và những đứa cháu của tôi có phải ‘yêu’ chúng ‘từ khi mới ra đời’)?” Nếu không, thì chúng phải có một cái tên gì chứ? Tự điển tiếng Việt gần đây vừa có thêm một từ ngữ mới: “tàu lạ”, được định nghĩa là “tàu Trung quốc”. Để cho dễ gọi, tôi cũng muốn đặt tên cho những “kẻ lạ mặt” ấy là “từ lạ”. Tương tự các biện pháp nhằm đối phó với các tàu lạ, chúng ta cần đề cao cảnh giác để “phát hiện” (1) kịp thời những từ lạ ngấm ngầm lẩn lút, trà trộn, xâm nhập vào phần đất của “Tiếng Việt mến yêu”. Chỉ khi nào tống khứ được những “từ lạ” thổ tả này đi chỗ khác chơi, chúng ta mới mong trả lại sự “trong sáng” cho tiếng Việt.
Tàu lạ, hay từ lạ, hay những kẻ lạ mặt, đều là những đối tượng cần truy đuổi.


lê hữu
1)Từ ngữ phổ biến ở trong nước.
(2) Biểu diễn: màn trình diễn của diễn viên có tay nghề, ví dụ “biểu diễn khiêu vũ trên băng”.
(3) Ý muốn nói “Cần nâng cao ‘phẩm’ (quality)…”, nhưng nói sai thành… ‘lượng’ (quantity).
 

 
 
 
F-rom: 
 
 
Rất hoan nghênh bài viết "NHNG K L MT TRONG NGÔN NG". Thc tình ngày càng có nhng" t ng l" xâm nhâp vào Cng Đng Người Vit T Nn CS. T đâu mà ra? Không phi phn ln do nhng người nhiu tin lm bc v VN hưởng th ri mang qua, mà tt c cũng vì các t báo giy, báo internet copy nguyên văn các bn tin t trong nước đ làm bn tin cho báo mình, cũng vì các XƯỚNG NGÔN VIÊN CA CÁC ĐÀI PHÁT THANH, ĐÀI TRUYN HÌNH  đây "vô tình hay c ý" dùng nhng từ "L" nghe rất chói tai.
  Xin tha thiết yêu cầu các ch t BÁO, ch các Đài Phát Thanh, ch Các Đài Truyn HÌnh lưu ý giùm v vn đnhng ngôn ngl" này đ khi các bài báo đã lên khuôn không còn nhng" chl" hin din trước mt người đc. Đ các xướng ngôn viên ca các Đài Phát THanh, Đài Truyn HÌnh vô tình làm " công tác tuyên truyn" cho khán thính gi nghe hng ngày rt khó chu nga l tai. Nói thit ch cn nghe mt cô hay chú nào trong mt Đài Truyn Hình nào đó nói" Đăng Ký, nói đm bo, nói hoành tráng, nói s c, nói nhng tiếng ca VC là tôi tc mun đp cái TV cho ri, hay không mun nhìn cái mt người va nói ra nhng t ấy.
  Nếu đc bn tin đã viết sn, làm ơn xoá giùm nhng "t ngly. Nếu ph biến tin tc hay Talk Show, Hi Tho, Hi Lun làm ơn nh tránh giùm nhn g"t l" trong đu trước khi phát ra thành tiếng. Không phi ch có nhng người tr sinh sau 1975 mi qua M hay các nước khác do quen t trong Nước mà nói nhng t ng VC chướng tai vô nghĩa hoc ti nghĩa mt cách ngu đn mà nhng ngườLN TUtuy đã lĩnh hi mt nn văn hoá tuyt vi ca Min Nam VN cũng thường hay vp phi mi khi có dp nói trên các cơ quan truyn thông. Xin các Ngài lưu ý giùm, mi ln nghe các ngài nói tc mun chết được.
 
                                       Nguyễn Trãi

Tác giả bài viết: Tru Vu

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập171
  • Hôm nay8,812
  • Tháng hiện tại271,974
  • Tổng lượt truy cập35,918,319
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây