Biến hóa chuyên nghiệp
Chuyến xe Châu Đốc (An Giang) xuống TP.Cần Thơ từ tờ mờ sáng, chở theo những vị khách quen thuộc. Nhóm người nam nữ này đều cạo nhẵn đầu, khoác áo tăng, ni chỉnh tề khiến chẳng ai nghi ngờ về lai lịch của họ. Tuy nhiên, nhiều ngày bám theo các chuyến xe này, PV lại phát hiện ra một sự thật khác.
Quán nước của chị T. gần Bến xe Hùng Vương (Cần Thơ) là nơi nhóm người này thường tụ họp đợi trời sáng. Một phụ nữ trong áo ni cô bực tức: “Đã giao kèo rồi, vậy mà không bao lâu lại đụng mấy ông là sao?”. Một cuộc cãi vã nhỏ diễn ra đến khi người phụ nữ này lẩm bẩm bỏ đi. Một người đàn ông trong áo nhà sư than: “Vợ tao dính bầu phải ở nhà, sắp tới nó hết làm ăn rồi”. Một “sư” khác giọng lựa nhựa: “Tối qua tao nhậu bây giờ chân còn run, không biết đi được bao lâu”. Một người khác chửi thề: “Năm xui tháng hạn, chút thay đồ ra nhậu luôn”...Thậm chí, có “sư” còn quay qua chọc ghẹo “ni cô”. Rôm rả đến khi ngoài đường đã đông xe cộ, nhóm này lần lượt biến đi trên những chiếc xe ôm đợi sẵn. Chẳng bao lâu, chúng tôi đã thấy họ xuất hiện khắp các tuyến phố đông đúc ở Cần Thơ. Dáng bộ hiền từ, bước chân chậm rãi, miệng lẩm bẩm như đang đọc kinh… không khác một nhà sư thực thụ đi khất thực.
Bám theo các sư giả từ các tỉnh ngược về Châu Đốc, chúng tôi đã nhiều lần bị mất dấu một cách bất ngờ. Địa chỉ mà nhóm người giả sư này đến không phải là chùa chiền hay cơ sở thờ tự nào. Thậm chí, không ít lần họ lẩn vào một quán nước, một tiệm tạp hóa, thậm chí trong một nhà vệ sinh công cộng… rồi biến mất. Một tài xế biết mặt nhóm sư giả này tiết lộ: “Tui chở họ mấy năm nay, biết quá mà. Để tránh bị để ý, dĩ nhiên là họ phải ghé dọc đường hóa trang lại rồi mới đi xe khác về nhà”.
Một trong những địa chỉ quen thuộc mà họ hay ghé vào để hóa trang là tiệm tạp hóa của một người chạy xe ôm tên S., nhà gần cổng chào TP.Châu Đốc. Sau khi thay áo nhà sư, các sư sãi giả này được S. và các xe ôm khác chở về “bản doanh” là một con hẻm nhiều ngõ ngách ăn thông qua từ khu vực bến xe cũ qua đài khí tượng, thuộc TP.Châu Đốc. Đây chính là “cứ điểm”của nhóm tăng, ni giả dạng này.
Xóm... đầu trọc
Khu vực bến xe cũ (TP.Châu Đốc) từ lâu nổi tiếng là địa bàn của dân tứ xứ tụ về, trong đó nổi trội nhất là nhóm người đầu trọc giả sư. Vào khu vực này, mới được một đoạn chúng tôi chứng kiến ngay một cuộc đuổi đánh nhau của hai gã say rượu, cả hai đều có chung đặc điểm là… đầu cạo trọc. Tuy nhiên, “ấn tượng” đó lập tức bị khỏa lấp khi chúng tôi liên tục chạm mặt với hàng loạt người đầu trọc khác. Họ xuất hiện từ khắp các ngõ ngách trong xóm, từ quán nước, sòng bài, sòng nhậu…; trong số đó, rất nhiều người chúng tôi đã nhẵn mặt trên các đường phố ở miền Tây trong bộ áo tăng, ni khất thực.
Nhiều ngày thuê trọ ở đây, chúng tôi thấy buổi sáng khu vực này vắng tanh, ít thấy bóng người. Một chủ nhà trọ giải thích: “Xóm này trở nên vắng vẻ là do buổi sáng cánh cái bang “đi làm” hết. Họ chia làm nhiều nhóm, giờ giấc tùy theo địa bàn “hành tẩu”. Sớm nhất là nhóm đi từ 2 giờ sáng. Họ đón xe đến các tỉnh, chủ yếu Đồng Tháp, Sóc Trăng và TP.Cần Thơ. Trễ hơn là nhóm“làm ăn” trong tỉnh, đi các huyện Châu Thành, Tri Tôn, TX.Tân Châu và TP.Long Xuyên… Tuy nhiều sư giả có mặt ở địa bàn này khá lâu, nhưng không phải dân địa phương ai cũng biết mặt. Hầu hết họ đã vắng mặt trong xóm trước khi trời sáng và trở về trong màu áo của người thường nên những người lân cận cũng chẳng biết hành tung của họ”.
Buổi trưa, “xóm đầu trọc” bắt đầu nhộn nhịp hẳn lên khi một số cái bang trở về với những xấp tiền lẻ dày cộm trên tay. Đó cũng là lúc những người cho vay bạc góp bắt đầu rảo từng nhà, đón ở đầu hẻm hoặc tìm đến các sòng bạc để gom tiền… Những cuộc cãi cọ cũng bắt đầu diễn ra khi các chủ nợ bị khất hẹn. Một nữ cái bang tên Nam than thở: “Hôm nay xui, trừ tiền xe tui chỉ còn trăm ngàn ngoài”. Nói thế, nhưng dường như lập tức người phụ nữ này đã có mặt tại sòng bài.“Xóm đầu trọc” lại thành chật chội khi các đầu trọc giả sư túm tụm lại “chia sẻ kinh nghiệm” ở một khúc cua gần một tiệm tạp hóa. Một tốp khác tranh thủ lôi nhau ra… cạo đầu, sơn phết những chiếc bình bát, cãi cọ, đôi chối và gầy sòng nhậu… Lúc này, chẳng tìm đâu ra bóng dáng một nhà sư ở nơi có rất nhiều người hằng ngày vẫn khoác áo nhà sư. Ở đây, họ lộ nguyên hình là những người giang hồ tứ chiến, những con bạc say máu… và nuôi sống họ dĩ nhiên là những đồng tiền“cúng dường” của “bá tánh” khắp nơi, những người có lẽ không hay lòng thành của mình bị mắc lừa bởi nhóm giả sư chuyên nghiệp.
“Thật ra tất cả họ đều từ nơi khác tới. Thấy ở đây không bị lộ nên họ tập trung. Có người ở đây cả chục năm vẫn sống với nghề đóng giả nhà sư”, một người lớn tuổi trong xóm cho biết. Còn một người khác lắc đầu: “Hầu như tất cả những người sống bằng nghề giả dạng tăng ni ở đây đều là con nợ đầm đìa dù số tiền họ kiếm được từ lừa phỉnh không phải là ít. Đi một buổi, ít thì kiếm được năm ba trăm, nhiều thì cả triệu đồng… nhưng cũng hết. Bài bạc, nhậu nhẹt, đề đóm làm sao mà không thiếu nợ”.
Thậm chí, số tiền kiếm được trong bộ áo nhà sư họ còn dùng để… mua dâm. Buổi tối, khi các“tăng, ni” tung tăng bên vợ, con, nhân tình thì tại căn nhà của một sư giả tên Bình “giảo” nổ ra xô xát giữa một sư giả và gái bán dâm. Mọi người bu quanh một người đàn ông tuổi trên 60 đang“thượng cẳng chân, hạ cẳng tay” với một cô gái “buôn hương” tên H. vì nghi cô này đã lấy điện thoại “xiết nợ”. Không vừa, gái làng chơi tri hô lên “sư” này “ăn bánh không trả tiền”. Sự việc vỡ lở, sợ “đụng chạm” tới cơ quan chức năng, H. quảy gói chuồn êm vào con hẻm tối. Lúc này, một số đầu trọc mới ngỡ ngàng chẳng biết lai lịch của gã sư giả mới tới tên gì. Số ít người biết về gã cũng chỉ biết tên thường gọi là “ông Chín”. Vài hôm sau, chúng tôi lại gặp Chín trong áo nhà sư, hiền từ ôm bình bát bước đi trên đường phố Cần Thơ.
Các sư khất thực không nhận tiền Theo Đại đức Thích Bình Tâm, Phó ban Trị sự Giáo hội Phật giáo VN (GHPGVN) TP.Cần Thơ, tất cả các tăng, ni đi khất thực phải được sự cho phép của Ban Trị sự GHPGVN tỉnh, thành. Ngoài ra, các tăng, ni khi khất thực phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt, phải đi thành từng đoàn nhiều vị và phải có giờ giấc (không quá 11 giờ). “Các sư khất thực chỉ nhận thức ăn, không nhận tiền...”, Đại đức Bình Tâm nói và cho biết GHPGVN TP.Cần Thơ đã có kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các chuyến tuần hành để phát hiện những người giả dạng nhà sư đi khất thực để có biện pháp giáo dục, xử lý. |
Theo Thanh Nien
Trong đó có rất nhiều đàn ông, phụ nữ cạo trọc đầu, giả nhà sư. Sau một ngày đi "khất thực", một phụ nữ tên Nam ra vòi nước cạo đầu cho bà Hà (áo đỏ).
Một người đàn ông khoảng 60 tuổi cạo trọc đầu ở TP Long Xuyên được gọi là ông Chín. Ông này đang uống cà phê gần bến xe cũ An Giang.
Hôm sau ông này xuất hiện trên đường phố Cần Thơ với chiếc áo thầy tu.
Bà Hà với bà Nam (đi sau) thì "khất thực" trong một khu chợ miền Tây khác.
Gần 12h trưa, 2 bà đón xe về An Giang. Trên xe, 2 sư giả này lấy tiền lẻ ra đếm.
Ở một khu chợ khác, một sư giả đang nhận tiền của người đi đường.
Theo Đại đức Thích Bình Tâm - Phó ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ - tất cả các tăng, ni đi khất thực phải được sự cho phép của Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh, thành và chỉ nhận thức ăn, không nhận tiền.
Những người giả sư này, sau khi tiền đầy túi đã đón xe ôm ra quốc lộ 1A để về An Giang. Đại đức Bình Tâm cho hay, Giáo hội Phật giáo TP Cần Thơ đã có kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức các chuyến tuần hành để phát hiện những người giả dạng nhà sư đi khất thực để có biện pháp giáo dục.
Trên chuyến xe này có bà Hà và bà Nam đang ngồi đếm tiền. Theo tài xế, hàng ngày họ đã nhẵn mặt các sư giả trên khắp các chuyến xe miền Tây bắt đầu từ lúc rạng sáng. Buổi trưa, các sư giả này đón xe về Cần Thơ rồi tiếp tục đi xe chuyền về "đại bản doanh" ở An Giang. ... "Những người giả sư đi xin tiền đều nghèo và nhiều người không biết nên cho tiền. Nếu là nhà sư chân chính thì thuê vài triệu đồng để đi khất thực bằng cách xin tiền thì cũng không ai làm. Do đó, sư giả là giả, thật là thật, không ảnh hưởng gì đến Giáo hội Phật giáo", Đại đức Bình Tâm nêu quan điểm.
Vị sư giả đếm tiền thu được rồi ăn bún thịt nướng |
Bài III: Trả lại danh thắng quốc gia và đuổi những “sư hổ mang” ra khỏi chốn tu hành
Chùa chiền là chốn linh thiêng. Ở đó, thầy chùa có vai trò hết sức quan trọng và nhạy cảm. Không ai khác mà chính thầy chùa là tấm gương phản chiếu hình ảnh từ bi, xỉ hả của Đức Phật. Ngoài trách nhiệm là người truyền dạy giáo lí, đạo pháp, thầy chùa còn là một công dân, luôn được tôn kính và ngưỡng mộ. Bởi vậy, ở nơi cửa Phật không có chỗ cho “sư hổ mang” nương thân!…
Phương án mà cựu Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa Nguyễn Văn Tự đưa ra cho Thích Chúc Minh là dùng Danh thắng Quốc gia “dọn cỗ” cho một vị tu hành “sư hổ mang”. Nhãn tiền cho ông Tự ở chỗ: Thích Chúc Minh nhận lời ngay trước mặt, nhưng khi ra khỏi phòng họp ông thầy tu này đã phản tặc.
Thử đặt câu hỏi: Tại sao sau kết luận của Bí thư, cả bộ máy chính quyền tỉnh Khánh Hòa và TP Nha Trang chạy đôn đáo để thực hiện, nhưng Thích Chúc Minh lại nhởn nhơ? Phải chăng Thích Chúc Minh coi Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa không ra gì? Phương án của ông Tự giao cho Thích Chúc Minh 1.200m2, sau đó Nhà nước bỏ tiền ra đầu tư xây dựng công viên (đã có dự án với vốn ngân sách hơn 6 tỉ đồng) rồi thuê lại Chúc Minh trông coi, quản lí, xử dụng (nghĩa là ngoài việc khai thác công viên, hằng tháng Minh còn được nhận một khoản tiền thuê quản lí, coi giữ của tỉnh Khánh Hòa). Nếu thực hiện phương án trên thì Thích Chúc Minh một lúc đạt 2 mục tiêu: Vừa có đất vàng để xây chùa hợp pháp, vừa thâu tóm toàn bộ Danh thắng Quốc gia Hòn Đỏ mà không tốn một xu đầu tư, lại còn được thêm tiền thuê trông coi để ăn chơi trác táng. Đây là phương án cần xem lại mục đích, ý đồ của người lãnh đạo vì thời điểm đó ông Tự chuẩn bị nghỉ hưu.
Trở lại vấn đề đang gây bức xúc dư luận: Tại sao trong giới tu hành, ở nơi cửa thiền vẫn tồn tại những “sư hổ mang”? Trách nhiệm của Hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa, Ban Tôn giáo tỉnh và các cơ quan bảo vệ pháp luật tỉnh Khánh Hòa ở đâu? Vụ việc clip về Thích Chúc Minh vừa bột phát chẳng qua là giọt nước tràn li. Hành vi xâm hại Danh thắng Quốc gia của vị sư này diễn ra hàng chục năm ở Hòn Đỏ làm cho các cấp, các ngành của tỉnh Khánh Hòa và TP Nha Trang tốn không biết bao công sức, thời gian để can thiệp; báo chí cũng tốn nhiều giấy mực để phanh phui. Nhưng không hiểu sao cứ mỗi lần sự việc sắp kết thúc, thầy trò Thích Viên Mãn chuẩn bị mang nón ra đi lại có bàn tay phù phép bề trên can thiệp, để cuối cùng phải chùn bước trước ông “sư hổ mang” Thích Chúc Minh? Tại sao trước đây, thầy chùa gây án, cơ quan bảo vệ pháp luật không vào cuộc để vạch mặt và xử lí khi người bị hại kêu cứu và báo chí lên tiếng? Hành vi đánh chú ruột của Thích Chúc Minh gây thương tích không được xử lí, vậy bình đẳng ở chỗ nào? Thích Chúc Minh lợi dụng chính sách tôn giáo của Đảng hay ai đó “mở lối” cho ông “sư hổ mang” này lợi dụng để lộng hành?
Cũng như Thích Chúc Minh, vị thầy tu Thích Thông Anh, trụ trì chùa Từ Vân hay còn gọi làchùa ốc Cam Ranh với hành vi hiếp dâm trẻ em rõ ràng đến mức người bị hại tố cáo, 4 nhà sư của chùa được Thích Thông Anh ủy quyền mang 200 triệu đồng đến gặp người bị hại để giải quyết và chính ông thầy chùa này thừa nhận đầy đủ trong một cuốn băng ghi âm dài 30 phút về hành vi hiếp dâm của ông ta. Vậy sao Công an vẫn không xem xét? Thời hiệu của một vụ án hiếp dâm là 20 năm. Thông báo trả lời đơn cho người bị hại có thời hiệu 15 ngày. Từ ngày cơ quan Công an thông báo trả lời đơn người bị hại đến nay đã 4 năm, hết thời hiệu. Điều đó là đúng. Bộ luật Tố tụng Hình sự quy định: Mọi công dân đều có quyền và trách nhiệm tố giác tội phạm và thông tin trên báo cũng được coi là một kênh tố giác tội phạm. Vậy tại sao vụ thầy tu Thích Thông Anh ở chùa Từ Vận hiếp dâm trẻ em, công dân tố giác, báo chí đăng tải rầm rộ, dư luận xôn xao… nhưng Công an không vào cuộc?
Không thể đơn giản cho qua một hành vi vừa vi phạm pháp luật, vừa vi phạm đạo giáo của một vị sư trụ trì ngôi chùa mà hằng ngày với biết bao phật tử từ mọi phương đổ về, thông qua ông này để cúng kính cầu xin Đức Phật ban phát sự an lành, cứu nhân độ thế. Không thể để cho những ông“sư hổ mang” ấy lợi dụng sự tín ngưỡng của người dân, dùng tiền chùa phục vụ cho sự ăn chơi trác táng, đi ngược lại tôn chỉ mục đích của giới Phật. Đã tu hành mà còn dâm dục. Đó là điều phỉ nhổ. Dâm dục là một trong 4 trọng giới của Ba La Di. Phạm giới này cũng coi như hạt đậu bị đem đi luộc trước khi gieo, không bao giờ mọc được. Người phạm giới Ba La Di thì không còn giới để tì kheo mà phải hoàn tục, không được sống chung với tăng đoàn.
Xuất phát từ thực tiễn nói trên, với trách nhiệm vừa là nhà báo, vừa là công dân, chúng tôi kiến nghị: Cả Thích Chúc Minh và Thích Thông Anh, trước hết Hội Phật giáo Việt Nam chỉ đạo Hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa đuổi vĩnh viễn 2 ông “sư hổ mang” này ra khỏi chùa Từ Tôn (Nha Trang)và chùa Từ Vân (Cam Ranh). Xem xét lại trách nhiệm hình sự của Thích Thông Anh, nhằm giữ nghiêm pháp luật và đạo giáo. Hội Phật giáo tỉnh Khánh Hòa cùng Ban Tôn giáo TP Nha Trang và TP Cam Ranh cần mở một đợt sinh hoạt đạo đức, phẩm hạnh cho giới tu hành trong các chùa chiền trên toàn tỉnh để tẩy rửa vết dơ của 2 ông “sư hổ mang” nhằm đem lại sự thanh tịnh, an bình, từ bi, xỉ hả chốn cửa thiền
Bài và ảnh Nguyễn Xuân
Đối tượng Quý tại cơ quan điều tra
Tại cơ quan điều tra Công an phường Đống Đa, đối tượng Ngô Văn Quý (SN 1973) khai nhận,Quý xử dụng danh thiếp giả với pháp danh Đại đức Thích Giác Toàn, tu tại Tịnh thất Pháp Nguyên, Thôn 2, Tân Thanh, Lâm Hà, Lâm Đồng để cùng với Dương Nhật Triều (SN 1976, cùng trú tại Tân Kỳ, Nghệ An) mạo danh nhà sư, lừa tiền công đức.
Triều đã nhanh chân bỏ trốn, trước khi bị lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra.
Người dân khu vực phường Đống Đa cho biết, hai đối tượng này đã quay lại đây tới lần thứ 3 trong năm 2014.
Số tiền 2 kẻ lừa đảo bị bắt quả tang
Trước đó, cùng với phương thức trên, Quý và Triều đã lừa đảo nhiều vụ tại Đà Nẵng và các tỉnh thành khác.
Công an đã thu giữ 1 xe máy, quần áo tu hành, nhiều sổ công đức, tiền quyên góp với mệnh giá khác nhau, băng đĩa về đạo phật. Ngoài ra, còn có cuốn sổ công đức ghi rõ số tiền mà Quý lừa được trong sáng ngày 18/12 là tang vật của vụ án.
Trước đó, công an cũng đã bắt nhiều vụ việc liên quan tới người giả sư, bán hương, bán bùa chú, xem tướng số, giải hạn, cúng bái cho người dân.
Lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi lừa đảo này.
Theo Vĩnh Yên - Báo GTVTĐối tượng Vũ Trường Giang |
Tác giả bài viết: thotho vu
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn