các loài ký sinh trùng nhỏ bé nhưng vô cùng nguy hiểm

Chủ nhật - 08/02/2015 08:02

các loài ký sinh trùng nhỏ bé nhưng vô cùng nguy hiểm

Tuần qua, cô Zoe Butle sống ở Nottingham đã hết sức hoảng hốt khi phát hiện trộn lẫn trong hộp cá đông lạnh của mình phần đầu của một con “bọ”. Sau khi xác định, sinh vật này được xác nhận là loài ký sinh trùng.
 

Hình ảnh cô Zoe Butle với chiếc hộp cá có chứa "vật thể lạ".
 
Theo các nhà nghiên cứu, có rất nhiều loại ký sinh trùng đang tồn tại, một số loài chỉ đơn giản cư trú trong cơ thể, số khác sẽ “ăn nhờ” vào nguồn thức ăn của vật chủ và có loài thậm chí ăn luôn “ngôi nhà” này. 
 
Hãy cùng điểm danh một số loài kí sinh nguy hiểm thích ăn bộ phận cơ thể vật chủ như vậy qua bài viết dưới đây.
 
1. Ký sinh trùng ăn lưỡi vật chủ
 
Cymothoa exigua là một loài ký sinh trùng đặc biệt, được biết đến như rận ở lưỡi cá. Có kích thước nhỏ như một con rệp và được tìm thấy nhiều ở khu vực quanh vịnh California, Cymothoa exigua khét tiếng là loài nguy hiểm, có lối sống khá kỳ dị cùng khả năng "ăn" lưỡi vật chủ - ở đây là lưỡi của chú cá xấu số.
 

Cymothoa exigua là loài sinh vật duy nhất có khả năng thay thế hoàn toàn một cơ quan của vật chủ.
 
Loài ký sinh trùng này sẽ xâm nhập vào cá thông qua mang, sau đó bám chặt vào gốc lưỡi cá, dần dần hút máu, ăn mòn và thế mình vào vị trí của lưỡi cá. 
 
Ở vị trí mới này, Cymothoa exigua có thể thỏa thích ăn hết thức ăn của cá mà không hề bị phát hiện vì chú cá tưởng rằng nó vẫn đang sử dụng cái lưỡi của mình.
 
 
Một điểm đặc biệt khác mà ít người biết đến, đó là loài Cymothoa exigua sinh ra là đực nhưng đến tuổi trưởng thành, chúng sẽ tự "chuyển giới" thành con cái. Tuy nhiên, cơ chế nào giúp loài này có thể tự chuyển giới được như vậy vẫn khiến các nhà khoa học đau đầu nghiên cứu. 
 
2. Kí sinh trùng ăn mắt
 
Dù chỉ với kích cỡ nhỏ bé chỉ 15 - 35mm, loài kí sinh trùng đơn bào Acanthamoeba có thể là kẻ thù của những tín đồ đeo kính áp tròng. 


 
Acanthamoeba là một loài vi sinh vật dễ tìm thấy trong nước máy, bụi, nước biển hoặc ngay trong phòng tắm hoặc hồ bơi của bạn. Chúng sống dựa vào cách ăn vi khuẩn - những vi khuẩn thường thấy trong kính áp tròng bẩn.
 
Đã có những ca bệnh mà nạn nhân suýt mất đi con mắt vì đeo phải kính áp tròng "cõng" theo loài kí sinh trùng nhỏ bé này. 
 
Một khi xâm nhập vào mắt, Acanthamoeba sẽ ăn xuyên giác mạc, lớp ngoài của nhãn cầu bệnh nhân, đồng thời sinh sản tại đây. Theo tính toán của các chuyên gia, chỉ trong chưa đầy một ngày đeo kính áp tròng bẩn, loại amip này đã gặm nhấm tới 70 dây thần kinh giác mạc. 
 
Hậu quả của việc tấn công này là Acanthamoeba sẽ khiến mắt người bệnh ngứa rát, mắt mờ, trong trường hợp nặng có thể bị mù. 
 
3. Ký sinh trùng ăn não
 
Là một loài sinh vật đơn bào, Naegleria fowleri được mệnh danh là “amip ăn não” bởi tác hại kinh khủng của nó một khi xâm nhập được vào trong cơ thể người.
 
Dù hiếm khi xảy ra nhưng một khi N.fowleri đã xâm nhập được vào hệ thống thần kinh, người bệnh luôn phải chuẩn bị tinh thần đón nhận cái chết.

 
Thông thường, Naegleria fowleri xâm nhập vào cơ thể chúng ta qua đường mũi. Sau đó, N.fowleri sẽ di chuyển theo các sợi thần kinh khứu giác thông qua sàn sọ để lên não. Naegleria fowleri được cho là nguyên nhân gây ra căn bệnh viêm màng não với tỉ lệ tử vong lên đến 98%.
 
Loài “amip ăn não” này sinh sôi rất nhanh. Chúng ăn các nơron thần kinh, gây cho bệnh nhân những cơn đau đầu khủng khiếp, các cơn sốt cao, chứng ảo giác và thậm chí khiến người bệnh mất khả năng kiểm soát hành vi.
 

 
Các nhà khoa học miêu tả mức độ nguy hiểm của nó là : dẫn đến cái chết nhanh chóng đến nỗi rất khó nghiên cứu chúng tại phòng thí nghiệm.
 
4. Kí sinh trùng “ăn thịt”
 
Leishmaniasis là tên của một căn bệnh gây loét thịt, gây ra bởi một loài kí sinh trùng đơn bào truyền vào cơ thể người thông qua vết cắn của con ruồi cát.
 

 
Theo ước tính, có đến 21 loại kí sinh trùng Leishmaniasis khác nhau. Chúng ảnh hưởng đến cơ thể người theo hai hướng chính: Leishmaniasis ở da và Leishmaniasis toàn thân hay ở nội tạng. 
 
Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể bị lở loét trên da, khó thở, viêm loét và bị “ăn dần” phần miệng, nướu răng, môi, lưỡi... Người bệnh cũng có thể bị tiêu chảy, nhiễm trùng ở vùng gan, lá lách, thậm chí hỏng một phần nội tạng.
 
 
Căn bệnh này khá phổ biến ở nhiều nước nhiệt đới. Một nghiên cứu cho thấy, số ca nhiễm bệnh này đang có chiều hướng gia tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho Trái đất nóng lên.
 
Nguồn: Telegraph, Medical News Today
 

 

Tác giả bài viết: Thanh Thanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Thống kê

  • Đang truy cập366
  • Hôm nay11,830
  • Tháng hiện tại278,432
  • Tổng lượt truy cập36,332,987
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây