Ngày nay, ngoài những dòng chữ khi nhắn tin thì người dùng thiết bị di động còn có thể sử dụng biểu tượng mặt cười (emoji) để thể hiện cảm xúc.
Theo SwiftKey - một nhà cung cấp ứng dụng bàn phím ảo cho smartphone, họ ghi nhận hơn 1 tỉ biểu tượng cảm xúc được gửi đi bởi hàng triệu người dùng trong khoảng thời gian từ tháng 10/2014 tới tháng 1/2015.
SwiftKey chia 800 biểu tượng cảm xúc thành 60 nhóm khác nhau. Và họ đã theo dõi thói quen chia sẻ biểu tượng cảm xúc của 16 nhóm người khác nhau dựa trên ngôn ngữ sử dụng. Sau đó, họ tính trung bình việc sử dụng emoji của từng nhóm trong 60 nhóm emoji rồi so sánh với các nhóm người.
Một số kết quả:
- Người nói tiếng Ả Rập dùng các emoji hoa lá hoặc các biểu tượng thực vật thể hiện cảm xúc nhiều hơn 4 lần mức trung bình. Ngoài ra, nhóm người này cũng thích sử dụng emoji có hình ông mặt trời.
- Người nói tiếng Pháp sử dụng các biểu tượng emoji hình trái tim nhiều hơn 4 lần mức trung bình. So với tất cả các nhóm emoji mà họ sử dụng thì 86% trong số đó là emoji hình trái tim.
Tỷ lệ sử dụng các nhóm biểu tượng cảm xúc: Mặt cười hạnh phúc, hình trái tim,...
- Người nói tiếng Nga thì sử dụng các biểu tượng lãng mạn nhiều gấp 3 lần mức trung bình.
- Người Úc sử dụng gấp đôi số lượng emoji liên quan tới rượu so với mức trung bình.
- Trong khi đó, người Canada sử dụng các biểu tượng cảm xúc liên quan tới tiền nhiều gấp hai lần mức trung bình.
- Người nói tiếng Malaysia sử dụng các emoji vui vẻ nhiều gấp đôi so với mức trung bình. Tuy nhiên, tỉ lệ sử dụng biểu tượng vui nhiều nhất phải kể đến là người Nga.
- Người Mỹ có xu hướng sử dụng các emoji liên quan LGBT (người đồng tính, song tính hoặc chuyển giới) nhiều hơn 30% so với mức trung bình. Đó là các biểu tượng có hình cầu vồng hoặc những người cùng giới tính cầm tay nhau.
Nghiên cứu kết luận, nhìn chung khoảng 70% biểu tượng cảm xúc được sử dụng mang tính tích cực, chỉ 15% mang tính tiêu cực.
Theo Businnes Insider, trong khoảng 1,5 năm qua, các nhà sản xuất nội dung đã thu lợi từFacebook. Cụ thể, khi họ chia sẻ liên kết lên mạng xã hội thông qua fanpage của mình thì sẽ có hàng ngàn, hàng triệu người tương tác cũng như tiếp cận được thông tin.
Tuy nhiên, Facebook dường như không muốn phục vụ các fanpage miễn phí mãi. Giờ đây, họ chuẩn bị mang tới 3 thay đổi cho Facebook mà 2 trong số đó rất có thể sẽ ảnh hưởng tới sự tương tác giữa fanpage và người dùng.
Các cập nhật của Facebook nhằm siết chặc việc tiếp cận khách hàng của các fanpage. (Ảnh minh họa)
Đầu tiên là việc Facebook sẽ ưu tiên hiển thị các thông tin chia sẻ từ bạn bè thay vì các fanpage. Theo Facebook, thay đổi này nhằm giúp người dùng ít bỏ sót các cập nhật của bạn bè hơn. Tất nhiên, các cập nhật của fanpage vẫn có cơ hội hiển thị trên News Feed của người dùng.
Thứ hai, Facebook sẽ ẩn đi các thông báo dạng "đào mộ", tức liên quan tới việc tương tác nhấn thích, bình luận ở một chủ đề nào đó. Cụ thể, nếu như trước đây bạn liên tục nhìn thấy một chủ đề hiển thị trên News Feed (dạng "A đã thích bài đăng...", "B đã bình luận bài đăng...") do có bạn bè nhấn thích hoặc bình luận, khiến nó được "đào mộ" lên lại, thì sắp tới sẽ không còn như vậy nữa.
Thật ra điều này đã được Facebook tuyên bố nghiên cứu từ tháng 9/2014. Theo đó, chỉ thao tác bình luận hoặc nhấn thích chưa đủ cơ sở đưa chủ đề nổi lên lại News Feed mà nó còn phụ thuộc vào độ "nóng", độ tương tác...
Thứ ba, Facebook cho phép hiển thị cùng lúc nhiều nội dung của cùng nguồn đăng trên màn hình News Feed. Trước đó, khi một nguồn nào đó - có thể là fanpage đăng tải nội dung đầu tiên rồi sau đó đăng tiếp nội dung thứ hai thì nội dung mới sẽ được ưu tiên xuất hiện, còn các nội dung trước sẽ ẩn bớt đi.
Như vậy, hai thay đổi đầu tiên có thể sẽ khiến chủ sở hữu các fanpage lo sợ, nhưng thay đổi thứ ba là một tin vui dành cho các fanpage.
Theo một phát ngôn viên của Facebook, các cập nhật sẽ bắt đầu được áp dụng trong vài tuần tới.
Trước Facebook thì Google cũng vừa tuyên bố thay đổi thuật toán sắp xếp kết quả tìm kiếm của công cụ Google Search. Theo đó, Google sẽ đánh giá cao các trang web có thiết kế thân thiện với thiết bị di động và đưa chúng lên "top" đầu của kết quả tìm kiếm, còn các trang web chưa tối ưu giao diện di động thì phải chịu số phận ngược lại.
Cụ thể, một trong những tiêu chuẩn đánh giá sự thân thiện của trang web là khả năng sử dụng bằng một tay, hỗ trợ lướt web với thao tác kéo lên - vút xuống dễ dàng và không bắt người dùng phải kéo qua trái hay qua phải.
Ngoài ra, trang web cũng cần phải có tốc độ tải nhanh trên thiết bị di động. Do đó, nếu website hiển thị trên thiết bị di động cũng là website khi truy cập bằng máy tính thì nhiều khả năng website đó sẽ trở nên nặng nề và mất điểm với Google. Tất nhiên, khi bị Google hạ điểm thì doanh nghiệp có thể sẽ bị thất thu một khoản lớn.
Tác giả bài viết: Theo Ngọc Phạm
Nguồn tin: (Business Insider
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn