Thầm ghét lão bán rau nhưng khi biết sự thật dưới tấm chăn bông, người phụ nữ đã bật khóc!

Chủ nhật - 04/11/2018 04:23

Thầm ghét lão bán rau nhưng khi biết sự thật dưới tấm chăn bông, người phụ nữ đã bật khóc!

Chỉ cần nghe thấy tiếng rao của ông lão bán rau, người phụ nữ ấy đã cảm thấy khó chịu. Đó là lý do cô ta chẳng bao giờ mua hàng của ông, cho đến một hôm…

 
 
 
----- Forwarded Message -----
F-rom: Simon Hòa <hoacps8@gmail.com>
Sent: Saturday, November 3, 2018, 10:13:37 AM GMT+7
Subject: Fwd: Thầm ghét lão bán rau nhưng khi biết sự thật dưới tấm chăn bông, người phụ nữ đã bật khóc!
 




Thầm ghét lão bán rau nhưng khi biết sự thật dưới tấm chăn bông, người phụ nữ đã bật khóc!

Chỉ cần nghe thấy tiếng rao của ông lão bán rau, người phụ nữ ấy đã cảm thấy khó chịu. Đó là lý do cô ta chẳng bao giờ mua hàng của ông, cho đến một hôm…

Đây là một câu chuyện có thật xảy ra ở Trung Quốc. Hành động “bất bình thường” của ông lão bán rau ấy đã giúp một khách hàng thay đổi hoàn toàn thái độ sống.

Câu chuyện như sau:

Sau dịp nghỉ lễ kéo dài nhiều ngày, tôi phát hiện gần khu mình ở có một sạp bán rau và hoa quả tươi. Cũng rất nhanh sau đó, tôi đã có cảm giác ông lão bán rau đó thật đáng ghét:

Tiếng rao bán hàng cứ oang oang, cứ như ông ta dùng hết sức bình sinh để rao bán hàng vậy. Đáng ghét hơn là ông ta quảng cáo hàng của mình hơi quá lời, có quả dưa chuột thôi nhưng qua miệng ông ta, nó giống như báu vật trên trời rơi xuống vậy…

Tôi cảm thấy ông lão này không được chất phác như ấn tượng của mình về những người nông dân ở thôn quê.

Vì ghét ông ta nên dù đôi khi thấy rau quả rất tươi, tôi cũng không mua mà chấp nhận đi vòng ra siêu thị xa hơn.

Cuối tuần đó, trời có gió lớn, trong nhà hết sạch rau, tôi buộc phải đi mua. Xuống dưới, tôi mới phát hiện gió thổi còn mạnh hơn cả cảm nhận của tôi khi ở trên nhà. Cát thổi tạt vào mặt, tôi cảm thấy rát.

Lúc đó, tôi thầm nghĩ: Nếu hôm nay ông lão kia vẫn bán hàng, mình sẽ mua của ông ta. Ngay sau đó, tôi lại phủ nhận chính mình: Gió to thế này, có lẽ ông ta chẳng mở hàng, thôi ra siêu thị.

Ra khỏi khu dân cư, vượt qua đám cát bụi đang bị thổi tung trong không gian, tôi hướng tầm mắt ra chỗ sạp hàng rau. Có vẻ gì đó là lạ, hôm nay không nghe thấy tiếng ông lão rao bán hàng.

Thì ra gió to, ông lão đang cuộn mình co ro phía sau giá rau củ, tay như đang cầm thứ gì đó giống như chăn bông cũ. Lẽ nào ông lão đã bán hết rau, chuẩn bị dọn hàng.

Xem ra đành phải đội gió ra siêu thị rồi. Tôi có chút thất vọng, tiếp tục bước đi.

Ảnh minh họa.

 
Đột nhiên, tiếng rao hàng của ông lão vang lên làm tôi giật mình: “Dưa chuột còn nguyên cả gai đây…”. Tiếng rao vẫn hệt như mọi ngày khiến người khác cảm nhận được sự khoa trương. Thế nhưng hôm nay tôi lại không cảm thấy ghét tiếng rao ấy như mọi khi.

Bước đến trước sạp hàng, lần đầu tiên tôi quan sát thật kỹ rau củ quả mà ông lão bán và phát hiện chúng quả thực rất tươi, thậm chí rau xanh còn không bị tưới thêm nước để tăng cân như trong siêu thị.

Xem ra, ông lão “nghe” có vẻ không chất phác này thực tế không như tôi đã nghĩ.

Sau khi đã mua rau cần mua, ông lão tranh thủ quảng cáo với tôi trái cây.

Những loại hoa quả có trên giá không phải thứ tôi thích ăn nên tôi hỏi: “Bên dưới chăn bông là thứ gì thế ông, có phải dưa hấu không?” (Trước đây tôi đã nhìn thấy nhiều người bán hoa quả trái mùa như dưa hấu, dâu tây từ miền Nam chuyển tới đều dùng chăn bông đắp lên để giữ nhiệt).

Ông lão bán hàng cười ha hả: “Dưa hấu á? Thứ dưới chăn quý hơn dưa hấu nhiều cô ạ”.

Tôi hiếu kỳ tiếp tục hỏi: “Vậy là thứ gì vậy ạ?”

“Là bà nhà tôi đấy”, vừa nói, ông lão vừa lật tấm chăn lên. Bên dưới là một bà cụ mặt sưng phù.

Người bán rau phủ lại tấm chăn lên người vợ, hành động thật tỉ mỉ và cẩn thận. Tôi đã quyết định không lấy lại tiền thừa. Xem ra người đó bệnh rất nặng!

Tôi đang định mở miệng, ông lão đã nói trước: “Để bà ấy ở nhà, tôi sợ bà ấy đi lúc nào không hay. Đem bà ấy ra đây, còn theo dõi được bà ấy…”, giọng người đàn ông cao niên nghẹn lại.

-“Không có cách gì chữa trị sao?”– tôi cảm thấy ái ngại.

“Giai đoạn cuối rồi. Cố gắng bán được nhiều rau một chút, lấy tiền tiêm thuốc giảm đau cho bà ấy, vậy cũng xem là đã tận tâm rồi.

Bệnh này người nghèo chúng tôi làm sao có tiền mà theo. Bán hết cả nhà cửa, truyền hóa chất rồi, tóc cũng rụng sạch chẳng thể mọc lại, di căn khắp nơi rồi.” – ông lão vừa trả lại tiền cho tôi, vừa nói, âm thanh hoàn toàn khác biệt với lúc rao bán hàng.

Tôi xua tay, chạy đi thật nhanh.

Phản tỉnh

Trong phút chốc, tôi như cảm thấy rất nhiều thứ bản thân tích lũy được hằng ngày bỗng dưng như sụp đổ. Đến lúc ấy, tôi mới nhận thấy mình đã quá đề cao bản thân. Tôi thường dùng phán đoán “tự cho là đúng” của bản thân để phán đoán con người và mọi chuyện tôi gặp.

Tôi cho rằng mình được hưởng một nền giáo dục tốt, có trí tuệ, có tình cảm, kiến thức sâu rộng… nhưng trên thực tế, tôi đã không hiểu cả một người bán rau.

Tôi chỉ nhìn biểu hiện của ông lão và quan niệm của bản thân để đánh giá người khác, thậm chí còn cho mình là “cao minh”. Tôi thật hẹp hòi!

Chỉ nhìn bên ngoài mà không hoán đổi vị trí để suy nghĩ, không chịu bình tĩnh, dùng lý trí để đánh giá người và việc xung quanh, đây là điều cực đoan mà không biết đã có bao nhiêu người thuộc tầng lớp trung, thượng lưu trong xã hội giống như tôi đã phạm phải?

Ông lão bán rau đã giúp tôi thức tỉnh.

 

Đây là một câu chuyện có thật xảy ra ở Trung Quốc. Hành động “bất bình thường” của ông lão bán rau ấy đã giúp một khách hàng thay đổi hoàn toàn thái độ sống.

Câu chuyện như sau:

Sau dịp nghỉ lễ kéo dài nhiều ngày, tôi phát hiện gần khu mình ở có một sạp bán rau và hoa quả tươi. Cũng rất nhanh sau đó, tôi đã có cảm giác ông lão bán rau đó thật đáng ghét:

Tiếng rao bán hàng cứ oang oang, cứ như ông ta dùng hết sức bình sinh để rao bán hàng vậy. Đáng ghét hơn là ông ta quảng cáo hàng của mình hơi quá lời, có quả dưa chuột thôi nhưng qua miệng ông ta, nó giống như báu vật trên trời rơi xuống vậy…

Tôi cảm thấy ông lão này không được chất phác như ấn tượng của mình về những người nông dân ở thôn quê.

Vì ghét ông ta nên dù đôi khi thấy rau quả rất tươi, tôi cũng không mua mà chấp nhận đi vòng ra siêu thị xa hơn.

Cuối tuần đó, trời có gió lớn, trong nhà hết sạch rau, tôi buộc phải đi mua. Xuống dưới, tôi mới phát hiện gió thổi còn mạnh hơn cả cảm nhận của tôi khi ở trên nhà. Cát thổi tạt vào mặt, tôi cảm thấy rát.

Lúc đó, tôi thầm nghĩ: Nếu hôm nay ông lão kia vẫn bán hàng, mình sẽ mua của ông ta. Ngay sau đó, tôi lại phủ nhận chính mình: Gió to thế này, có lẽ ông ta chẳng mở hàng, thôi ra siêu thị.

Ra khỏi khu dân cư, vượt qua đám cát bụi đang bị thổi tung trong không gian, tôi hướng tầm mắt ra chỗ sạp hàng rau. Có vẻ gì đó là lạ, hôm nay không nghe thấy tiếng ông lão rao bán hàng.

Thì ra gió to, ông lão đang cuộn mình co ro phía sau giá rau củ, tay như đang cầm thứ gì đó giống như chăn bông cũ. Lẽ nào ông lão đã bán hết rau, chuẩn bị dọn hàng.

Xem ra đành phải đội gió ra siêu thị rồi. Tôi có chút thất vọng, tiếp tục bước đi.

Ảnh minh họa.

 
Đột nhiên, tiếng rao hàng của ông lão vang lên làm tôi giật mình: “Dưa chuột còn nguyên cả gai đây…”. Tiếng rao vẫn hệt như mọi ngày khiến người khác cảm nhận được sự khoa trương. Thế nhưng hôm nay tôi lại không cảm thấy ghét tiếng rao ấy như mọi khi.

Bước đến trước sạp hàng, lần đầu tiên tôi quan sát thật kỹ rau củ quả mà ông lão bán và phát hiện chúng quả thực rất tươi, thậm chí rau xanh còn không bị tưới thêm nước để tăng cân như trong siêu thị.

Xem ra, ông lão “nghe” có vẻ không chất phác này thực tế không như tôi đã nghĩ.

Sau khi đã mua rau cần mua, ông lão tranh thủ quảng cáo với tôi trái cây.

Những loại hoa quả có trên giá không phải thứ tôi thích ăn nên tôi hỏi: “Bên dưới chăn bông là thứ gì thế ông, có phải dưa hấu không?” (Trước đây tôi đã nhìn thấy nhiều người bán hoa quả trái mùa như dưa hấu, dâu tây từ miền Nam chuyển tới đều dùng chăn bông đắp lên để giữ nhiệt).

Ông lão bán hàng cười ha hả: “Dưa hấu á? Thứ dưới chăn quý hơn dưa hấu nhiều cô ạ”.

Tôi hiếu kỳ tiếp tục hỏi: “Vậy là thứ gì vậy ạ?”

“Là bà nhà tôi đấy”, vừa nói, ông lão vừa lật tấm chăn lên. Bên dưới là một bà cụ mặt sưng phù.

Người bán rau phủ lại tấm chăn lên người vợ, hành động thật tỉ mỉ và cẩn thận. Tôi đã quyết định không lấy lại tiền thừa. Xem ra người đó bệnh rất nặng!

Tôi đang định mở miệng, ông lão đã nói trước: “Để bà ấy ở nhà, tôi sợ bà ấy đi lúc nào không hay. Đem bà ấy ra đây, còn theo dõi được bà ấy…”, giọng người đàn ông cao niên nghẹn lại.

-“Không có cách gì chữa trị sao?”– tôi cảm thấy ái ngại.

“Giai đoạn cuối rồi. Cố gắng bán được nhiều rau một chút, lấy tiền tiêm thuốc giảm đau cho bà ấy, vậy cũng xem là đã tận tâm rồi.

Bệnh này người nghèo chúng tôi làm sao có tiền mà theo. Bán hết cả nhà cửa, truyền hóa chất rồi, tóc cũng rụng sạch chẳng thể mọc lại, di căn khắp nơi rồi.” – ông lão vừa trả lại tiền cho tôi, vừa nói, âm thanh hoàn toàn khác biệt với lúc rao bán hàng.

Tôi xua tay, chạy đi thật nhanh.

Phản tỉnh

Trong phút chốc, tôi như cảm thấy rất nhiều thứ bản thân tích lũy được hằng ngày bỗng dưng như sụp đổ. Đến lúc ấy, tôi mới nhận thấy mình đã quá đề cao bản thân. Tôi thường dùng phán đoán “tự cho là đúng” của bản thân để phán đoán con người và mọi chuyện tôi gặp.

Tôi cho rằng mình được hưởng một nền giáo dục tốt, có trí tuệ, có tình cảm, kiến thức sâu rộng… nhưng trên thực tế, tôi đã không hiểu cả một người bán rau.

Tôi chỉ nhìn biểu hiện của ông lão và quan niệm của bản thân để đánh giá người khác, thậm chí còn cho mình là “cao minh”. Tôi thật hẹp hòi!

Chỉ nhìn bên ngoài mà không hoán đổi vị trí để suy nghĩ, không chịu bình tĩnh, dùng lý trí để đánh giá người và việc xung quanh, đây là điều cực đoan mà không biết đã có bao nhiêu người thuộc tầng lớp trung, thượng lưu trong xã hội giống như tôi đã phạm phải?

Ông lão bán rau đã giúp tôi thức tỉnh.

 

Tác giả bài viết: Simon Hòa

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê

  • Đang truy cập27
  • Hôm nay24,228
  • Tháng hiện tại134,525
  • Tổng lượt truy cập36,189,080
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây